Đề cử Phong Nha – Kẻ Bàng thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới
Phong Nha – Kẻ Bàng ở Quảng Bình không chỉ là một di sản thiên nhiên của Việt Nam mà còn là của toàn nhân loại.
Nếu trở thành ‘Khu dự trữ sinh quyển thế giới’ sẽ giúp nâng cao nhận thức toàn cầu về tầm quan trọng của việc bảo tồn các giá trị tự nhiên này.
Vùng đệm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng ở xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch – Ảnh Oxalis
Ngày 26-9, ông Phạm Hồng Thái, Giám đốc Ban quản lý Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), cho biết vừa tổ chức cuộc họp với Cục Bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học (Bộ Tài nguyên – Môi trường) cùng các sở, ngành, đơn vị liên quan để xây dựng hồ sơ đề cử Phong Nha – Kẻ Bàng thành Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Theo đó, phạm vi khảo sát lập Khu dự trữ sinh quyển thế giới Phong Nha – Kẻ Bàng có diện tích 484.326ha, dân số 133.642 người. Trong đó, vùng lõi khu dự trữ sinh quyển được lấy theo ranh giới vùng lõi VQG Phong Nha – Kẻ Bàng và khu di sản VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, thuộc địa phận 2 huyện, 7 xã/thị trấn, diện tích 123.326ha.
Vùng đệm được lấy theo ranh giới vùng đệm VQG Phong Nha – Kẻ Bàng thuộc địa phận 3 huyện, 13 xã/thị trấn, diện tích là 220.000ha; vùng chuyển tiếp nằm trên địa phận 6 huyện/thị xã, 18 xã/thị trấn, diện tích 141.000ha.
Quần thể Bách xanh đá ở VQG Phong Nha – Kẻ Bàng được xác định có trên 500 năm tuổi, luôn được bảo vệ nghiêm ngặt
Để được đề cử Khu dự trữ sinh quyển thế giới, cần đạt được 7 tiêu chí bao gồm: Có đại diện đa dạng các hệ sinh thái của những khu vực địa lý sinh vật chính, bao gồm cả những giai đoạn phát triển có sự tác động của con người; có giá trị bảo tồn đa dạng sinh học cao; có thể thực hiện phát triển theo hướng bền vững; có diện tích thích hợp để đáp ứng được ba chức năng của khu dự trữ sinh quyển… và cơ chế thực hiện việc quản lý và bảo tồn được UNESCO chấp nhận.
Hiện trên thế giới có 738 khu dự trữ sinh quyển tại 134 quốc gia; bao gồm 22 khu dự trữ sinh quyển thế giới xuyên biên giới đã được công nhận. Tại Việt Nam có 11 khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Theo ông Phạm Hồng Thái, Phong Nha – Kẻ Bàng nếu được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới sẽ đóng góp phần vào việc bảo tồn đa dạng cảnh quan, hệ sinh thái, loài và nguồn gen; thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa và con người một cách bền vững về các mặt văn hóa, xã hội và sinh thái; hỗ trợ các chương trình trình diễn, hoạt động giáo dục và tập huấn về môi trường, nghiên cứu và giám sát liên quan đến vấn đề bảo tồn và phát triển bền vững ở cấp địa phương, quốc gia và toàn cầu.
Sơn Đoòng lọt TOP 9 hang động ngoạn mục nhất thế giới
Tờ Business Insider lựa chọn danh sách 9 hang động ngoạn mục nhất thế giới mà du khách không thể bỏ qua.
Video đang HOT
Trong đó, có hang Sơn Đoòng ở Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng của Việt Nam.
Theo đó, Business Insider miêu tả hang Sơn Đoòng với chiều cao đủ để chứa một tòa cao ốc 40 tầng, có kích thước lớn đến mức chiếc Boeing 747 cũng có thể dễ dàng bay qua.
Sơn Đòong được đánh giá là hang động lớn nhất thế giới. (Ảnh: Oxalis)
Sơn Đòong nằm trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng và được đánh giá là hang động lớn nhất thế giới. Nơi đây có hệ thống sinh quyển riêng, với các đám mây và rừng cây ở khu hố sụt.
Sơn Đòong nằm trong quần thể hang động Phong Nha - Kẻ Bàng. (Ảnh: Shutterstock/Mark and Anna Wilson)
Ngoài ra, trong danh sách 9 hang động ngoạn mục nhất thế giới còn có
Hang băng Mendenhall, Alaska, Mỹ
|
Ảnh: Shutterstock/Sean Lema
Hang Mendenhall nằm dưới dòng sông băng cùng tên dài 21 km. Khung cảnh siêu thực này sẽ không tồn tại mãi do hiện tượng nóng lên toàn cầu.
Hang Blue, Capri, Italia
Ảnh: Flickr/Julian Peter
Hang biển nhỏ bé trên đảo Capri này là một trong những điểm tham quan nổi tiếng nhất Italy. Ánh sáng lọt vào hang động khiến nước có màu xanh huyền ảo.
Hang Waitomo, New Zealand
Ảnh: Flickr/2il org
Hang Waitomo giống như bầu trời đầy những ngôi sao xanh lấp lánh, nhờ hàng trăm nghìn con đom đóm.
Hang Swallows, Aquismon, Mexico
|
Ảnh: Shutterstock/vitmark
Thoạt nhìn, hang động này như một hố rộng 36m trên mặt đất. Độ sâu 365m khiến đây không chỉ là điểm nhảy dù tự do nổi tiếng mà còn là hố sâu thứ 2 Mexico.
Hang Fingal, Scotland
Ảnh: Flickr/Rosa Menkman
Những cột đá basalt độc đáo khiến hang động này giống như một địa điểm trong truyện cổ tích. Kỳ quan thiên nhiên này đã khiến du khách ngỡ ngàng suốt nhiều thế kỷ.
Hang Benagil, Algarve, Bồ Đào Nha
Ảnh: Shutterstock/S.Gruene
Hang động kỳ lạ này ở bờ biển Algarve của Bồ Đào Nha. Với mái vòm tự nhiên lộng lẫy, ánh mặt trời phản chiếu lên tường đá, rọi xuống khiến mặt nước có màu xanh huyền ảo.
Hang Postojnska, Slovenia
Ảnh: Flickr/Shadowgate
Hệ thống hang động Postojnska dài hơn 24km, với các cột đá và thạch nhũ tuyệt đẹp.
Hang Deer, Sarawak, Malaysia
|
Ảnh: Shutterstock/Nora Yusuf
Deer - hang có cửa vào lớn nhất thế giới, với khung cảnh như trong phim Avatar. Phần phía trong hang cao tới 122m, với đủ loại thực vật và khối đá có hình thù kỳ dị.
Trải nghiệm 'xanh - sạch lành' giữa vườn Quốc Gia Phong Nha- Kẻ Bàng Đến Ozo Park du khách cảm nhận được những giá trị mà thiên nhiên mang lại, điều này khác biệt hoàn toàn với những nơi đã bị thương mại hóa, bê tông hóa bất chấp mọi thứ để hút dòng khách đại trà. Công viên Ozo (Ozo Park) nằm trong quần thể rừng nguyên sinh thuộc Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ...