Đế chế thời trang Yves Saint Laurent (YSL): Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu
Yves Saint Laurent (YSL) là một trong những nhà mốt danh giá nhất tới từ nước Pháp. Đằng sau sự thành công của YSL là lịch sử phát triển đầy thăng trầm.
1. Yves Saint Laurent (YSL) là gì? Yves Saint Laurent là thương hiệu của nước nào?
Yves Saint Laurent (thường được gọi tắt là YSL) là một thương hiệu thời trang xa xỉ tới từ nước Pháp. Nhà mốt này luôn là cái tên nằm trong danh sách những thương hiệu đẳng cấp và danh giá nhất làng thời trang thế giới.
Yves Saint Laurent (YSL) được xem là một trong những thương hiệu thời trang đẳng cấp nhất hiện nay
2. Người sáng lập thương hiệu Yves Saint Laurent là ai?
Thương hiệu Yves Saint Laurent (YSL) được thành lập bởi hai người đàn ông là Yves Saint Laurent và Pierre Bergé. Yves Saint Laurent (tên đầy đủ Yves Henri Donat Mathieu Saint Laurent) sinh năm 1936 trong một gia đình quý tộc của Pháp. Năm 17 tuổi, Yves đạt giải nhất trong một cuộc thi thiết kế thời trang, với giám khảo là những cái tên lớn trong ngành may mặc như Balmain, Givenchy và Balenciaga. Tài năng của Yves đã lọt vào mắt của Michel de Brunhoff, nguyên là giám đốc của tạp chí thời trang Vogue. Michel de Brunhoff sau đó đã giới thiệu Yves cho nhà thiết kế Christian Dior – cha đẻ của BST New Look đình đám thế giới.
Chân dung của Yves Saint Laurent khi còn trẻ
Năm 1955, Yves Saint Laurent được Dior mời về thực tập, rồi được bổ nhiệm thành trợ lý thiết kế vào hai năm sau đó. Năm 1957, Dior qua đời do truỵ tim. Chàng trai Yves lúc đó mới 21 tuổi đã đảm nhiệm vị trí giám đốc sáng tạo của cả thương hiệu. Đó là cơ hội, đồng thời là một gánh nặng lớn với Yves. Ông luôn vùi mình vào công việc, vẽ tới 800 bức phác hoạ khác nhau cho một BST thời trang. Trong vòng 3 năm liền, Yves Saint Laurent là nhà thiết kế duy nhất thực hiện 6 BST thời trang cho nhà mốt Dior.
Năm 1960, Yves Saint Laurent bị gọi ra nhập quân ngũ theo quy định của Pháp. Thế nhưng thời gian nhập ngũ của ông chỉ kéo dài vỏn vẹn 20 ngày, bởi ông đã mắc bệnh trầm cảm và phải điều trị tại bệnh viện tâm thần.
Căn bệnh tâm lý đã khiến Yves Saint Laurent nản chí và không còn muốn làm trong ngành thiết kế thời trang. Thế nhưng chính Pierre Bergé là người đã vực Yves dậy để tài hoa của Yves không bị lãng phí.
Pierre Bergé (trái) là người đã đưa Yves Saint Laurent trở lại với giới thời trang
Trên thực tế, họ vốn là hai người tới từ hai thế giới hoàn toàn khác biệt. Yves Saint Laurent là một nhà thiết kế đầy tài ba mang trái tim nhạy cảm, lãng mạn của một người nghệ sĩ thực thụ. Ngược lại, Pierre Bergé lại là một nhà kinh doanh tài giỏi biết đem về những khoản lợi nhuận khổng lồ. Nhiều tài liệu đề cập rằng Pierre Bergé đã gặp được Yves Saint Laurent trong đám tang của Christian Dior, nhưng thực ra trước đó cả hai đã gặp nhau trong một buổi trình diễn thời trang do Yves thực hiện. Cả hai đều bị đối phương thu hút, và tình yêu giữa họ đến như một điều tự nhiên. Đó được xem là một cuộc tình lãng mạn, bởi Pierre đã cố gắng hy sinh rất nhiều để hỗ trợ người mình yêu.
Chuyện tình của Pierre và Yves kết thúc vào năm 1976, nhưng họ vẫn là đối tác trong công việc của nhau. Cả hai đã cùng xây dựng một đế chế thời trang YSL lớn mạnh trên toàn thế giới.
Cả hai vẫn là đối tác trong công việc sau khi kết thúc chuyện tình cảm
3. Lịch sử hình thành và phát triển thương hiệu Yves Saint Laurent
3.1. Sự thành lập thương hiệu thời trang YSL
Video đang HOT
Thương hiệu thời trang Yves Saint Laurent được Yves và Pierre Bergé thành lập vào năm 1961. Trong suốt thập niên 60s và 70s, các thiết kế của YSL mang phong cách beatnik đầy bụi bặm với những chiếc áo khoác thợ săn, những đôi bốt cao quá gối, quần bó, và cả các bộ vest tuxedo dành cho phái nữ gây nhiều tranh cãi vào năm 1966. Một số BST nổi tiếng của YSL lúc bấy giờ bao gồm Pop Art, Ballet Russes, Picasso…
BST Pop Art đình đám một thời của YSL
YSL cũng là nhà mốt khởi xướng nên xu hướng thời trang may sẵn ready-to-wear với BST Rive Gauche. Các thiết kế của Yves thường lấy cảm hứng từ những nàng thơ, đồng thời cũng là bạn bè thân thiết với ông như Loulou de La Falaise (con gái của một hầu tước Pháp), Betty Catroux (con gái của một nhà ngoại giao Mỹ), hay Catherine Deneuve (nữ minh tinh nổi tiếng người Pháp)… Đó đều là những cái tên nổi tiếng trong tầng lớp thượng lưu và giới mộ điệu.
>>> Xem thêm: 7 phát ngôn vượt thời đại của Yves Saint Laurent
Các thiết kế của YSL luôn nhận được nhiều sự quan tâm từ công chúng
Thiết kế Le Smoking của YSL đậm chất menswear nhằm tôn vinh nữ quyền
3.2. Những thăng trầm trong lịch sử thương hiệu YSL
Năm 1978, YSL cho ra mắt dòng nước hoa đầu tiên, và tiếp tục mở rộng thị trường này trong những năm 80s và đầu những năm 90s với các sản phẩm nước hoa dành cho cả nam và nữ. Thế nhưng, vào năm 1992, lợi nhuận của YSL giảm mạnh, kéo theo sự giảm sút của giá trị cổ phiếu.
Năm 1993, hãng thời trang YSL đã được mua lại bởi Sanofi, một công ty chuyên về y dược. Năm 1997, Pierre Bergé quyết định chọn Hedi Slimane vào vị trí giám đốc nghệ thuật và thiết kế các BST của thương hiệu. Cũng trong năm đó, dòng thời trang dành cho nam YSL Rive Gauche Homme được mở lại. Thế nhưng chỉ sau 2 năm gắn bó, Hedi Slimane rời khỏi YSL.
Tới năm 1999, tập đoàn Gucci mua lại YSL. Lúc bấy giờ, Tom Ford được mời về thiết kế dòng sản phẩm may sẵn. Còn Yves Saint Laurent tiếp tục tập trung vào việc thiết kế những BST thời trang cao cấp haute couture.
Năm 2002, Yves Saint Laurent sa vào rượu chè và ma tuý, khiến cho căn bệnh trầm cảm của ông trở nên trầm trọng hơn. Ông đã bị các nhà thiết kế khác của dòng sản phẩm haute couture chỉ trích. Dưới những áp lực đó, Yves đã quyết định rời khỏi ngành thời trang và đóng cửa cửa hàng haute couture. Tuy nhiên, thương hiệu YSL với dòng sản phẩm ready-to-wear và các sản phẩm làm đẹp vẫn được giữ lại dưới sự quản lý của tập đoàn Gucci. Năm 2008, Yves Saint Laurent qua đời.
Năm 2004, Stefano Pilati thay thế Tom Ford ở vị trí giám đốc dòng trang phục may sẵn. Năm 2012, vị trí này lại thuộc về Hedi Slimane. Dưới thời của Hedi Slimane, YSL đã có nhiều BST ấn tượng. Thế nhưng thương hiệu này cũng đồng thời gây ra nhiều tranh cãi khi Hedi tuyên bố đổi tên dòng sản phẩm may sẵn thành Saint Laurent, mặc dù cái tên Yves Saint Laurent và logo YSL vẫn sẽ được giữ lại trên nhiều mẫu túi xách, giày và mỹ phẩm. Điều này đã gây xôn xao dư luận trong suốt một thời gian dài.
Tuy gây nhiều tranh cãi nhưng không thể phủ nhận rằng Hedi Slimane đã đem về nhiều thành tựu cho nhà mốt nước Pháp YSL
Năm 2017, Hedi Slimane chuyển sang làm việc dưới trướng nhà mốt Celine. Anthony Vaccarello trở thành vị giám đốc sáng tạo mới của Saint Laurent. Chỉ sau 1 năm làm việc ở Saint Laurent, Anthony Vaccarello đã giúp thương hiệu này tăng doanh thu một cách đáng kể. Các thiết kế của Anthony luôn ưu tiên hai tông màu trắng và đen, vừa đơn giản, dễ mặc, lại vừa phi giới tính (unisex).
Giám đốc sáng tạo hiện tại của YSL là Anthony Vaccarello
4. Logo của thương hiệu Yves Saint Laurent
Logo ban đầu của thương hiệu YSL được thiết kế bởi Cassandre – một nhà thiết kế đồ họa rất nổi tiếng lúc bấy giờ. Những chữ cái viết tắt của cái tên Yves Saint Laurent đã được Cassandre kết hợp một cách tuyệt vời, tinh tế mà không rối rắm. Đây được xem là logo kinh điển của YSL, mang lại sự ấn tượng hoàn toàn khác biệt so với logo của các thương hiệu khác.
Logo của YSL thiết kế bởi Cassandre
Dưới thời của Hedi Slimane, logo của dòng thời trang menswear và womenswear được đổi thành Saint Laurent Paris. Trong khi đó, dòng thời trang Couture và nước hoa vẫn giữ logo YSL trứ danh nguyên bản của Cassandre.
5. Đại sứ thương hiệu Yves Saint Laurent
Các gương mặt đại diện cho thương hiệu YSL đều là những tên tuổi có tiếng như Rosé (BLACKPINK), Indya Moore, Barbie Ferreira,…
Rosé (BLACKPINK) là Đại sứ toàn cầu của YSL
6. Các dòng sản phẩm của thương hiệu Yves Saint Laurent
Thương hiệu YSL cung cấp các sản phẩm thời trang nam nữ, phụ kiện, túi xách, giày dép, nước hoa, các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da.
7. Các cửa hàng Yves Saint Laurent tại Việt Nam
Dòng thời trang Saint Laurent: Union Square, 171 Đồng Khởi, Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí MinhDòng YSL Beauty: TTTM Lotte 54 Liễu Giai, Ba Đình, Hà NộiTTTM Takashimaya, 92-94 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Bến Nghé, Quận 1, thành phố Hồ Chí Minh.TTTM Cresent Mall 101 Tôn Dật Tiên, Q7, TPHCM
Nếu trót đi cải tạo vì ném điện thoại vào mặt quản gia, mình cần mặc gì khi ra trại cho xứng tầm siêu mẫu?
Để trả lời câu hỏi này, siêu mẫu Naomi Campbell có một động thời không đụng hàng.
Cái tên Naomi Campbell, bên cạnh việc được đặt bên vô số thành tựu thời trang có 1-0-2, còn là bảo chứng của bản tính hung hãn gây bao sóng gió trong giới chân dài - vốn đã bị phủ đầy bởi thị phi.
Một trong những "chiến tích" mà cô để lại cho đời là màn "chắp cánh" cho chiếc điện thoại di động tung bay lên trời cao, để rồi hạ cánh lên... khuôn mặt người thân cận.
Năm 2007, Naomi đã nhận tội ném điện thoại di động trúng đầu người quản gia tên Ana Scolavino khi hai người đang cãi nhau về một chiếc quần jeans, khiến nạn nhân phải vào bệnh viện khâu 4 mũi vì vết thương nông.
5 ngày lao động công ích tương ứng, tham gia một lớp học về cách kiềm chế sự giận dữ và phải nộp phạt hơn 8 triệu đồng là cái giá dành cho siêu mẫu
Khi mà những thế lực khinh ghét đang hả hê trước màn thất thế này, thì "báo đen" lại có có nước đi mà không tại hạ nào lường trước được. Nội 5 ngày lao động công ích, cô đã biến khu vệ sinh Sanitation thành một sàn diễn thời trang màu mè khi luân phiên mặc xa xỉ phẩm từ các nhà mốt danh tiếng.
Giuliana Teso, D&G, Hermès... tất thảy nhãn hàng cao cấp lần lượt xuất hiện tại khu vực lao động công ích
Spotlight chỉ thực sự dành cho ngày 23/3/2007, lúc Naomi Campbell diện chiếc váy D&G ánh kim lộng lẫy rảo bước cùng với đôi giày đế đỏ huyền thoại của Christian Laboutin, leo lên chiếc Rolls Royce bạc chờ sẵn và phóng thẳng tới nơi tổ chức tiệc mừng sinh nhật lần thứ 60 của danh ca nổi tiếng Elton John. Đây được coi là một trong những khoảnh khắc thời trang khó quên nhất, khi một chân dài da màu có "máu mặt" thể hiện bản lĩnh ở thời điểm tưởng như là điểm rơi của sự nghiệp.
Mẫu đầm ngay lập tức thu hút sự chú ý của công chúng
Đây là một thiết kế trong BST Thu 2007 của D&G
Chưa dừng lại ở đó, Naomi kiêu kỳ xuất hiện trên trang bìa của W Magazine số tháng 6, 2007 với tựa Naomi Campbell: The Naomi Diaries kể lại hành trình 5 ngày lao động công ích. Chính nhiếp ảnh gia tên tuổi Steven Klein - người "cầm trịch mảng hình ảnh của tạp chí W, đã theo chân Naomi để ghi lại những bức ảnh xuyên suốt thời gian này.
Kẻ vực dậy hào quang giữa lúc thất thế xứng đáng là bậc kỳ tài. Siêu mẫu nhanh tay ký hợp đồng để trở thành gương mặt độc quyền cho chiến dịch mới của hãng Yves Saint Laurent nước Pháp, thay thế cho siêu mẫu Kate Moss sau bản hợp đồng trị giá gần 5 tỷ đồng. Đây là một minh chứng cho thấy sự nghiệp của Naomi Campbell chỉ có thăng hạng, chứ chẳng tiêu tan như thiên hạ đồn thổi.
Ảnh: Sưu tầm
Eileen Gu thống trị ngành thời trang xa xỉ ở Trung Quốc Sau khi giành HCV Olympic cho Trung Quốc, sức nóng tên tuổi của Eileen Gu càng tăng cao. Cô là đại sứ của loạt thương hiệu thời trang cao cấp như Louis Vuitton, Gucci, Tiffany. Mọi con mắt của người hâm mộ lẫn giới truyền thông đang đổ dồn vào Eileen Gu (Cốc Ái Lăng), VĐV trượt tuyết 18 tuổi đã mang về...