Để chúng tôi không còn cô đơn
“Con còn nhỏ vẫn còn hy vọng, cứ tiếp tục đau buồn cũng chẳng ích gì”. Sự cương quyết, cứng rắn của người phụ nữ cuối cùng đã cứu chị.
“Có lúc tôi đã muốn nghĩ đến cái chết” – Ảnh minh họa
Người phụ nữ 35 tuổi ngồi trước mặt phóng viên luôn miệng tươi cười, nói năng hoạt bát. Vẻ tươi tắn toát ra từ bên trong đó của chị không thua kém bất cứ người phụ nữ cùng trang lứa nào. Chỉ đến khi căn bệnh tự kỷ ập lên đầu cậu con trai 3 tuổi rưỡi của chị, sự lo lắng không giấu nổi hiện rõ trong đôi mắt chị mới làm cho người ta nghĩ đến những khổ đau, vất vả mà chị đã phải chịu đựng suốt hơn ba năm qua.
“Có lúc tôi đã muốn nghĩ đến cái chết”
Sau khi tốt nghiệp đại học chị về làm ngay tại quê nhà và quen người chồng hiện tại. Sau khi kết hôn, hai vợ chồng bận mải công việc, mãi đến năm 32 tuổi chị mới sinh bé Minh. Lần đầu tiên được làm mẹ, chị Hà vô cùng vui sướng và hạnh phúc. Chị quyết định từ bỏ công việc đang hái ra tiền để ở nhà chăm con. Vợ chồng chị cũng lên kế hoạch rõ ràng cho tương lai của cậu con trai: “Đợi con lớn chút nữa sẽ chọn cho con một chỗ học tốt để con có được điều kiện học tập tốt nhất, tương lai còn đi học đại học, còn ra nước ngoài nữa”… Nhìn cậu con trai đáng yêu, khỏe mạnh, cuộc sống ngập tràn niềm vui, chị Hà cảm thấy hạnh phúc như đang được sống trên trời vậy.
Bé Minh đã tròn 1 tuổi. Những đứa trẻ đồng trang lứa vào thời điểm này đã biết gọi những từ đơn giản như &’bố”, “mẹ” còn Minh thì chưa. Chị Hà có hướng dẫn nhưng bé Minh luôn tỏ ra không tập trung, không nghe thấy gì vậy. Sự lo lắng của chị mỗi ngày một tăng. Khi bé Minh biết đi, mỗi lần đến một nơi quen thuộc để chơi, bé luôn cứng nhắc đi theo một con đường, bất động nhìn rất lâu những đồ vật chuyển động quay tròn như cánh quạt, bánh xe nhưng không nói và cũng không để ý đến ai. Nỗi lo lắng dường như đè nặng thêm lên đôi vai của chị Hà. Rồi bỗng nhiên chị nhớ đến một chương trình nói về căn bệnh tự kỷ mà đài truyền hình phát cách đây không lâu. “Bệnh tình của con trai lẽ nào giống như chương trình đã nói”. Nghĩ đến đây, tim chị như ngừng đập. “Không đúng, một đứa trẻ linh hoạt xinh xắn thế này không thể mắc bệnh đó được. Hay là hàng ngày mình chơi với con hơi ít? Không được, nếu là thật, kéo dài thời gian sẽ làm cho bệnh tình càng thêm trầm trọng”. Hai ý nghĩ đan xen nhau khiến chị Hà gần như suy sụp. Hai vợ chồng chị lên mạng tra cứu các thông tin liên quan đến căn bệnh, đối chiếu rồi đối chiếu. Hình như hoàn toàn trùng khớp. Chị thử mọi cách, từ nhẹ nhàng đến quát mắng nhằm “thức tỉnh” bé Minh nhưng bé vẫn không hề phản ứng. Nửa tháng sau, trong nỗi tuyệt vọng, hai vợ chồng chị đưa cháu đến viện kiểm tra lần cuối. Câu nói “hãy mau luyện tập cho cháu ngay” của bác sĩ điều trị khiến chị Hà như “từ trên trời rơi xuống địa ngục”, toàn thân chị run rẩy, mềm nhũn…Từ hôm đó chị mất ngủ triền miên, không thiết ăn thiết làm gì nữa. “Tương lai của con sẽ thế nào đây”, “Bố mẹ chết rồi, sau này con sẽ sống ra sao”. “Một câu kêu “đói” thật đơn giản mà con cũng không biết gọi, liệu con có bị chết đói không”… Bao nhiêu câu hỏi như vậy cứ đeo đẳng chị Hà suốt ngày suốt đêm.
Video đang HOT
“Mỗi một tiến bộ là nguồn động viên, cổ vũ rất lớn đối với chúng tôi”
“Con còn nhỏ vẫn còn hy vọng, cứ tiếp tục đau buồn cũng chẳng ích gì”. Sự cương quyết, cứng rắn của người phụ nữ cuối cùng đã cứu chị. Chị bắt đầu tìm đến các trung tâm có thể huấn luyện, chữa trị cho trẻ tự kỷ.
Bắt đầu từ việc phục hồi chức năng. Lịch làm việc của chị hoàn toàn xoay quanh bé Minh. Sáng 6 giờ dậy, nấu cơm, dạy bé Minh mặc quần áo, cho cháu ăn. 8 giờ bắt đầu đến trung tâm. Lớp học có hơn 40 người thì một nửa là các cháu, một nửa là phụ huynh, dường như không chỉ có các cháu đang nghe giảng mà các bậc phụ huynh cũng vừa nghe giảng vừa theo dõi động thái của các cháu. Vì đường xá xa xôi nên buổi trưa hầu hết các bậc phụ huynh đều ở lại đó, vừa chuyện trò vừa trao đổi kinh nghiệm. Với kinh nghiệm hơn 2 năm, chị Hà tâm sự: “Đối với các cháu mắc bệnh tự kỷ, càng lo lắng càng phản tác dụng, các bậc phụ huynh phải hết sức kiên nhẫn và nỗ lực”
Nửa năm qua, bé Minh đã có rất nhiều tiến bộ. 2 tuổi 10 tháng, dưới sự hướng dẫn của chị Hà, lần đầu tiên bé Minh đã biết gọi “bố”, “mẹ” một cách có ý thức. Đến 3 tuổi, bé Minh đã tự biết cầm thìa ăn cơm. Trong bữa cơm gia đình 3 người hôm đó, chị Hà và chồng đã không giấu nổi giọt nước mắt hạnh phúc: “Tương lai của tôi chắc chắn sẽ dồn hết cho bé con rồi. Còn về phần cháu, chuyện học đại học, ra nước ngoài từ lâu tôi đã không nghĩ đến, chỉ mong cháu được lớn lên thật vui vẻ, học được những kỹ năng mưu sinh cơ bản mà thôi”.
Theo Giadinhvietnam
Muốn hạnh phúc sau những đổ vỡ, phụ nữ chỉ cần làm ngay 3 điều này
Thay vì sống mãi trong dằn vặt, khổ đau và bị những tổn thương làm cho tan nát cõi lòng chị em hãy làm ngay điều này để dứt khoát với quá khứ và khiến mình hạnh phúc hơn.
Nếu đã chấp nhận buông tay, phụ nữ đừng nghĩ về những điểm tiêu cực ở đối phương - Ảnh minh họa: Internet
Là phụ nữ, ai cũng mong mình có một tình yêu thiên trường địa cửu, một người yêu sẵn sàng bên cạnh mình đến cùng trời cuối đất. Thế nhưng, nếu tình yêu tan vỡ, hôn nhân đi vào ngõ cụt chị em cũng đừng vì thế mà giam cầm mình mãi trong đớn đau. Hãy đứng lên, xốc lại tinh thần và làm ngay 3 điều này để thấy cuộc đời đáng sống biết bao và hạnh phúc đang chờ ta phía trước.
1.Nghĩ về những điểm tích cực ở đối phương
Hãy nghĩ lại xem, trong mối quan hệ ấy cả hai đã có với nhau vô vàn niềm vui, kỷ niệm đẹp. Anh ấy đã từng chạy ngay đến nhà bạn lúc 3h sáng với túi thuốc và phần cháo chỉ vì bạn bảo mình bỗng dưng bị sốt, giờ vẫn chưa ăn gì. Hay anh ấy đã lãng mạn quỳ gối cầu hôn bạn với những lời chân thành, âu yếm và ánh mắt long lanh lửa yêu.
Mỗi một cuộc tình, một cuộc hôn nhân tan vỡ đều có những lý do không thể cứu vãn. Thế nhưng, khi đã chấp nhận buông tay, chấp nhận rời xa nhau, lúc nhớ về nhau bạn hãy nhớ về những điều tốt đẹp, những điểm tích cực ở đối phương để thấy rằng mình đã từng hạnh phúc, rất hạnh phúc thời gian qua. Đến khi cả hai chia xa, đấy cũng là quyết định đúng đắn, một quyết định giúp bạn có cuộc sống an yên, tươi vui phía trước.
Đàn bà đừng vì cô đơn mà tùy tiện dựa vào vai ai, cũng đừng vì đớn đau mà đóng chặt lòng mình - Ảnh minh họa: Internet
2. Mở lòng với người xứng đáng
Có rất nhiều phụ nữ vì những tổn thương trong quá khứ mà không dám mở lòng với bất cứ ai sau đó. Họ sợ yêu, sợ gặp phải đàn ông tệ bạc, sợ con tim mình lại đớn đau thêm một lần nữa. Thế nhưng, phụ nữ ơi, nếu không tự giải phóng mình khỏi quá khứ, mở lòng đón nhận tình yêu với người đàn ông xứng đáng nhận được yêu thương thì bạn định chôn chân mình mãi trong chuyện cũ hay sao.
Đừng quá dễ dãi hẹn hò với đàn ông khác chỉ vì bạn sợ cô đơn, thế nhưng khi gặp được đối tượng tâm đầu ý hợp bạn cũng đừng đóng chặt lòng mình. Hãy cho đối phương cơ hội, đồng nghĩa với việc cho chính mình cơ hội.
Muốn hạnh phúc sau những đổ vỡ phụ nữ đừng cho phép mình mù quáng yêu - Ảnh minh họa: Internet
3. Lý trí hơn trong tình yêu
Thực chất, trước khi mối quan hệ đổ vỡ bạn đã mường tượng được nó có vấn đề. Tuy nhiên, thay vì thẳng thắn đối mặt với những bất ổn, những điều chưa hài lòng ở đối phương bạn lại nín lặng chấp nhận cam chịu vì mù quáng yêu.
Tình yêu mù quáng ấy đã khiến uất ức chất chứa, dồn nén lâu ngày dẫn đến "tức nước vỡ bờ", chia tay hay ly hôn là chuyện hiển nhiên. Thế nên, muốn cả đời hạnh phúc phụ nữ hãy học cách dùng lý trí để hóa giải những mâu thuẫn nơi con tim.
Theo Phunuvagiadinh.vn
Ngày về ra mắt nhà người yêu, mẹ anh tát tôi cái trời giáng chỉ vì một câu nói Tôi không thể tin, chính cái ngày mình háo hức nhất lại là cái ngày khổ đau... Những ngày tháng yêu anh, tôi chỉ trông đợi được một ngày anh đưa về ra mắt gia đình. Với con gái, đó là sự kiện quan trọng vì như thế chứng tỏ anh đã xác định nghiêm túc với mình. Yêu anh, tôi dành trọn...