Đề cập tới tự do hàng hải, Tổng thống Mỹ tiếp tục “nắn gân” Trung Quốc
Phát biểu tại thủ đô New Delhi ngày 27/1, Tổng thống Mỹ Barack Obama khẳng định tự do hàng hải cần phải được tôn trọng tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Các học giả cho rằng đây là một thông điệp mà Mỹ muốn gửi tới Trung Quốc.
Tổng thống Mỹ Barack Obama (Ảnh: AFP)
Trong bài phát biểu trước hầu hết khán giả trẻ tại trung tâm sự kiện Siri Port khép lại chuyến thăm Ấn Độ, Tổng thống Obama hôm nay 27/1 một lần nữa đã đề cập tới vấn đề tự do hàng hải và các vụ tranh chấp chủ quyền biển đảo tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương thời gian qua.
“Mỹ hoan nghênh vai trò ngày càng lớn của Ấn Độ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nơi tự do hàng hải cần phải được duy trì và các vấn đề tranh chấp cần phải được giải quyết thông qua bằng các biện pháp hòa bình”, Tổng thống Obama nhấn mạnh.
Theo giới quan sát, tuyên bố nêu trên của Tổng thống Obama được coi là một thông điệp mà Mỹ muốn gửi tới Trung Quốc, trong đó khẳng định Ấn Độ có thể trở thành quốc gia giúp duy trì sự cân bằng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Video đang HOT
Trước đó, Trung Quốc đã phản ứng dữ dội sau khi Mỹ và Ấn Độ ra tuyên bố chung nhấn mạnh tới “tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn hàng hải và tự do đi lại”. Trong một tuyên bố, Bộ ngoại giao Trung Quốc khẳng định chỉ có các quốc gia có liên quan đến những tranh chấp trên Biển Đông mới nên tham gia vào vấn đề này.
Ngoài ra, cũng trong bài phát biểu, Tổng thống Obama đã đề cập tới vai trò của người dân Ấn Độ trong quá trình xây dựng một quốc gia giàu mạnh hơn trong thời gian tới.
Người đứng đầu chính phủ Mỹ tuyên bố: “Ấn Độ và Mỹ không chỉ là những đối tác tự nhiên. Tôi cho rằng Mỹ có thể trở thành đối tác tốt nhất của Ấn Độ. Dĩ nhiên, đây sẽ là vấn đề mà chỉ người dân Ấn Độ mới có thể quyết định được. Tuy vậy, tôi ở đây lúc này vì tôi tin rằng sự hợp tác giữa hai nước không chỉ mang tới nhiều việc làm và cơ hội cho người dân Ấn Độ và Mỹ mà còn giúp cho thế giới trở nên an toàn và ổn định hơn”.
Theo kế hoạch, Tổng thống Obama cùng phu nhân sẽ tới thăm Đền Taj Mahal trong ngày 27/1, nhưng chuyến đi đã bị hủy vì Nhà vua Abdullah của Ả-rập Xê-út qua đời.
Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ thăm Ấn Độ tới 2 lần khi còn đương nhiệm. Chuyến thăm nhằm mục đích củng cố cái mà ông Obama gọi là một trong những “mối quan hệ đối tác định hình thế kỷ 21″.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Nhật thúc đẩy hợp tác an ninh hàng hải với Ấn Độ
Nhân chuyến thăm Ấn Độ trong 2 ngày 16-17/1, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida đã thúc đẩy sự hợp tác chặt chẽ về an ninh hàng hải giữa hai nước, cho rằng cả hai nên chủ động nhận trách nhiệm đảm bảo tự do và ổn định hàng hải.
Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida (trái) và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong một cuộc gặp tại New Delhi ngày 16/1. (Nguồn: AFP/PIB).
Báo India Times dẫn lời Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida nhận định, Nhật và Ấn đều có những lợi ích to lớn trong khu vực kéo dài từ Ấn Độ Dương, qua biển Đông đến Thái Bình Dương. Bởi vây, hai nước cần phải tăng cường hợp tác trong "mối quan hệ đối tác đặc biệt" để bảo đảm an ninh hàng hải khu vực.
Phát biểu trước Hội đồng các vấn đề thế giới của Ấn Độ tại thủ đô New Delhi, Ngoại trưởng Kishida đã khéo léo đề cập đến Trung Quốc trong các xung đột ở biển Đông và nhắc lại lời đề nghị của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe về 3 nguyên tắc hành xử trên biển, bao gồm "không đe dọa hay sử dụng vũ lực" để đạt được các yêu sách lãnh thổ.
Ngoại trưởng Nhật kết luận rằng vai trò lãnh đạo của 2 nước là hết sức cần thiết cho khu vực và khẳng định: "Cả Nhật và Ấn đều là những nước ven biển có lợi ích phụ thuộc vào tự do hàng hải".
Theo India Times, các nguồn tin ngoại giao Nhật cho biết nước này muốn New Delhi giữ vai trò trung tâm trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Bởi hiện Bắc Kinh đang tăng cường sự hiện hiện trên biển cũng như trên không gần biên giới Nhật Bản, đồng thời Trung-Nhật đang có những tranh chấp lãnh thổ, đặc biệt là quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Tokyo ngày 14/1 đã thông qua ngân sách quốc phòng năm 2015 ở mức 42 tỷ USD, lần tăng thứ 3 liên tiếp sau hơn một thập niên cắt giảm chi tiêu quốc phòng, để đối phó với ảnh hưởng quân sự đang ngày một gia tăng của Trung Quốc trong khu vực.
Thoa Phạm
Theo Dantri/ India Times
Sử liệu Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa Nhà nghiên cứu Phạm Hoàng Quân (Tiền Giang) vừa công bố tác phẩm quan trọng &'Hoàng Sa, Trường Sa -Nghiên cứu từ sử liệu Trung Quốc' (NXB Văn hóa - Văn nghệ, 12/2014). Quan trọng không chỉ vì tính khai phóng vấn đề, chuẩn mực khoa học, văn phong sáng sủa, mà vì nó chỉ ra rằng lịch sử Trung Quốc từ thời...