Đế chế đồ hiệu Pháp đặt mua 40 triệu khẩu trang từ Trung Quốc
Trước đó, LVMH cũng tận dụng các nhà máy mỹ phẩm và nước hoa của hãng để sản xuất nước rửa tay khử trùng miễn phí cho các bệnh viện tại Pháp.
Theo R euters, LVMH – tập đoàn hàng xa xỉ lớn nhất thế giới – vừa đặt mua 40 triệu USD khẩu trang y tế từ một nhà cung cấp Trung Quốc để giúp nước Pháp đương đầu với dịch Covid-19.
LVMH cho biết 10 triệu khẩu trang đầu tiên của đơn hàng này sẽ được chuyển tới Pháp trong vài ngày tới và được trao cho cơ quan y tế Pháp. Chúng sẽ được phát cho người dân nước này vào đầu tuần tới.
Phần còn lại sẽ được chuyển tới trong những tuần tiếp theo. Đây là đơn hàng hợp tác giữa LVMH và chính phủ Pháp, trong đó một phần sẽ được chính phủ chi trả.
LVMH – công ty mẹ của các thương hiệu như Louis Vuitton, Christian Dior và thuộc sở hữu của tỷ phú Bernard Arnault – cũng tận dụng các nhà máy nước hoa và mỹ phẩm của hãng để sản xuất nước rửa tay khử trùng và cung cấp miễn phí cho các bệnh viện tại Pháp.
Video đang HOT
LVMH là công ty mẹ của các thương hiệu như Louis Vuitton, Christian Dior. Ảnh: Reuters.
“Để đặt hàng khẩu trang trong thời điểm cực kỳ khó khăn này và đảm bảo việc sản xuất chúng bắt đầu ngày hôm nay, CEO Bernard Arnault đã thu xếp để LVMH chi trả toàn bộ đơn hàng trong tuần đầu tiên với tổng chi phí 5 triệu euro (5,4 triệu USD)”, LVMH cho biết.
Các quốc gia trên khắp thế giới đang vật lộn với cuộc khủng hoảng y tế cộng đồng lớn nhất kể từ đại dịch cúm năm 1918, với nguồn cung thiết bị y tế và dụng cụ bảo hộ thiếu trầm trọng. Pháp đã ban hành lệnh phong toả chưa từng có hôm 17/3.
Ngoài LVMH, một số công ty khác cũng cho biết sẵn sàng quyên góp vật tư y tế cho hệ thống bệnh viện. Trước tình hình dịch bệnh ngày càng diễn biến phức tạp, người dân Pháp đổ xô đi mua nước rửa tay.
Các nhà sản xuất khắp nước Pháp cũng đang tăng cường tuyển dụng công nhân, đẩy nhanh tiến độ sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu nước rửa tay tăng cao của thị trường.
Người Pháp đối mặt với ác mộng di chuyển trong kỳ nghỉ lễ vì đình công
Cuộc đình công của các lái tàu vẫn tiếp diễn khiến việc di chuyển trong kỳ nghỉ lễ của người dân Pháp vô cùng khó khăn.
Kỳ nghỉ lễ quan trọng nhất trong năm của người Pháp đã bắt đầu từ chiều ngày 20/12 khi học sinh các cấp chính thức được nghỉ học và các gia đình bắt đầu lên đường đi nghỉ hoặc về quê đoàn tụ gia đình trong dịp lễ Giáng sinh và năm mới.
Tuy nhiên, cuộc đình công kéo dài của các công nhân trong ngành đường sắt nhằm phản đối cải cách hưu trí của chính phủ Pháp khiến việc di chuyển trong những ngày này trở thành cơn ác mộng với nhiều người, đặc biệt là cư dân sinh sống và làm việc tại khu vực thủ đô Paris.
Người lao động Pháp đình công. (Ảnh: AFP)
Hiện cuộc đình công đã kéo dài sang ngày thứ 18 và chỉ có chưa đến một nửa số lái tàu đi làm trong những giờ cao điểm. Vào thời điểm căng thẳng nhất, 75% số lái tàu của công ty đường sắt quốc gia Pháp (SNCF) và công ty giao thông công cộng vùng Ile-de France quanh thủ đô Paris (RATP) đình công.
Trong ngày 21/12, ngày nghỉ lễ chính thức đầu tiên, cả 14 tuyến tàu điện ngầm tại thủ đô Paris đều bị đóng và chỉ có 1/3 số xe bus hoặc tàu ngoại ô hoạt động.
Đối với nhiều người Pháp sinh sống và làm việc tại thủ đô Paris, giờ đây ngay cả việc di chuyển đến các nhà ga lớn trong thành phố để bắt tàu đi nghỉ hoặc về quê, cũng trở nên khó khăn.
Một hành khách Pháp đợi tàu ở ga Saint-Lazare ở trung tâm thủ đô Paris cho biết: "Thật không may là tôi đã để lỡ chuyến xe bus nên thú thực là tôi đã rất lo sợ là không đến được nhà ga. Giờ thì tôi cũng không biết là sẽ có xe buýt và tàu hay không do có rất nhiều chuyến bị huỷ vào phút cuối. Chúng tôi thực sự cũng không được thông báo đầy đủ và các thông tin đang rất loãng. Tình hình đúng là rất đáng lo".
Trước việc phe công đoàn đường sắt tuyên bố sẽ tiếp tục biểu tình trong cả dịp Giáng sinh, đích thân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron hôm 21/12 đã kêu gọi người lao động tạm ngưng đình công trong dịp lễ để người dân Pháp có thể di chuyển đi nghỉ lễ và sum họp gia đình. Hiện tại, trước sự giận dữ ngày càng lớn của người dân Pháp, công ty đường sắt quốc gia Pháp đã phải đưa ra các biện pháp đặc biệt.
Trong ngày 22/12, 14 chuyến tàu cao tốc TGV đặc biệt sẽ được vận hành để chuyên chở các hành khách là 5.000 trẻ em từ 4 đến 14 tuổi cùng người đi cùng từ thủ đô Paris về các thành phố lớn khác trên khắp nước Pháp như Lyon, Marseillle, Bordeaux, Nantes hay Strasbourg.
Tỷ lệ các chuyến tàu cao tốc liên tỉnh cũng đang được cải thiện khi theo thông báo trung bình sẽ có 3 trên 5 tàu cao tốc hoạt động trong những ngày tới, dù con số này vẫn được cho là không thể đáp ứng đủ nhu cầu đi lại cao nhất trong năm tại Pháp./.
Theo Quang Dũng/VOV-Paris
Cuộc sống dân Pháp đảo lộn sau vụ cháy nhà máy hóa chất Sau khi nhà máy hóa chất Lubrizol bị lửa thiêu rụi, sức ép của người dân Pháp lên chính phủ ngày càng gia tăng. 5 ngày sau khi xảy ra vụ cháy lớn tại nhà máy hóa chất Lubrizol nằm ở thành phố Rouen, tỉnh Seine-Maritime, miền Bắc nước Pháp, giới chức Pháp đã công bố danh sách hơn 5.000 tấn hóa chất...