Dễ cưới cũng dễ bỏ
Khi kết hôn sớm, các bạn trẻ chưa đủ lớn về tâm sinh lý, chưa bảo đảm được kinh tế dẫn đến thiếu kỹ năng bảo vệ hôn nhân.
“Thời xưa, cuộc sống khó khăn, đám cưới tổ chức đơn sơ nhưng gia đình êm ấm, ít người ly hôn. Ngày nay, cuộc sống sung túc hơn, nhiều cặp tổ chức đám cưới rình rang, đãi cả trăm bàn, đi tận nước ngoài hưởng tuần trăng mật nhưng lại ly hôn nhanh đến chóng mặt”. Bà Trần Ngọc Hòa – cán bộ hưu trí tại phường 10, quận Phú Nhuận, TP HCM – nhận xét như vậy.
Bỏ nhau chớp nhoáng
Bà Hòa đã từng chứng kiến nhiều cuộc ly hôn nhanh chóng. Song, có lẽ cặp đôi H. và N., con của một người bạn đồng hương, làm bà ấn tượng nhất bởi ly hôn “chớp nhoáng” chỉ sau 1 tuần kết hôn.Bà Hòa kể H. (23 tuổi) và N. (21 tuổi) quen nhau qua mạng, yêu nhau gần 1 năm thì tổ chức cưới. Gia đình 2 bên không khá giả mấy nên chỉ hỗ trợ một ít, còn lại mọi khoản chi cho đám cưới đều do H. vay nóng của bạn bè. Không hiểu tính toán thế nào mà sau đám cưới, số tiền H. nợ lên đến 60 triệu đồng. H. bàn với vợ bán hết nữ trang cưới mà gia đình và họ hàng cho để trả nợ nhưng N. cương quyết không chịu.
Áp lực trả nợ khiến những cuộc cãi vã giữa vợ chồng họ xảy ra liên tục. Trong lúc cãi vã, H. tức giận buột miệng đòi ly hôn. Không ngờ, N. xách vali về nhà bố mẹ đẻ. Được thể, H. tuyên bố bỏ vợ vì 2 bên chưa kịp đăng ký kết hôn. Sau khi chia tay, H. phải rao bán từng món đồ mới sắm như giường, tủ, bếp gas, tivi… để trả nợ.
Trong một lần đến TAND quận Tân Bình, TP HCM, tôi thấy một phụ nữ trẻ mang bầu thập thò trước cửa. Hỏi thăm, tôi mới biết cô đến tòa tìm hiểu thủ tục ly hôn.Người phụ nữ trẻ tên P., 20 tuổi.
Giới trẻ đang trở nên dễ dãi hơn với khái niệm kết hôn, gia đình (Ảnh minh họa)
Chưa đầy 1 năm trước, P. quen và kết hôn với một chàng trai cùng quê Thanh Hóa. Cùng là người làng với nhau, biết rõ hoàn cảnh gia đình nên từ khi họ yêu đến lúc kết hôn chỉ vỏn vẹn 3 tháng. Ngay sau khi kết hôn, P. cấn bầu. Trước khi kết hôn, thấy người yêu hay tụ tập bạn bè, P. nghĩ chắc cưới rồi sẽ thay đổi. Tuy nhiên, khi cưới rồi, chồng P. vẫn suốt ngày mải chơi, không chịu làm ăn, trong khi cô ngày ngày tối mặt tối mũi làm việc để kiếm tiền ăn, tiền tiêu, tiền thuê nhà. Thế là “chiến tranh” diễn ra triền miên. “Em hết chịu nổi rồi, phải ly dị thôi” – P. buồn bã.
Video đang HOT
Giá trị gia đình bị xem nhẹ?
Nói về nguyên nhân ly hôn ở giới trẻ gia tăng, bà Tô Thị Hiền, chuyên viên tư vấn tâm lý tổng đài 1088, cho rằng khi kết hôn sớm, các bạn trẻ chưa đủ lớn về tâm sinh lý, chưa bảo đảm được kinh tế, dẫn đến thiếu kỹ năng bảo vệ hôn nhân. Trong 1-2 năm đầu hôn nhân thường dễ xảy ra tình trạng ly hôn nhất bởi 2 con người rất khác biệt, khi về chung sống chắc chắn không tránh khỏi những va chạm, bất đồng.
Mặt khác, so với các thế hệ trước, sự nhẫn nhịn, cam chịu của nhiều phụ nữ trẻ bây giờ đã giảm khá nhiều. Hơn nữa, họ tự chủ về kinh tế và ý thức được quyền cá nhân nên khi mọi thứ vượt qua sức chịu đựng thì sẵn sàng ly hôn. Một lý do khác khá quan trọng là ý thức xây dựng gia đình của các bạn trẻ khá hời hợt, không còn coi trọng mái ấm gia đình như ngày xưa.Theo bà Nguyễn Bích Thủy – Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ tổ 110, phường 12, quận Gò Vấp, TP HCM – một nguyên nhân khác dẫn đến ly hôn trong giới trẻ tăng là tuy xã hội thay đổi nhưng tính gia trưởng ở nam giới vẫn còn. Vì thế, sự chia sẻ công việc gia đình ở nam giới chưa đáp ứng kỳ vọng của chị em. Ngày trước, ít ai nghĩ đến chuyện ly hôn vì sợ mang tiếng nhưng quan niệm bây giờ thoáng hơn nên sau ly hôn, cả 2 người đều dễ dàng tìm được bến đỗ mới.
Theo VNE
Bộ GDĐT: Cần tổ chức giờ học phù hợp tâm sinh lý HS
Chia sẻ nỗi lo lắng của cha mẹ học sinh về tình trạng "học sinh thiếu ngủ, do phải đi học sớm", ông Nguyễn Đức Hữu, Phó vụ trưởng Vụ GD tiểu học- Bộ GD-ĐT khẳng định các địa phương phải ấn định giờ học phù hợp đặc điểm vùng miền và tâm sinh lý HS.
Những cái ngáp dài vì ngủ chưa đủ - Ảnh: Minh Đức
Ông Nguyễn Đức Hữu cho biết:
- Khi Tuổi Trẻ đăng bài và diễn đàn về vấn đề trẻ phải đi học sớm, nên thiếu ngủ, đặc biệt có nhắc tới trường hợp của học sinh tại TP.Hồ Chí Minh, chúng tôi đã kiểm tra thông tin từ một số sở GD-ĐT và trao đổi cụ thể về việc này với sở GD-ĐT TP.Hồ Chí Minh.
Theo thông tin của sở GD-ĐT TP.HCM cung cấp, hiện những trường tiểu học trên địa bàn này vào học sớm nhất là 7 giờ- 7g30 phút. Giờ này ở khu vực phía Nam (không có mùa đông) thì không phải quá sớm trong điều kiện học sinh được học ở trường gần nhà và các bậc cha mẹ học sinh bố trí thời gian biểu hợp lý để trẻ có thể ngủ đủ giấc.
Nhưng theo ghi nhận của Tuổi Trẻ và phản ánh của nhiều bậc phụ huynh thì tình trạng trẻ em thiếu ngủ, ngủ gật trên đường tới trường, ngủ gật trong giờ học vẫn phổ biến. Quy định 7g học nhưng trẻ phải tới trường trước 15 phút, và để tới trường, trẻ phải dậy từ 6g, thậm chí dậy sớm hơn nữa.
Khi kiểm tra thực tế, chúng tôi thấy có một số phụ huynh kết hợp đưa con tới trường rồi đi làm luôn, do vậy dễ dẫn đến tình trạng học sinh phải dậy sớm để theo bố mẹ đến trường trước khi bố mẹ tới công sở, nơi làm việc.
Ngoài ra có nhiều gia đình tự nguyện xin cho con em mình vào học các trường dân lập, trường quốc tế, những trường này thường tổ chức đưa đón học sinh bằng ô tô, ăn sáng tại trường, do đó một số học sinh ở xa trường có thể phải đón xe đi học sớm.
Cũng có những học sinh không học ở trường gần nhà mà học ở trường cách xa nhà, do bố mẹ muốn tiện đường đi làm hoặc bố mẹ muốn chọn cho con trường tốt hơn...Tất cả những lý do trên đều dẫn tới việc trẻ phải dậy quá sớm.
Những việc này không hoàn toàn đổ lỗi cho nhà trường được mà các bậc cha mẹ học sinh cũng có phần trách nhiệm.
* Như vậy, theo ông việc này các bậc phụ huynh là người cần thu xếp là chính?
- Ông Nguyễn Đức Hữu: Trước hết, cơ quan quản lí trực tiếp phải có trách nhiệm hướng dẫn các nhà trường căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương (điều kiện về địa lý, tự nhiên, thời tiết tùy theo mùa, điều kiện sinh hoạt, làm việc chung của các khu vực dân cư) và tâm sinh lí học sinh mỗi lớp, cấp học, để tổ chức giờ học một cách hợp lí.
Nhưng các bậc cha mẹ học sinh cũng nên cân nhắc, lựa chọn những trường cho con em mình vào học tại nơi cư trú. Hiện nay, hầu hết các xã, phường đều có trường tiểu học.
Các trường công lập có trách nhiệm phải nhận học sinh trong độ tuổi trên địa bàn vào học. Thay vào việc phải đi tới trường trong khoảng thời gian 20-30 phút, thậm chí cả tiếng đồng hồ thì trẻ có thể chỉ cần 5- 10 phút để tới trường. Như thế các em có thêm giờ ngủ, giờ nghỉ ngơi.
Nhiều trẻ ở thành phố có thói quen ngủ muộn nhưng bố mẹ không nghiêm khắc nhắc nhở con đi ngủ đúng giờ, việc này các bậc cha mẹ cũng cần thu xếp để trẻ có một thời gian biểu hợp lý, đảm bảo các em được ngủ đủ giấc.
* Bộ GD-ĐT có quy định gì liên quan tới việc ấn định giờ học cho học sinh không? Theo ông, giờ học nên bắt đầu sớm nhất từ mấy giờ là hợp lý cho số đông học sinh, tạm loại trừ những trường hợp cá biệt?
- Ông Nguyễn Đức Hữu: Từ nhiều năm nay, kể cả thời gian năm học, trong đó có ngày tựu trường, ngày kết thúc năm học, Bộ GD-ĐT đều giao chủ động cho các địa phương. Vì giữa miền xuôi và miền núi, giữa Nam và Bắc có những đặc thù khác nhau, việc quy định cứng trên toàn quốc là không hợp lý. Các địa phương phải quyết định khung thời gian năm học, trong đó có cả giờ học. Trong khung thời gian đó, các trường có thể ấn định thời gian cụ thể đảm bảo các yếu tố như đã nêu ở trên.
* Theo phản ánh của nhiều phụ huynh thì sở dĩ trẻ thiếu ngủ mà phụ huynh không thể thu xếp cho con ngủ sớm hơn vì các cháu phải làm bài tập quá nhiều vào buổi tối. Một số nhà trường cũng giải thích việc ấn định giờ học sớm để đảm bảo phân phối chương trình. Ngoài ra có nhiều học sinh tiểu học hết giờ chính khóa phải học thêm nên ít giờ nghỉ ngơi. Ông có ý kiến gì về việc này?
- Ông Nguyễn Đức Hữu: Theo quy định của Bộ GD-ĐT và hướng dẫn của Vụ GD tiểu học thì các trường tiểu học đã tổ chức học 2 buổi/ngày không được phép ra bài tập cho học sinh về nhà. Nếu trường nào vẫn giao bài tập tới mức học sinh phải học khuya là sai, cơ quan GD các địa phương cần kiểm tra, xử lý.
Các cơ sở GD cần nghiêm túc thực hiện quy định của Bộ GD-ĐT. Bộ GD-ĐT cũng quy định nơi dạy học 2 buổi/ngày tối đa không quá 7 tiết/ngày, nơi tổ chức dạy học 1 buổi thì tối đa không quá 5 tiết/buổi. Mỗi tiết học không quá 35 phút. Với thời lượng tối đa này thì không nhất thiết phải tổ chức giờ học quá sớm.
Các bậc phụ huynh không nên bắt con em mình phải đi học thêm vào các buổi tối vì hiện nay, cùng với việc đổi mới phương pháp, đổi mới cách thức tổ chức lớp học, giảm tải nội dung, cấp tiểu học đang triển khai đổi mới cách đánh giá sao cho nhẹ nhàng, động viên khuyến khích được sự cố gắng của mỗi học sinh, trong đó có việc không cho điểm trong quá trình đánh giá thường xuyên để tránh áp lực cho học sinh mà thay vào đó là những nhận xét nhằm giúp các em tiến bộ từng ngày.
* Theo ông trẻ thiếu ngủ, ảnh hưởng thế nào tới chất lượng học tập?
- Đương nhiên thiếu ngủ sẽ khiến trẻ giảm khả năng tập trung, khó có thể tiếp thu bài học tốt. Về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, khiến trẻ bị căng thẳng, sợ học.
Theo TNO
Xem cảnh nóng sẽ dậy thì sớm? Dậy thì sớm (DTS) được xem là một trong những "căn bệnh thời đại". Có nhiều nguyên nhân gây ra căn bệnh này. Đầu tiên là do tự thân cơ thể bé gái có những rối loạn về mặt sinh dục. Kế đến là điều kiện ngoại cảnh, mà phim ảnh là tác nhân đáng sợ nhất. Các cảnh "nóng" trong những bộ...