Đế chế toàn cầu của Tencent
Tencent sở hữu cổ phần của rất nhiều công ty Mỹ, như Tesla, Spotify, Snapchat; mạng xã hội WeChat của họ thu hút được cả một quốc gia sử dụng.
Với 1,2 tỷ người dùng tại quê nhà, WeChat đã trở thành phương tiện chính của người dân Trung Quốc để giao tiếp, mua sắm và thanh toán. Sự kết hợp các dịch vụ của Facebook, WhatsApp, Instagram và Venmo trong cùng một ứng dụng đã giúp WeChat có khả năng làm gần như mọi thứ.
Phạm vi ảnh hưởng của Tencent không dừng lại ở mạng xã hội. Công ty này đã bí mật đầu tư vào tất cả lĩnh vực của nền kinh tế số thế giới. Trong danh sách các công ty được Tencent đầu tư có Tesla, Spotify, Snapchat, Reddit, Uber, Lyft…
Hãng khổng lồ công nghệ Trung Quốc cũng là nhà phát hành game lớn nhất thế giới với mối quan hệ chặt chẽ với các công ty game hàng đầu của Mỹ, như Activision và Electronics Arts. Hiện Tencent giữ phần lớn cổ phần của hãng Epic Games, sở hữu Riot Games – hãng phát triển Liên Minh Huyền Thoại.
Tencent được định giá gần 700 tỷ USD và là một trong những công ty công nghệ có giá trị nhất Trung Quốc. CEO Pony Ma và nhiều lãnh đạo khác của công ty đều là đại biểu Quốc hội Trung Quốc.
Video đang HOT
Gian hàng của Tencent tại triển lãm 5G ở Bắc Kinh năm 2019. Ảnh: Reuters.
WeChat là gì?
WeChat là ứng dụng dạng all-in-one. Nó được được sử dụng nhiều đến mức nhiều người Trung Quốc không còn quan tâm đến số điện thoại hay email nữa. Ở Mỹ, các thương hiệu từ lớn đến nhỏ đều sử dụng các ứng dụng có nhúng WeChat để thực hiện giao dịch với khách hàng Trung Quốc.
Việc một ứng dụng Trung Quốc có sức ảnh hưởng lớn như vậy trên đất Mỹ khiến tổng thống Trump không thể làm ngơ. Ngày 6/8, ông đã ký sắc lệnh cấm WeChat vì lo ngại an ninh quốc gia. Quyết định này ngay sau đó đã “thổi bay” 30 tỷ USD giá trị của Tencent trên thị trường.
Neil Campling, nhà phân tích tại Mirabaud Securities, cho biết: “Động thái mới cho thấy Trump đã gài ‘quả bom hẹn giờ’ cho cuộc chiến tranh toàn diện về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc”.
Chưa rõ Tencent sẽ đối phó thế nào với lệnh cấm này, tuy nhiên, bước đi của Washington được xem như đòn đánh tiếp theo trong cuộc chiến với Trung Quốc, sau Huawei và TikTok.
“Đế chế” Tencent liệu có sụp đổ?
Theo dữ liệu từ công ty phân tích Technode, Tencent trong 10 năm qua đã đầu tư vào gần 700 công ty trên toàn cầu, tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh nhất có thể. “Tencent từ lâu đã đầu từ vào nhiều công ty công nghệ và game trên thế giới. Hãng này giúp nhiều công ty cấu trúc giao dịch và mở đường cho sản phẩm thâm nhập thị trường Trung Quốc”, Campling nói.
Ngoài công nghệ, ngành giải trí cũng là sự lựa chọn quan trọng của Tencent. Công ty hiện sở đầu tư vào nhiều hãng phim và ca nhạc lớn, như Warner Music, Sony Pictures, Universal.
Nhu cầu đầu tư vốn ra nước ngoài của Tencent bắt nguồn từ sự cạnh tranh khốc liệt tại Trung Quốc. Việc các hãng công nghệ Mỹ bị cấm khiến nước này là sân chơi độc quyền của các công ty nội địa như Alibaba hay Baidu. Riêng tính về số lượng vốn đầu tư, Tencent đã đi trước các hãng khác của Trung Quốc.
Sau lệnh cấm WeChat nhiều chuyên gia nhận định Tencent cũng không còn an toàn được lâu. Nhà phân tích Vey-Sern Ling và Matthew Kanterman của Bloomberg Intelligence viết: “Lệnh cấm của Tổng thống Trump với WeChat sẽ làm giảm khả năng duy trì quyền sở hữu của Tencent với các tài sản phương Tây. Nếu xu hướng bài trừ này kéo đến châu Âu, Tencent sẽ phải lên kế hoạch thoái vốn ở nhiều công ty nữa”.
Nhiều chuyên gia thừa nhận những lo ngại về vấn đề an ninh xoay quanh Tencent là có cơ sở. Ở Trung Quốc, WeChat được cảnh sát sử dụng để theo dõi người dân và mở rộng quy mô giám sát của nhà nước Trung Quốc.
Điều gì trong lệnh cấm từ Mỹ có thể khiến smartphone Huawei biến khỏi thị trường
Việc Huawei có được chip thay thế trên các thiết bị của mình sẽ ngày càng trở nên khó khăn hơn khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ vừa ban hành các hạn chế mới.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã sửa đổi lệnh cấm vào tháng 5/2020 nhằm ngăn Huawei sử dụng các chip do nước ngoài sản xuất được chế tạo bằng công nghệ nhất định của Mỹ "ở cùng mức độ" với các chip gần tương đương đến từ công ty Mỹ. Nói cách khác, Huawei không thể có đối tác sản xuất chip cao cấp.
Động thái này nhằm ngăn chặn Huawei cố gắng "lách" các hạn chế thương mại của Mỹ. Trong một tuyên bố với CNBC, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo nói rằng Huawei đã "liên tục cố gắng" để né các quy tắc về chip mà chính phủ Mỹ ban hành hồi tháng 5/2020.
Các giới hạn mới đối với chip xử lý dành cho smartphone Huawei được cho là một phần mở rộng trong lệnh cấm tổng thể của Mỹ đối với Huawei - công ty bị liệt vào Danh sách đen của Bộ Thương mại Mỹ và khiến họ không thể mua sản phẩm từ các công ty Mỹ, trừ khi có giấy phép rõ ràng. Danh sách pháp nhân được mở rộng bổ sung thêm lần này bao gồm 38 chi nhánh nghiên cứu và đám mây.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng nhắc lại rằng giấy phép tạm thời cho phép các công ty Mỹ hỗ trợ các sản phẩm Huawei đã hết hạn và sẽ không có chuyện gia hạn. Về cơ bản, động thái này càng hạn chế tầm hoạt động của Huawei và khiến công ty này phải phụ thuộc vào chip tùy chỉnh từ đối tác để cung cấp sức mạnh cho các sản phẩm của mình.
Ngành công nghệ phân cực vì lệnh cấm WeChat Lệnh cấm WeChat của chính quyền Trump tác động đến cả doanh nghiệp Mỹ lẫn Trung Quốc và khiến ngành công nghệ toàn cầu chia rẽ. Đầu tháng 8, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ cấm WeChat, trừ khi có một công ty Mỹ mua lại ứng dụng này trong thời hạn 45 ngày, sau đó tăng lên 90 ngày. Việc...