Để “bóng đen Mỹ Lai” không bao giờ lặp lại trên trái đất này!
“Giờ đây, “Vấn đề Sơn Mỹ” không còn là sự tranh cãi về những gì đã diễn ra, những gì đã được phơi bày, mà là làm thế nào để bóng đen ở Sơn Mỹ, nỗi kinh hoàng ở Mỹ Lai 50 năm trước đây vĩnh viễn không bao giờ lặp lại ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Ngọc Dũng nhấn mạnh.
Sáng 16/3, tại khu chứng tích Sơn Mỹ (xã Tịnh Khê, TP. Quảng Ngãi), tỉnh Quảng Ngãi tổ chức Lễ tưởng niệm 50 năm ngày 504 thường dân Sơn Mỹ bị thảm sát (16/3/1968 – 16/3/2018).
Dự lễ tưởng niệm có nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng phu nhân; Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình; Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi. Hàng ngàn người dân tỉnh Quảng Ngãi, cựu chiến binh Mỹ và bạn bè quốc tế cũng đã đến dự lễ tưởng niệm.
Cách đây 50 năm, chỉ trong một buổi sáng, 504 đồng bào Sơn Mỹ, phần lớn là người già, phụ nữ và trẻ em đã bị binh lính Mỹ giết hại dã man. Cũng chính từ thời điểm ấy, Sơn Mỹ trở thành nỗi đau khôn nguôi của toàn thể nhân dân Việt Nam và những người có lương tri trên thế giới.
Các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi và hàng ngàn người dân dành một phút mặc niệm 504 thường dân vô tội bị sát hại
Tiếng chuông Sơn Mỹ vang lên như lời nguyện cầu cho 504 thường dân vô tội
Phát biểu tại lễ tưởng niệm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Ngọc Dũng, khẳng định: vụ thảm sát Sơn Mỹ không phải là vụ việc duy nhất nhưng là một vụ việc điển hình cho những tội ác dã man mà các thế lực hiếu chiến đã gây ra cho nhân dân Quảng Ngãi, nhân dân Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh, tiêu biểu cho nỗi đau thương tột cùng mà nhân dân Việt Nam phải gánh chịu. Nhìn trên bình diện rộng lớn hơn, thì ngay từ thời ấy, báo chí quốc tế đã ví Sơn Mỹ với Auradour, Guernica, Hiroshima – những vụ thảm sát kinh hoàng trên thế giới.
Video đang HOT
Sau ngày đất nước hòa bình, người dân Sơn Mỹ đã vượt qua nỗi đau để mở rộng vòng tay bao dung, đã chân tình đón tiếp những cựu binh Mỹ tìm về nơi đây như một chốn hành hương, để họ đối diện với sự thật, đối diện với chính mình và tìm thấy sự thanh tẩy tâm hồn ở một miền đất đang hồi sinh.
Người dân Sơn Mỹ đã mở rộng lòng bao dung, khép lại quá khứ để cùng hướng đến tương lai tươi đẹp
Khép lại quá khứ để cùng hướng đến tương lai, kết thân bè bạn với các quốc gia, các dân tộc trong cùng khát vọng hoà bình, tiến bộ không chỉ là chủ trương của Đảng và Nhà nước Việt Nam mà còn là lẽ sống, là đạo lý thấm đậm trong cách ứng xử của mỗi người dân Việt, trong đó có những người dân Sơn Mỹ.
“Giờ đây, “Vấn đề Sơn Mỹ” không còn là sự tranh cãi về những gì đã diễn ra, những gì đã được phơi bày, mà là làm thế nào để bóng đen ở Sơn Mỹ, nỗi kinh hoàng ở Mỹ Lai 50 năm trước đây vĩnh viễn không bao giờ lặp lại ở bất cứ nơi đâu trên trái đất này”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi nhấn mạnh.
Mở rộng lòng bao dung, khép lại quá khứ để cùng hướng đến tương lai là những gì người dân Sơn Mỹ hôm nay đã và đang thực hiện.
“Gia đình tôi đã mất trong vụ thảm sát 50 năm trước. Hôm nay tôi đến đây để cầu nguyện cho họ và những người đã mất. Và, tôi nguyện cầu cho một thế giới bình yên để không còn những mất mát, đau thương như ở Sơn Mỹ”, ông Trần Nam (xã Tịnh Khê, TP Quảng Ngãi) nói.
Tại lễ tưởng niệm, các vị lãnh đạo cùng người dân đã đặt hoa tưởng niệm 504 thường dân Sơn Mỹ đã thiệt mạng trong vụ thảm sát:
Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đặt hoa tưởng niệm
Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đặt hoa tưởng niệm
Chánh án TAND tối cao Nguyễn Hòa Bình đặt hoa tưởng niệm
Dịp này, hàng trăm cựu chiến binh và người dân Mỹ cũng đến dự lễ tưởng niệm.
Quốc Triều
Theo Dantri
Báo chí quốc tế đổ về Quảng Ngãi đưa tin dịp 50 năm thảm sát Mỹ Lai
Nhiều kênh truyền hình, hãng thông tấn nổi tiếng quốc tế của Pháp, Anh, Mỹ, Đức, Nhật Bản... đăng ký tác nghiệp báo chí nhân lễ tưởng niệm 50 năm vụ thảm sát Mỹ Lai (Quảng Ngãi).
Sáng 13.3, lãnh đạo Sở Ngoại vụ Quảng Ngãi, cho biết nhiều kênh truyền hình, hãng thông tấn nổi tiếng quốc tế đăng ký tác nghiệp báo chí sự kiện tưởng niệm 50 năm vụ thảm sát Mỹ Lai. Số lượng đoàn và nhà báo đến tác nghiệp tăng hơn gấp đôi so với dịp 40 năm.
Theo đó, nhiều văn phòng thường trú của các hãng tin như Reuters (Anh), AFP (Pháp), AP (Mỹ), The Yomiuri Simbun, The Asahi Shinbun, Truyền hình NHK, báo Akahata, Phân xã Kyodo News (Nhật Bản) tại Hà Nội; Thông tấn DPA, kênh truyền hình Đức ZDF, báo Frankfuter Allgemeine Zeitung (Đức); báo RIA (Nga), Hãng VVTH Al - Jazeera (Quatar)... cử hàng chục nhà báo đến Quảng Ngãi tác nghiệp.
Nhiều nhà báo của các kênh truyền hình nổi tiếng thế giới tác nghiệp ở khu chứng tích Sơn Mỹ, nơi xảy ra vụ thảm sát Mỹ Lai. Ảnh: Minh Hoàng.
Ông Phan Văn Đỗ, đại diện Tổ chức Madison Quakers Inc. (Mỹ) tại Việt Nam, cho hay khác với nhiều năm trước, năm nay có ông Ronald Haeberle, tác giả bộ ảnh vụ thảm sát Mỹ Lai cùng một số cựu binh, giáo viên nghỉ hưu, thợ máy (quốc tịch Mỹ) yêu chuộng hòa bình đến dự lễ tưởng niệm.
Dịp này, ông Gerard Boivineau, cựu Tổng Lãnh sự Pháp cùng phu nhân; nghệ sĩ nhân dân Trà Giang, hoa hậu Ngọc Hân cùng nhiều thành viên Quỹ hòa bình Mỹ Lai cũng về dự.
Ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ngãi, chia sẻ lễ tưởng niệm 50 năm vụ thảm sát Mỹ Lai là dịp để ôn lại quá khứ đau thương, mất mát to lớn của nhân dân Việt Nam nói chung và Quảng Ngãi trong chiến tranh.
"Nhìn lại quá khứ cũng là để kêu gọi mọi người chung tay xây dựng thế giới hòa bình. Đây cũng là dịp giới thiệu, quảng bá hình ảnh, con người Quảng Ngãi đến với bạn bè quốc tế về nghị lực vượt qua mất mát, vươn lên từ mảnh đất đau thương hồi sinh, phát triển", ông Trí nói.
50 năm trước, một trung đội Mỹ tràn vào làng Sơn Mỹ. Trong sáng 16.3.1968, họ đã sát hại 504 thường dân vô tội, hầu hết là phụ nữ và trẻ em. Đến tháng 11.1969, vụ thảm sát mới được đăng tải trên các tạp chí Time, Life và Newsweek. Tin tức về vụ thảm sát hâm nóng thêm phong trào phản đối chiến tranh ở Việt Nam.
Theo Minh Hoàng (Zing)
50 năm sau thảm sát Sơn Mỹ: Phủ màu xanh lên "vùng đất chết" Vùng đất Sơn Mỹ ở xã Tịnh Khê (TP. Quảng Ngãi) vốn được mệnh danh là "vùng đất chết", bởi 50 năm trước, vào ngày 16.3.1968 lính Mỹ đã gây ra vụ thảm sát kinh hoàng tại nơi đây. Chiến tranh đã để lại mảnh đất này nỗi đau xé lòng, nhưng vượt qua thương đau, bằng ý chí và nghị lực phi...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Bến Tre: Người đàn ông chửi bới tại bệnh viện, đăng clip lên mạng xã hội

Thêm một vụ thả diều đe dọa an toàn bay tại Nội Bài

Mẹo hay giúp mở hộp thoại Run trên Windows

Hoàn cảnh của nam thanh niên đập vỡ kính ô tô của người khác

Nữ sinh túm tóc, đánh bạn ngã ngửa tại quán ăn

Choáng: Hôm nay nhiệt độ ngoài trời ở TP.HCM có thể đến 53 độ C

Hàng nghìn người xuống đường Lê Duẩn xem tổng hợp luyện diễu binh 30-4

Bộ Công an: Sẽ điều tra, xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật

Thông tin về thời gian phá dỡ tòa nhà "Hàm cá mập" ở Hà Nội

Tài xế kể nguyên nhân khiến xe chở 20 học sinh bị lật

Bãi biển ở Nha Trang bị giăng kẽm gai, rào chắn

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng đàm phán với Mỹ để cân bằng thương mại
Có thể bạn quan tâm

Không chấp nhận kết quả xét nghiệm ADN bố chồng làm, tôi đưa chồng con đi giám định khiến bí mật gia đình lật tẩy
Góc tâm tình
20:18:18 23/04/2025
Khởi tố 6 côn đồ về tội giết người ở phố đi bộ Bạch Đằng
Pháp luật
20:17:20 23/04/2025
Cái khó của Đông Nhi
Nhạc việt
20:16:20 23/04/2025
Vinicius tự dập tắt giấc mộng Saudi Arabia
Sao thể thao
20:04:40 23/04/2025
1 triệu lượt xem clip 18s Xuân Hinh diễn 1 vai không lời: Chỉ cười và nháy mắt nhưng được ví như nam thần
Sao việt
20:00:10 23/04/2025
Nhan sắc tựa nàng thơ của cô gái 17 tuổi đóng phim Victor Vũ
Hậu trường phim
19:51:53 23/04/2025
Fed phát tín hiệu giữ nguyên lãi suất bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump
Thế giới
19:35:10 23/04/2025
Ái nữ siêu cấp xinh đẹp của Steve Jobs biểu tượng của hội rich kid xứ cờ hoa một thời bây giờ ra sao?
Netizen
18:49:06 23/04/2025
Hot boy Vietnam Idol Kids tái xuất lạ lẫm sau gần 10 năm, tại sao lại chọn NSX Anh trai chông gai?
Tv show
18:34:32 23/04/2025
Thuốc và các phương pháp điều trị Hội chứng Beckwith-Wiedemann
Sức khỏe
18:17:44 23/04/2025