Để điều hòa ô tô vừa mát xe lại tiết kiệm xăng, đừng bỏ qua 6 lưu ý này
Điều hòa trở thành “thần hộ mệnh” đối với người sử dụng ô tô vào những ngày hè nhưng dùng thế nào để tốt cho người dùng và xe, đồng thời tiết kiệm nhiên liệu thì không phải ai cũng biết.
Cũng như các bộ phận khác, hệ thống điều hòa ô tô sẽ phát sinh trục trặc nếu thường xuyên hoạt động với cường độ cao, không được bảo dưỡng. Vậy nên, để điều hòa hoạt động bền bỉ, ít hỏng hóc trong những ngày hè nóng nực, người dùng có thể tham khảo những lưu ý dưới đây.
Nên khởi động điều hòa sau khi xe đã lăn bánh
Ngồi vào khoang lái, việc đầu tiên mà nhiều tài xế thường làm là kích hoạt hệ thống điều hòa để làm mát. Thế nhưng việc làm này không được các chuyên gia khuyến khích bởi nó gây tốn năng lượng, vừa tạo áp cho máy đồng thời có thể làm giảm tuổi thọ hệ thống điều hòa.
Lý do là khi xe đang ở trạng thái nằm yên và đóng kín cửa, nhiệt độ trong xe vào những ngày hè thường cao hơn nhiệt độ bên ngoài. Bật ngay điều hòa sẽ khiến quá trình làm lạnh diễn ra lâu hơn, điều hòa hoạt động vất vả hơn.
Vì vậy khi vừa vào xe, tài xế nên bật quạt gió trước nếu thấy khoang xe thực sự nóng, hạ cửa kính trong khoảng 2 – 3 phút để không khí lưu thông đồng thời giải phóng nhiệt bên trong. Sau khi xe lăn bánh, lúc này mới bật điều hòa để làm lạnh.
Điều chỉnh nhiệt độ ở mức vừa phải khi mới bật điều hòa
Nhiều người thường chọn chế độ thấp nhất khi mới bật điều hòa vì nghĩ rằng sẽ nhanh mát. Thực tế, hành động này sẽ làm điều hòa hoạt động quá tải, tiêu tốn nhiều năng lượng, ảnh hưởng đến chất lượng và độ bền của hệ thống làm lạnh.
Về cơ bản, điều hòa trên ô tô cũng hoạt động tương tự điều hòa nhiệt độ trong phòng. Do đó, nên điều chỉnh chế độ ở mức vừa phải khi mới bật điều hòa, sau đó điều chỉnh dần tới mức phù hợp.
Chọn chế độ lấy gió phù hợp
Video đang HOT
Điều hòa ô tô có 2 chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài. Khi mới vào xe, bạn nên chọn chế độ lấy gió ngoài, đồng thời hạ cửa sổ xuống 1 chút. Tiếp đến đóng kín cửa, bật điều hòa kèm chế độ lấy gió trong, đặc biệt khi lưu thông tại khu vực đô thị đông đúc.
Tùy vào từng điều kiện mà bạn quyết định chọn chế độ lấy gió phù hợp. Có thể duy trì chế độ lấy gió ngoài khi đi qua khu vực có không khí trong lành hoặc khi đi đường dài. Chạy xe ở khu vực ô nhiễm, nhiều khói bụi, trời mưa hay thời tiết ẩm ướt,… thì nên chọn chế độ lấy gió trong.
Tắt điều hòa 5 – 10 phút trước khi tắt máy
Trước khi tới đích khoảng chừng 5 – 10 phút, hãy tắt điều hòa (nút AC) nhưng vẫn để gió thổi. Lợi ích đầu tiên là giúp tiết kiệm nhiên liệu mà người trong xe không quá khó chịu bởi hơi lạnh vẫn còn được duy trì. Quan trọng hơn, nhiệt độ trong xe sẽ giảm chênh lệch so với môi trường, phần nào tránh được tình trạng sốc nhiệt khi bước ra khỏi xe.
Một tác dụng nữa của việc làm này là hạn chế được hơi nước đọng trên cửa gió, qua đó tránh xe bị hôi, ẩm mốc. Đừng quên là chỉ tắt điều hòa nhưng vẫn để quạt gió thổi.
Tắt điều hòa khi đi qua vùng ngập nước
Mùa hè thường xuất hiện cơn mưa rào bất chợt làm đường bị ngập úng. Nếu buộc phải lái xe đi qua vùng ngập nước, tài xế nên tắt điều hòa và hệ thống quạt gió để đảm bảo an toàn, hạn chế rác bẩn theo nước trôi vào và mắc kẹt trong cánh quạt khoang máy. Tắt điều hòa cũng giúp giảm tải cho xe, nhờ thế hạn chế được tình trạng chết máy khi đi qua khu vực ngập.
Thường xuyên kiểm tra và vệ sinh lọc gió
Tăng cường kiểm tra và vệ sinh lọc gió trong mùa cao điểm sử dụng điều hòa. Loại bỏ lớp bụi bám ở lọc gió, giúp không khí điều hòa trong xe trở nên trong lành. Nếu quá bận rộn, bạn lưu ý đưa xe đi bảo dưỡng định kỳ đúng lịch, nhờ các chuyên viên tại gara chăm sóc và tiến hành thay thế khi cần.
Khi nào cần bảo dưỡng điều hòa ô tô?
Khi ôtô có những biểu hiện như: Bật điều hòa lâu nhưng không mát, điều hòa đang mát tự nhiên không còn hơi lạnh... bạn nên đi bảo dưỡng điều hòa.
Những biểu hiện báo hiệu ôtô cần bảo dưỡng điều hòa
Thứ nhất, ô tô đi lâu năm nhưng chưa lần nào kiểm tra hệ thống điều hòa.
Thứ hai, quạt gió kêu to nhưng không thấy gió vào, chỉ "phào phào", hơi mát kém và có thể kèm theo mùi khó chịu.
Thứ ba, xe phải nổ máy và lăn bánh 10 phút trở lên mới có hơi lạnh.
Thứ tư, điều hòa lạnh không sâu; Xe dừng hoặc chờ đèn đỏ là không có hơi mát, chỉ khi xe di chuyển mới có hơi lạnh.
Thứ năm, điều hòa bật lên mát ngay nhưng chỉ một lúc sau là hơi nóng, nếu tắt điều hòa vài phút bật lên lại có hơi lạnh và hiện tượng này xảy ra thường xuyên.
Kiểm tra và bảo dưỡng điều hòa ôtô
Kiểm tra lọc gió ôtô
Trước khi bảo dưỡng điều hòa ôtô, bạn hãy kiểm tra lọc gió. Bởi lọc gió quá bụi bẩn là nguyên nhân gây cản trở hoạt động lưu thông không khí, làm giảm hiệu năng của hệ thống điều hòa.
Hầu hết các hãng xe đều khuyến khích khách hàng nên thay lọc gió sau khoảng 2 năm sử dụng để đảm bảo cho máy lạnh xe hoạt động hiệu quả.
Cần bảo dưỡng điều hòa ô tô sau khi vận hành một thời gian dài. Đồ họa. M.H
Kiểm tra hệ thống làm lạnh ôtô
Sau khi vệ sinh sạch sẽ lọc gió mà vẫn không khiến điều hòa hoạt động tốt hơn, bạn nên kiểm tra toàn diện hệ thống làm lạnh.
Cách kiểm tra hệ thống làm lạnh rất đơn giản, bạn chỉ cần khởi động máy, giữ ga xe ở dài vòng tua khoảng 2.000 vòng/phút và bật điều hòa hết công suất trong vòng 10 phút.
Sau đó, bạn đặt một chiếc nhiệt kế vào cửa gió hoặc phía trước của điều hòa khi máy, lạnh đang hoạt động ở công suất tối đa. Nếu hệ thống điều hòa tốt nghĩa là sau vài phút, nhiệt độ ở cửa lạnh phải thấp hơn nhiệt độ môi trường ít nhất 15 độ C.
Sau 15 phút hoạt động hết công suất, nếu dưới gầm xe và đoạn đường ống dẫn gas về máy nén khô ráo, không có nước đọng thì khả năng cao là lượng gas trong hệ thống làm mát đã giảm mạnh.
Kiểm tra mắt ga
Một số phiên bản xe được lắp đặt một thiết bị gọi là "mắt ga" vào phía trong bộ lọc khô để quan sát, đánh giá tình trạng của môi chất bên trong hệ thống làm mát. Từ chiếc kính này, bạn có thể phán đoán được một số lỗi phía trong bộ lọc như:
Kính trong là lượng môi chất có thể đã cạn gần hết. Bạn cần nhanh chóng đưa xe đi bổ sung thêm môi chất.
Còn kính có bọt khí là điều hòa đang bị thiếu gas, cần phải nhanh chóng bổ sung gas hoặc nạp lại gas hoàn toàn nếu cần thiết.
Trời rét đậm nên chỉnh điều hòa ô tô ở mức bao nhiêu độ? Theo chuyên gia, nhiệt độ điều hòa trong ô tô không nên để chênh quá nhiều so với môi trường bên ngoài xe. Nếu cảm thấy bên ngoài quá lạnh, khi ngồi trong xe cũng không nên chỉnh nhiệt độ lên quá cao Trời lạnh, nhiều chủ xe hay có thói quen bật điều hòa nóng trên ô tô để làm ấm không...