“Đế chế” mía đường của ông Đặng Văn Thành mạnh nhường nào?
Sở hữu trong tay hàng loạt các doanh nghiệp lớn, nên một điều hiển nhiên là ông Đặng Văn Thành được đánh giá là một trong những “ông trùm” ngành đường Việt.
Ông Đặng Văn Thành – Chủ tịch Tập đoàn Thành Thành Công
Thông tin mới đây trên tờ Thời báo Kinh tế Sài Gòn cho biết, trong thời gian vừa qua, CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAG) và Tập đoàn Thành Thành Công (TTC) đã có những cuộc họp để bàn về chuyện HAG bán lại nhà máy đường của họ ở Lào cho TTC. Hiện có hai phương án, đó là là HAG bán lại một phần, hoặc bán toàn bộ nhà máy đường tại Lào cho TTC.
Cũng theo nguồn tin giấu tên trong ngành mía đường này, có thể trong tháng 9 tới đây, mọi thông tin sẽ được các bên liên quan công bố rộng rãi cho các cổ đông và công chúng.
Mối quan hệ giữa TTC và HAG cũng được duy trì nhiều năm qua kể từ sau khi HAG trồng mía ở Lào. Theo đó, từ những ngày đầu, đường thô của HAG đã được bán lại cho một trong các công ty mía đường thuộc tập đoàn TTC để sản xuất thành đường tinh luyện.
Được biết, Thành Thành Công được ông Đặng Văn Thành sáng lập cách đây 25 năm, với xuất phát điểm là một doanh nghiệp Kinh doanh cồn, mật rỉ. Ngày nay, TTC đã là tập hợp của 20 doanh nghiệp lớn hoạt động trên nhiều lĩnh vực như mía đường, bất động sản, du lịch, năng lượng, đầu tư tài chính…
Tuy vậy, mía đường vẫn là lĩnh vực chủ lực, cũng là thế mạnh của tập đoàn này.
TTC chính là nhà cung cấp đường cho hàng loạt các “ông lớn” trong ngành giải khát, bánh kẹo như Pepsi, Vinamilk, Kinh Đô, Tân Hiệp Phát, Trung Nguyên,…
Video đang HOT
Hiện tập đoàn này đang sở hữu một loạt các doanh nghiệp mía đường lớn bao gồm Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh (TTC Tây Ninh), Công ty TNHH MTV Đường Biên Hoà – Ninh Hoà, SEC Gia Lai, CTCP Mía đường Phan Rang, Đường Nước Trong, Đường La Ngà,… Đây đều là những doanh nghiệp có quy mô lớn hàng đầu trong ngành mía đường Việt, công suất của các nhà máy đạt từ 3.500 đến 9.800 tấn mía/ngày.
Một điều đáng chú ý, là hệ thống này được ông Thành gây dựng nên qua một quá trình mua bán sáp nhập bền bỉ trong một thời gian dài. Ngoại trừ lần mua lại Mía đường Bourbon Tây Ninh từ tập đoàn Bourbon, các thương vụ khác của TTC đều được diễn ra khá thầm lặng.
Sở hữu trong tay hàng loạt các doanh nghiệp lớn, nên một điều hiển nhiên là TTC được đánh giá là một trong những “ông trùm” ngành đường Việt. Trong vụ 2013-2014, sản lượng đường sản xuất của TTC chiếm tới 28% sản lượng cả nước.
Trong số các doanh nghiệp thuộc sở hữu của TTC, thì Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh là doanh nghiệp lớn nhất, với công suất lên đến 9.800 tấn mía nguyên liệu/ngày với sản lượng đường thô từ 90.000-110.000 tấn/năm.
Trong khi đó, SEC Gia Lai hiện cũng có công suất 6.000 tấn mía/ngày với sản lượng đường thành phẩm khoảng 61.000-65.000 tấn/năm.
Một doanh nghiệp khác của TTC là Công ty TNHH MTV Đường Biên Hoà – Ninh Hoà. Đây là doanh nghiệp “mới ra đời” từ cuối năm 2015, là sự kết hợp của hai tên tuổi khá lớn trong ngành sản xuất đường Việt Nam là CTCP Đường Biên Hoà và CTCP Đường Ninh Hoà.
Hiện nay, công ty đã nâng công suất chế biến 5.200 tấn mía/ngày, tổng sản lượng sản xuất khoảng hơn 60.000 tấn đường cùng diện tích vùng nguyên liệu là 12.600 ha.
Một doanh nghiệp khác là CTCP Mía đường Phan Rang cũng có công suất ép bình quân hiện là 1.400 tấn mía/ngày.
Trong khi đó, nhà máy đường của HAG tại Lào có công suất 7.000 tấn mía/ngày với 12.000 ha mía nguyên liệu, trong đó có 8.000 ha do HAG sở hữu và 4.000 ha do người dân địa phương canh tác.
Như vậy, nếu thương vụ nói trên thành công, nhà máy tại Lào sẽ trở thành nhà máy có công suất lớn thứ hai của TTC, chỉ sau Mía đường Thành Thành Công Tây Ninh. Điều này cũng đồng nghĩa với việc thị phần trên thị trường nội địa của TTC sẽ không còn chỉ dừng ở con số 28%.
Đường nhập khẩu từ Lào hưởng thuế 0%
Được biết, mới đây Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Công ty TNHH một thành viên kinh doanh xuất nhập khẩu Hoàng Anh Gia Lai (đơn vị thuộc Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai), hướng dẫn việc áp thuế suất nhập khẩu đường từ Lào về Việt Nam.
Theo đó, đường nhập khẩu từ Lào về Việt Nam của công ty sẽ được áp thuế suất 0%. Quyết định này dựa trên nội dung Hiệp định Thương mại biên giới giữa Lào và Việt Nam được ký kết từ 27/6/2015.
Đây sẽ là một lợi thế rất lớn cho TTC khi mà giá sản xuất đường tại Lào thấp hơn rất nhiều so với giá trong nước. Theo chia sẻ của HAG, trong năm 203, giá sản xuất đường của tập đoàn này tại Lào chỉ vào khoảng 4,4 triệu đồng/tấn trong khi, mức trung bình của Việt Nam là 12 triệu đồng/tấn.
Theo DĐĐT
Hôm nay xét xử vụ chặt xác người tình bỏ bao tải ở SG
Sau khi sát hại người tình của em trai cũng là người tình của mình, Tuấn phân xác nạn nhân làm 3 phần rồi bỏ vào bao tải mang đi phi tang.
Đối tượng Đặng Văn Tuấn
Ngày 24.8, tại TAND quận 1, TAND TP.HCM tổ chức xét xử vụ án giết người chặt xác từng gây rúng động dư luận.
Vụ án này, sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra, CA TP.HCM kết luận và chuyển VKS cùng cấp truy tố Đặng Văn Tuấn, sinh năm 1973, ngụ phường Cầu Kho, quận 1, TP.HCM tội "Giết người", VKS đã phê chuẩn và hoàn tất cáo trạng chuyển TAND TP.HCM mở phiên tòa.
Theo cáo trạng, anh Đặng Văn Thành (38 tuổi) sống tại căn nhà nằm trong hẻm TK53 Trần Đình Xu (phường Cầu Kho, quận 1). Vào năm 2012, anh Thành quen biết chị B.T.H (làm nghề bán vé số) dẫn về nhà ở như vợ chồng. Đến năm 2013, Tuấn mãn hạn tù vì tội mua bán trái phép chất ma túy nên về nhà anh Thành (Tuấn là anh ruột của Thành) ở chung. Thời gian này, giữa chị H và Tuấn nảy sinh tình cảm. H bỏ rơi anh Thành đến với Tuấn.
Để qua mặt Thành, H. nhờ Tuấn quen thím Mười của H.. Tuy nhiên, sau đó giữa Tuấn và thím Mười của H. có quan hệ tình cảm và quan hệ tình dục nên H. nổi máu ghen đòi chém chết cả nhà Tuấn. Cũng từ đó, Tuấn nảy sinh ý định giết H.
Chiều ngày 28.9.2014 Tuấn và H. mua ma túy đá về nhà sử dụng. Sau đó, lợi dụng lúc H. đang ngồi trang điểm, Tuấn dùng chày đánh vào đầu khiến nạn nhân gục ngã xuống nền nhà. Sau đó, Tuấn tiếp tục bóp cổ cho đến khi H. tử vong.
Đến chiều ngày 30.9, xác chết đang bắt đầu phân hủy, mùi hôi thối bốc lên. Lo sợ hàng xóm phát hiện, Tuấn kéo xác nạn nhân vào nhà vệ sinh cắt thành 3 phần, bụng và tứ chi Tuấn bỏ vào túi nylon sau đó cho vào hai bao tải vứt tại con hẻm 592 đại lộ Võ Văn Kiệt (phường Cầu Kho, quận 1). Riêng phần đầu nạn nhân, Tuấn mang đến bãi đất trống gần cầu Lò Gốm (quận 6, cách nhà hơn 5km) để chôn nhằm phi tang thi thể chị H.
Rạng sáng ngày 1.10 một phụ nữ dọn hàng bán cà phê tại hẻm 592 Võ Văn Kiệt phát hiện hai bao tải vứt tại hẻm bốc lên mùi hôi thối nên nhờ một thanh niên kéo ra đường để công nhân thu gom rác mang đi. Khi người này đến kéo đi kinh hoàng phát hiện nhiều bộ phận thi thể người đã bắt đầu phân hủy. Nạn nhân sau đó được xác định là chị H. Nghi can Đặng Văn Tuấn bị bắt giữ sau đó và Tuấn khai nhận hành vi phạm tội của mình.
Theo Danviet
Chủ tịch Đặng Văn Thành: "Phải yêu mới có tư duy đột phá" "Trước khi làm gì, phải dành thời gian nghiên cứu, sau khi thẩm thấu kiến thức, bắt đầu yêu và từ yêu mới có tư duy đột phá, sau đó mới có thể đem chia lửa cho nông dân, truyền tải cho họ những kiến thức mình có", ông Đặng Văn Thành, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thành Thành Công, chia sẻ. Khởi...