Để cướp chặt tay dân, chúng tôi rất day dứt
Đó là trăn trở của Thiêu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đôc Công an TP.HCM, khi trao đổi với báo chí bên lề kỳ họp HĐND TP sáng 5-12.
Phóng viên: Tình hình tôi phạm ở TP.HCM năm nay so với năm ngoái như thê nào, thưa ông?
Thiếu tướng Phan Anh Minh: Sô lượng vụ án không tăng hơn so với năm ngoái nhưng sô vụ án nghiêm trọng tăng hơn năm ngoái. Cũng chỉ trong năm này, có môt sô vụ cướp giât được người dân tải lên Internet, sô lượng truy câp nhiêu làm dư luân bức xúc nhiêu hơn. Viêc đưa các vụ cướp giât lên Internet có dẫn đên mặt tôt và mặt không tôt. Mặt không tôt là đôi tượng cướp giât biêt tìm cách lẩn trôn, công tác truy xét gặp khó khăn hơn. Mặt tôt là khi đưa hình ảnh đó lên Internet thì người dân sẽ cảnh giác hơn.
Thiêu tướng Phan Anh Minh cho rằng dù thủ tục trình báo còn nhiêu khê nhưng không vì vậy mà nạn nhân không đi trình báo công an.
Nạn nhân nên báo ngay cho công an
. Có thực tế là người dân ghi được hình ảnh cướp giât nhưng đên công an trình báo thì ngại gặp thủ tục phức tạp nên họ chọn cách tải lên Internet như thông tin tô giác tôi phạm. Gân đây cũng đã có nhiêu vụ công an truy xét, bắt các đôi tượng từ hình ảnh trên Internet. Quan điêm của ông vê vân đê này?
Thât sự là các quy định vê thủ tục trình báo còn phiên phức nên làm người dân còn e ngại. Nhưng cứ suy nghĩ vì sự phiền phức, không hy vọng thu hôi tài sản bị cướp giât rồi không trình báo thì không được. Trong khi hô hào phải có “hiêp sĩ” đường phô, phải có nhiêu người can thiêp nhưng chính người bị xâm hại lại không có trách nhiêm, không thực hiên đây đủ nghĩa vụ của mình thì ở góc đô nào đó, vô tình đã dung túng hành vi phạm tôi, khiến cho hành vi phạm tôi đó không bị xử lý hoặc xử lý không thỏa đáng. Trên thực tế, có nhiêu vụ bắt được đôi tượng cướp giât, đôi tượng khai nhân nhưng do không xác định được người bị hại nên không xử lý hình sự được, buôc lòng phải xử lý hành chính.
Theo tôi, dù thủ tục trình báo còn nhiêu khê nhưng không vì vây mà ủng hô việc người dân không trình báo công an.
Bắt quả tang hay ngăn chặn từ đâu?
. Vậy cần có những biện pháp đặc biệt gì để ngăn chặn việc bọn cướp ra tay ngày càng tàn độc, hung hãn?
Video đang HOT
Có nhiều người đòi hỏi phải có đối sách. Tôi đọc trên báo chí có nhiều người đòi phải bắt đôi tượng khả nghi từ trong suy nghĩ. Chưa phạm tội mà bắt thì trái luât. Tôi ví dụ vụ án chém người cướp xe ở cầu Phú Mỹ. Khi phát hiên đôi tượng nghi vấn đó, nếu công an bám sát quá thì đối tượng đương nhiên không bao giờ cướp, nó sẽ quay về. Nhưng bám không sát thì hậu quả nạn nhân bị chém gần đứt tay. Đó là một chuyện rất day dứt mà chúng ta cần phải suy nghĩ.
. Có quan điêm cho rằng trong vụ việc trên thì không cân phải bắt quả tang mà nên kiêm tra hành chính đê ngăn chặn các đôi tượng này ngay từ đầu, như thế thì đã không xảy ra việc đáng tiếc. Mục tiêu ở đây không phải là tìm đủ chứng cứ đê xử mà là ngăn chặn không đê hành vi phạm tôi xảy ra, thưa ông?
Nhưng kiêm tra hành chính thì xử lý đôi tượng đó như thê nào? Hiên nay công cụ pháp luât hiên hành có cái gì đê ngăn chặn? Chưa kê viêc công an mặc thường phục đi kiêm tra người trên đường là viêc làm không phù hợp rôi. Hơn nữa, để đuổi được đôi tượng cướp giât, xe công an cũng phải thay đổi kết cấu và như thê cũng không ôn.
Cần điều tra xã hội học
. Nhiêu vụ án nghiêm trọng xảy ra ở vùng ven, nơi có nhiêu người dân nhâp cư vê TP.HCM lao đông. Ông nghĩ gì vê điều này?
Ở góc độ nào đó, chúng ta phải thừa nhận người lao động nhập cư không được hưởng thụ dịch vụ văn hóa như người dân có nơi cư trú ổn định. Bên cạnh đó, do kinh tê khó khăn, nhiêu thanh niên nông thôn vào TP không được đào tạo nghề hoặc mất việc do chuyển đổi kinh tế, họ cũng không thể trở về quê làm nông dân được nữa. Có một số vụ ghi nhận được đối tượng ngày làm công nhân tự do, ai kêu gì làm nấy, tối thì đi nhâu, khuya đi cướp.
. Theo ông, có môi liên hê nào giữa tỉ lê thât nghiêp tăng cao với tình hình tôi phạm diên biên phức tạp không?
Theo tôi, cân phải điêu tra xã hôi học rồi mới kết luận. Rõ ràng người thât nghiêp thuôc diên nguy cơ nhưng nếu coi tât cả người thât nghiêp đều thành tôi phạm là không được. Đó là bài toán mà chúng ta phải giải.
. Xin cảm ơn ông.
Theo Dantri
Đặc xá do nhà tù quá tải, không phải do cải tạo tốt
"Có những đợt đặc xá là do nhà tù quá tải chứ không phải do giáo dục tốt nên tái phạm nhiều", "Tên gọi SBC (săn bắt cướp) không còn phù hợp nên chuyển thành cảnh sát đặc nhiệm"... tướng Phan Anh Minh giải đáp nhiều câu hỏi của đại biểu HĐND thành phố.
Phiên chất vấn tại kỳ họp HĐND TPHCM thêm độ "nóng" khi có rất nhiều đại biểu đặt câu hỏi giải pháp trấn áp nạn cướp giật. Do thời lượng phiên làm việc buổi sáng kết thúc, vẫn còn 12 câu hỏi, 20 vấn đề của các đại biểu đang chờ lãnh đạo CA thành phố trả lời. Chiều 6/12, kỳ họp dành thêm 1 tiếng đồng hồ để Thiếu tướng Phan Anh Minh, Phó Giám đốc công an TPHCMđã tiếp tục trả lời chất vấn của các đại biểu.
Đặc xá vì nhà tù... hết chỗ
Thiếu tướng Phan Anh Minh quả quyết, nhìn chung, không thể có chuyện "giấu trọng án" ở các đơn vị. Ông Minh không loại trừ động cơ thành tích nhưng cũng cho rằng, trường hợp này cũng chỉ xảy ra ở nhóm trộm cắp cướp giật qua lại giữa các phường, quận, không thống kê hoặc du khách nước ngoài không nhớ địa điểm nên không trình báo được nên anh em "ém" luôn. Còn trường hợp trọng án, có tử thi, bị hại bức xúc, ít có khả năng giấu án.
PGĐ Công an TPHCM trả lời chất vấn.
Nguyên nhân phạm tội hình sự, ông Minh trả lời đại biểu Nguyễn Quý Hòa, theo thống kê hơn 150 đối tượng phạm tội hình sự bị bắt trong tháng 11 vừa qua. Trong đó có 49% tội phạm là người thất nghiệp, hơn 50% khác là lao động tự do, không ổn định, thu nhập. Trước đây, cướp giật có 30% liên quan đến ma túy, tỷ lệ đến nay đã lên mức 46%. 24% đối tượng phạm tội có tiền án tiền sự, 41,13% đang bị truy nã.
Phó GĐ CA thành phố "tố" thêm chuyện nghịch lý, ít năm trước, thành phố hô hào bắt tội phạm nhưng sau đó, một năm lại phải đặc xá 1-2 lần vì trại giam quá tải chứ không phải do phạm nhân cải tạo tốt. Hai năm gần đây, tình hình có cải thiện hơn nhưng đó vẫn là vấn đề bức xúc của ngành.
Công tác đấu tranh với tội phạm, ông Minh cũng phân trần khó khăn vì tính chất giao thoa tội phạm lớn, cần các tỉnh phối hợp kịp thời hơn. Ngoài ra còn vấn đề đối tượng tiêu thụ tài sản do phạm tội quá dễ. Hiện các loại tài sản dễ bị chiếm đoạt và tiêu thụ là xe gắn máy, điện thoại di động, laptop, nữ trang. "Trộm đột nhập 1h sáng, cướp 6 xe, thì 6h sáng chặn bắt xe đã tới An Giang, suýt qua Campuchia" - tướng Minh dẫn chứng một vụ việc cụ thể.
Trong khi đó, thách thức lớn đặt ra với lực lượng CA thành phố khi không được tăng biên chế. Toàn ngành đã cố gắng nỗ lực, nhìn thẳng vào thách thức, động viên anh em nỗ lực, không nên hứa hẹn gì trước.
Cảnh sát đặc nhiệm thành phố tương tự 141 tại Hà Nội
Hàng loạt vụ cướp táo tợn gây bất an lòng dân xảy ra trên địa bàn thành phố gần đây.
Phó GĐ CA thành phố trình bày, SBC là mô hình hoạt động hiệu quả, được báo chí ca tụng, nằm trorng lòng dân. Ông Minh khẳng định, khi thành lập lực lượng hình sự đặc nhiệm, lãnh đạo CA thành phố trực tiếp gặp ông Lý Đại Bàng và các cựu chiến sỹ SBC, trao đổi một số điểm hạn chế của lực lượng này, cần thay cần đổi cho phù hợp tình hình hiện tại. Theo đó, quan điểm xác định của CA thành phố, cướp cũng là người nên không thể săn bắt.
Lực lượng hình sự đặc nhiệm hiện đã kế thừa mô hình SBC, có cải tiến, thay đổi cho phù hợp. Ông Minh "trấn an" các đại biểu HĐND thành phố, không lo lắng là hiệu quả hoạt động của lực lượng hình sự đặc nhiệm thua SBC.
Ông Minh phân tích: "Chúng tôi đã nghiên cứu, kế thừa mô hình lực lượng phản ứng nhanh 141 của Hà Nội. Hà Nội có quá nhiều "đầu gấu", hành vi ngênh ngang, thách thức như kiểu có nón bảo hiểm mà không đội, qua mặt công an, bị bắt lại xưng là con ông cháu cha. TPHCM chưa đến mức đó nên hướng đối phó là thông tin nhanh. Cảnh sát đặc nhiệm phát hiện trên camera hành vi vi phạm thì báo CSGT kiểm tra xe là ổn, không cần 2-3 lực lượng cùng ùa vào trấn áp".
Đối với lực lượng CSGT, ông Minh khẳng định Ban Giám đốc CA thành phố vẫn xác định đây là lực lượng "nóng", là bộ mặt của ngành. Vừa qua, CA thành phố đã triển khai những biện pháp chặt chẽ để quản lý như "cấm" mang tiền quá 100.000đ khi thi hành nhiệm vụ. Kiểm tra tất cả tiền bạc trong người CSGT, nếu có trên 100.000 đồng mà không được niêm phong, sẽ bị xem là tiền tiêu cực và bị xử lý. Tuy nhiên, tướng Minh cũng thừa nhận, việc thanh tra, kiểm tra hiện chưa phủ kín.
Rất nhiều chất vấn về nạn cướp giật.
Hỗ trợ Phó GĐ CA thành phố trong nội dung chất vấn này, PCT UBND Lê Minh Trí khẳng định, vấn đề dân chúng lo lắng bất an, lòng tin của người dân giảm sút, phải quan tâm, có trách nhiệm giải quyết đến nơi đến chốn. TPHCM là trung tâm kinh tế lớn, với hơn 10 triệu người, trong đó 8 triệu người có hộ khẩu, còn lại là người nhập cư. Ngoài ra còn hơn 80.000 người nước ngoài học tập, làm việc. Vì tính chất phức tạp, nạn cướp giật trên địa bàn thành phố vừa qua có xu hướng gia tăng mạnh.
Hiện thành phố cũng có trên 10.000 người nghiện hồi gia nhưng quản lý rất khó. Tỉ lệ người hồi gia ở lại thành phố chiếm 50%, còn lại là đi chỗ khác. Ma túy tổng hợp phát hiện rất khó, sơ đồ điều trị phát họa để cắt cơn cũng không đơn giản.
Để giải quyết tốt tình hình an ninh trật tự, trước hết, vẫn phải theo bài học truyền thống của chương trình 3 giảm là huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn dân trong phòng chống tội phạm, đặc biệt ma túy. Không thể giao hết trách nhiệm cho lực lượng công an.
Ông Trí khẳng định, làm việc với Bộ trưởng Bộ công an Trần Đại Quang 2 ngày trước, lãnh đạo thành phố đã nêu nhận định, TPHCM bình yên được như hiện nay là do nỗ lực rất lớn của công an và cả hệ thống chính trị. Vì vậy, cần tiếp tục xây dựng hình ảnh người công an gần dân để dân tin, dân mới ủng hộ công tác phòng chống tội phạm.
Theo Dantri
Báo động gia tăng nhiều loại tội phạm nguy hiểm Tình hình tội phạm trên địa bàn Đà Nẵng diễn biến phức tạp, trong đó nổi lên là hoạt động của các băng nhóm đòi nợ thuê dẫn tới hành vi bắt giữ người trái pháp luật, cố ý gây thương tích, cưỡng đoạt tài sản... Bà Lương Nguyệt Thu - Trưởng Ban pháp chế HĐND TP Đà Nẵng - báo cáo về...