Để con trai sử dụng điện thoại đến nửa đêm và hậu quả khiến bố mẹ chết điếng
Khi bố mẹ của Tiểu Triệu đến trường, tình hình ngày càng tệ hơn. Cơ thể của Tiểu Triệu gần như tê liệt, cậu bé đứng không vững, không có phản ứng khi được gọi tên, gương mặt liên tục co giật.
Tiểu Triệu (13 tuổi) sống tại Chiết Giang, Trung Quốc có thành tích học tập xếp trong top đầu của lớp. Bố mẹ Tiểu Triệu do bận công việc không có thời gian dành cho con, nên đã mua tặng cậu bé 1 chiếc điện thoại.
Kể từ ngày có điện thoại, Tiểu Triệu thường chơi game cho đến khuya. 1 tháng trước, bố mẹ của Tiểu Triệu nhận được thông báo khẩn cấp của trường: “Tiểu Triệu gần như phát điên, cậu bé liên tục đập đầu vào tường, thầy cô và bạn bè không thể ngăn cản hành vi mất kiểm soát của cậu bé!”.
Khi bố mẹ của Tiểu Triệu đến trường, tình hình ngày càng tệ hơn. Cơ thể của Tiểu Triệu gần như tê liệt, cậu bé đứng không vững, không có phản ứng khi được gọi tên, gương mặt liên tục co giật.
Bố mẹ lập tức đưa Tiểu Triệu nhập viện, sau 28 ngày tình trạng của cậu bé càng trở nên nghiêm trọng. Tiểu Triệu dường như biến thành trẻ sơ sinh, cậu bé không thể nói, không thể đi đứng, không thể tự chăm sóc bản thân. Tiểu Triệu được chuyển từ khoa nhi, đến khoa nội thần kinh, khoa thấp khớp nhưng bệnh tình vẫn không cải thiện.
Video đang HOT
Một người quen đã đề nghị bố mẹ của Tiểu Triệu đưa cậu bé đến bệnh viện Taizhou No.2 People’s Hospital khám. Bác sĩ Trần Văn Bân, khoa Lão khoa, đã tiến hành khám cho Tiểu Triệu khi cậu bé đang ngồi trên xe lăn. Tiểu Triệu được chẩn đoán mắc bệnh viêm não tự miễn khiến não bị tổn thương.
Sau khi Tiểu Triệu được cho sử dụng thuốc, tình hình của cậu bé đã có cải thiện. Gương mặt của Tiểu Triệu không còn co giật, có phản ứng khi nói chuyện. Đến ngày thứ 4, cậu bé đã có thể nhận ra bố mẹ của mình. Sau 12 ngày điều trị, bệnh tình của Tiểu Triệu đã chuyển biến tốt và có thể xuất viện.
Bác sĩ Trần Văn Bân cảnh báo: “Trường hợp của Tiểu Triệu là do sử dụng điện thoại đến nửa đêm trong khoảng thời gian dài, cộng thêm nghỉ ngơi không điều độ gây ra vấn đề bất thường ở hệ thống miễn dịch. Các bậc cha mẹ cần nghiêm khắc kiểm soát thời gian trẻ sử dùng điện thoại để bảo vệ sức khỏe của trẻ”.
Bệnh viêm não tự miễn là gì?
Viêm não tự miễn là tự cơ thể sinh ra kháng thể, chúng gắn kết vô các thụ thể của tế bào thần kinh gây ra bệnh viêm não.
Y học chỉ ra rằng, chỉ khoảng 40% ca viêm não tìm được tác nhân gây bệnh là do nhiễm trùng. Có 10 – 20% viêm não do virus Herpes simplex gây ra nhưng nếu nhập viện sớm trong vòng 24 giờ đầu thì khả năng khỏi bệnh hoàn toàn rất cao.
Còn hơn 20% ca bệnh dù không có thuốc đặc trị nhưng ít nhất cũng biết tác nhân gây bệnh. Đáng lo là hơn 60% ca bị viêm não bế tắc không tìm được tác nhân gây bệnh.
Với các trường hợp viêm não không rõ nguyên nhân thường chỉ được điều trị triệu chứng. Bệnh nhân co giật thì sử dụng thuốc chống co giật, bị suy hô hấp thì dùng máy thở… Người bệnh phải nằm điều trị dai dẳng nhiều tháng và để lại nhiều di chứng nguy hiểm.
Theo Ettoday/Helino
Bệnh nhân viêm não bị 'chuyển nhầm' vào bệnh viện tâm thần
Mất trí nhớ, nói nhảm với nhiều hành vi khác thường, nữ bệnh nhân được gia đình đưa vào bệnh viện tâm thần điều trị. Sau sàng lọc bệnh, bác sĩ loại trừ bệnh lý tâm thần. Khi được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, bệnh nhân đã rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch.
Đó là trường hợp của bệnh nhân Nguyễn Thị Thúy H. (31 tuổi, ngụ tại Long An) hiện đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, TPHCM. Thông tin từ mẹ bệnh nhân cho hay, sau khi lập gia đình, sinh con đầu lòng được 7 tháng, thời gian gần đây chị Thúy H. thường than đau đầu, mệt. Gia đình đã đưa đi khám bác sĩ tư, mua thuốc về cho uống nhưng tình trạng của chị Thúy H. ngày càng nặng thêm.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Th. cho biết: "Con gái tôi hay cười nói một mình, lúc nhớ lúc quên, có khi hỏi tôi "bà là ai" hoặc hỏi con của nó "đứa bé này là" con nhà nào. Nhiều lúc nó cười phá lên rồi lại ôm đầu kêu đau, khóc... Gia đình đưa đến phòng mạch của bác sĩ khám, lấy thuốc uống nhiều lần nhưng không hết. Có người trong xóm bảo con tôi bị bệnh tâm thần rồi mách nên đưa đến Bệnh viên Tâm Thần Biên Hòa, Đồng Nai điều trị. Thấy biểu hiện của Thúy H. cũng như người điên nên gia đình sắp xếp đưa đi".
Sau khi được chuyển đến Bệnh viện Tâm thần, tình trạng sức khỏe của người bệnh diễn tiến xấu, tri giác lơ mơ. Các bác sĩ tiến hành thăm khám, thực hiện xác xét nghiệm sàng lọc bệnh thì loại trừ bệnh lý tâm thần mà nghi ngờ bệnh nhân mắc viêm não. Ngay sau đó, người bệnh được chuyển lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, TPHCM.
Tại đây, qua xét nghiệm dịch não tủy, các bác sĩ xác định chị Thúy H. mắc bệnh viêm não tự miễn. Hiện bệnh nhân đang trong tình trạng hôn mê, phải thở máy, các bác sĩ đang tiến hành điều trị nội khoa tích cực cho người bệnh, dự kiến việc điều trị sẽ kéo dài, song tiên lượng điều trị vẫn chưa thể nói trước được điều gì.
Bệnh viêm não tự miễn là tình trạng tự cơ thể sinh ra kháng thể, những kháng thể này gắn kết vô các thụ thể của tế bào thần kinh gây ra viêm não. Viêm não tự miễn là bệnh ít gặp, khó xác định được nguyên nhân gây bệnh. Những biểu hiện của bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh lý tâm thần nên người bệnh đối mặt với các nguy cơ phát hiện muộn, diễn tiến bệnh nặng.
Từ trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo, cộng đồng khi thấy người bệnh có các biểu hiện nói nhảm, chân tay vận động mất kiểm soát, hay bồn chồn, lo âu, tự nhai hàm răng trong vô thức, sốt hoặc có thể không sốt (trong thời gian đầu), gia đình cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được chẩn đoán điều trị kịp thời.
Với những người làm công tác chuyên môn cần lưu ý những triệu chứng bất thường về tâm thần, hành vi hoặc rối loạn chức năng nhận thức, rối loạn chức năng nói, rối loạn vận động, co cứng hoặc tư thế bất thường, rối loạn thần kinh thực vật hoặc rối loạn nhịp thở... cần nghĩ ngay đến viêm não tự miễn để thực hiện các biện pháp chẩn đoán, điều trị, tránh nguy hiểm cho người bệnh.
Theo Dân Trí
Các lỗi vi phạm nào của xe máy được nộp phạt trực tiếp? Không đội mũ bảo hiểm, bấm còi liên tục trong đô thị, dùng điện thoại di động,... là các lỗi vi phạm có thể nộp phạt trực tiếp. Xe máy, xe đạp điện, mô tô có các lỗi vi phạm sau đây sẽ có mức phạt từ 100.000 - 200.000 đồng. - Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu,...