Để bộ đội ấm trong những ngày lạnh giá
Hơn một tháng qua, tại các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc rét đậm, rét hại. Các đơn vị trên địa bàn Quân khu 2 đã chủ động làm tốt công tác phòng, chống rét cho bộ đội, bảo đảm quân số khỏe tham gia thực hiện nhiệm vụ.
Trước đây, mỗi khi làm nhiệm vụ canh gác, Binh nhất Bùi Văn Vững (Trung đội 2, Đại đội Vệ binh, Tiểu đoàn 15, Bộ Tham mưu Quân khu 2) chỉ cần mặc đúng lễ tiết tác phong quân nhân sẽ bảo đảm sức khỏe. Thế nhưng, khi nền nhiệt giảm sâu, Binh nhất Vững đội thêm mũ bông, mặc áo trấn thủ, khăn quàng cổ và đi găng tay. Vững chia sẻ: “Trời lạnh mà chủ quan, mặc đơn giản thì rất dễ bị ốm. Vì thế, tôi luôn thực hiện đúng lời khuyên của chỉ huy và nhân viên quân y, chú ý giữ ấm cho cơ thể để giữ gìn sức khỏe, bảo đảm chất lượng thực hiện nhiệm vụ được tốt hơn…”.
Cùng chỉ huy Tiểu đoàn 15 đi kiểm tra doanh trại, chúng tôi thấy hệ thống chống gió lùa tại các phòng ở của chiến sĩ được bảo đảm tốt, giường nằm đều có đủ chăn bông, đệm ấm. Thiếu tá Đỗ Văn Binh, Phó tiểu đoàn trưởng, cho biết: 100% cán bộ, chiến sĩ đơn vị được bảo đảm đủ quân tư trang thực hiện nhiệm vụ. Cùng với đó, chỉ huy đơn vị còn chỉ đạo bộ phận nuôi quân thường xuyên thay đổi cách chế biến món ăn, bảo đảm đủ thành phần dinh dưỡng, hợp khẩu vị để bộ đội ăn hết tiêu chuẩn. Đặc biệt, bộ phận nuôi quân tiến hành chia cơm, canh và thức ăn ngay sát giờ ăn để cán bộ, chiến sĩ được ăn nóng, ăn ngon.
Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 15 (Bộ Tham mưu Quân khu 2) trong giờ huấn luyện.
Video đang HOT
Thực tế mỗi khi thời tiết chuyển lạnh, những quân nhân có sức đề kháng yếu thường mắc một số bệnh như: Viêm đường hô hấp cấp, nhiễm khuẩn não mô cầu, quai bị, ho, cảm cúm kéo dài… Ở Tiểu đoàn 15, bộ đội thường xuyên hoạt động ngoài trời và ban đêm, nên nguy cơ bị bệnh càng cao. Theo Thiếu tá Đỗ Văn Binh, để chủ động bảo vệ sức khỏe cho cán bộ, chiến sĩ, tiểu đoàn thường xuyên tổ chức tổng dọn vệ sinh doanh trại, khu vực nhà ăn, nhà bếp; chỉ đạo bộ phận quân y tăng cường theo dõi, kiểm tra sức khỏe, định kỳ nhỏ tỏi và bảo đảm nước muối pha loãng cho bộ đội. Cán bộ các cấp chủ động theo dõi các bản tin thời tiết để bố trí lịch và địa điểm học tập, công tác cho phù hợp; sâu sát, gần gũi chiến sĩ, kịp thời nhắc nhở phòng, chống rét và tăng cường kiểm tra các vọng gác.
Thời gian này, Lữ đoàn Công binh 543 (Quân khu 2) có nhiều lực lượng thực hiện nhiệm vụ ở vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt, có những khu vực nền nhiệt giảm sâu như ở huyện Mường Khương (Lào Cai); huyện Vị Xuyên (Hà Giang). Đảng uỷ, chỉ huy lữ đoàn và cấp uỷ, chỉ huy các đơn vị cũng chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống rét cho bộ đội.
Thiếu tá Sa Nhật Đặng, Chính trị viên Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 543 kể: “Ngoài việc gia cố nơi ở chắc chắn, chúng tôi còn sử dụng các tấm bạt, làm vách tre, nứa chống gió lùa, bảo đảm nước nóng để bộ đội sử dụng và triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh mùa đông”…
Tìm hiểu chúng tôi được biết, chỉ huy Lữ đoàn Công binh 543 đã chỉ đạo cơ quan hậu cần thường xuyên nắm chắc tình hình thời tiết, kịp thời báo cáo, đề xuất các biện pháp chống rét cho bộ đội; dùng hệ thống bếp lò hơi để có nước nóng cho bộ đội tắm ở hầu hết các điểm đóng quân tập trung. Tại một số địa điểm thiếu hệ thống bếp lò hơi, các đơn vị chủ động tổ chức đun nước nóng cho cán bộ, chiến sĩ sinh hoạt. 100% các điểm đóng quân bảo đảm cho bộ đội được ăn nóng, uống sôi; cán bộ, chiến sĩ có đủ đệm ấm và chăn bông. Riêng lực lượng thực hiện nhiệm vụ ở khu vực nền nhiệt giảm sâu, mỗi quân nhân được trang bị 2 chăn bông. Lữ đoàn Công binh 543 còn tổ chức quyên góp quần áo, nhất là quần áo ấm để tăng cường thêm cho các lực lượng thực hiện nhiệm vụ ở biên giới, vùng sâu.
Còn tại các đơn vị đóng quân ở khu vực biên giới (như: Trung đoàn 880, Bộ CHQS tỉnh Lai Châu; Đoàn Kinh tế-Quốc phòng 345, 356…) thường có nền nhiệt thấp, thậm chí xuất hiện mưa tuyết và băng giá, đã chủ động đề nghị cấp trên bảo đảm quân trang chống rét, củng cố doanh trại, đẩy mạnh tăng gia sản xuất để đủ nguồn thực phẩm; đồng thời tích cực hướng dẫn, giúp đỡ nhân dân vùng dự án phòng, chống rét cho cây trồng, vật nuôi.
Đại tá Lê Thanh Đồng, Trưởng phòng Quân nhu, Cục Hậu cần Quân khu 2, khẳng định: “Phòng quân nhu đã chủ động tham mưu với thủ trưởng Cục Hậu cần, đề nghị cấp trên bảo đảm quân trang cho 100% cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang quân khu; đặc biệt ưu tiên các đơn vị đóng quân ở vùng rét đậm, rét hại. Khi hạ sĩ quan, chiến sĩ xuất ngũ, các đơn vị thu hồi những quân trang dùng chung, phân loại, giặt sạch, đưa vào bảo quản để tiếp tục sử dụng…”.
Chủ động bảo vệ đàn gia súc, giảm thiệt hại do rét đậm, rét hại
Để chủ động phòng, chống rét cho đàn gia súc, Hà Giang đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống rét cho đàn gia súc nhằm giảm tối đa thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra.
Trong những ngày gần đây, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm rét hại có thể kéo dài, khiến nhiệt độ giảm sâu. Tại nhiều địa phương vùng sâu, xa, biên giới của tỉnh Hà Giang chìm trong giá rét, nhiều xã biên giới ở các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Hoàng Su Phì, Xín Mần, nhiệt độ vào ban đêm và sáng sớm có nơi xuống đến -1 độ, -2 độ C và đã xuất hiện băng tuyết, sương muối. Để chủ động phòng, chống rét cho đàn gia súc, Hà Giang đã triển khai nhiều biện pháp phòng chống rét cho đàn gia súc nhằm giảm tối đa thiệt hại do rét đậm, rét hại gây ra.
Cán bộ huyện Mèo Vạc (Hà Giang) trực tiếp xuống các thôn, bản hướng dẫn nhân dân thực hiện công tác phòng, chống rét cho đàn gia súc. Ảnh: Minh Đức/TTXVN phát
Là huyện vùng cao núi đá phía Bắc của tỉnh, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) có độ cao trên 1.600 m so với mặt nước biển, khí hậu ở đây rất khắc nghiệt, mùa đông rét đậm, rét hại kéo dài. Những ngày gần đây, huyện Mèo Vạc chìm trong giá rét kèm theo mưa nhỏ gây ảnh hưởng không nhỏ đến đàn gia súc. Nhằm chủ động phòng, chống rét, đảm bảo đàn gia súc phát triển ổn định, UBND huyện Mèo Vạc đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông và các xã, thị trấn trên địa bàn cử cán bộ xuống cơ sở hướng dẫn bà con dân tộc thiểu số triển khai các biện pháp phòng, chống đói, rét cho đàn gia súc.
Ông Nguyễn Cao Cường, Chủ tịch UBND huyện Mèo Vạc cho biết: Huyện Mèo Vạc hiện có trên 86.440 con gia súc, để đảm bảo đàn gia súc phát triển ổn định, UBND huyện đã chủ động triển khai nhiều giải pháp như: Thành lập tổ chỉ đạo phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn gia súc; phân công các thành viên, các ban, ngành, đoàn thể tăng cường kiểm tra, hướng dẫn nhân dân triển khai các biện pháp phòng, chống đói rét cho đàn gia súc. Các cơ quan chức năng của huyện đẩy mạnh tuyên truyền đến các hộ chăn nuôi chuẩn bị vật liệu giữ ấm cho gia súc; tận dụng vật liệu có sẵn tại địa phương như thân cây ngô, bao tải để che chắn chuồng trại.
Đặc biệt, khi rét đậm rét hại, nhiệt độ xuống thấp, hướng dẫn bà con không thả rông và không chăn thả gia súc, tăng cường chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng trâu, bò già yếu, gia súc non, nhằm tăng sức đề kháng của cơ thể. Các cơ quan chức năng của huyện cũng tuyên truyền cho người dân cách chăm sóc diện tích cỏ, chế biến thức ăn gia súc theo phương pháp ủ chua, phơi khô; thực hiện tiêu độc, khử trùng chuồng trại, tránh phát sinh dịch bệnh...
Ý thức việc bảo vệ đàn gia súc của gia đình trong những ngày rét đậm rét hại này, gia đình anh Thào Mí Chơ ở xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc đã thực hiện tốt phòng, chống rét cho đàn gia súc. Hiện gia đình anh có đàn bò gồm 6 con, trong những ngày rét đậm rét hại, nhiệt độ xuống dưới 7 độ C, gia đình anh đã không thả rông đàn bò mà nuôi nhốt ở trong chuồng trại, bổ sung thêm thức ăn cho bò như cho ăn thêm cỏ tươi, uống nước ấm pha thêm một chút muối. Gia đình ủ chua cỏ, mua bạt và lấy thân cây ngô khô về che chắn chuồng trại bảo vệ đàn gia súc.
Trong những ngày này, huyện Xín Mần cũng triển khai khẩn trương nhiều biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn gia súc. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông huyện Xín Mần thường xuyên cử cán bộ chuyên môn xuống hỗ trợ các hộ gia đình, kiểm tra đôn đốc người dân thực hiện các biện pháp phòng chống đói, rét cho đàn gia súc. Đội ngũ cán bộ thú y các xã, thị trấn trên địa bàn huyện thường xuyên theo dõi nắm bắt tình hình sức khỏe vật nuôi, vận động nhân dân không cho trâu bò cày kéo, chăn thả tự do nhất là những ngày nhiệt độ giảm sâu, tăng cường thêm thức ăn cho gia súc so với ngày thường; che chắn chuồng trại, sưởi ấm và làm áo khoác giúp gia súc giữ ấm, tăng khả năng chống rét.
Theo ông Hoàng Hải Lý, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang, Hà Giang hiện có gần 123.000 hộ chăn nuôi trâu, bò với tổng đàn gia súc gần 300.000 con. Để bảo vệ tốt đàn gia súc trong mùa đông, ngành nông nghiệp tỉnh Hà Giang đã chỉ đạo 11 huyện, thành phố vận động người dân xây dựng chuồng trại kiên cố, đảm bảo giữ ấm cho gia súc. Đồng thời, mở rộng diện tích trồng cỏ nhằm cung cấp nguồn thức ăn thô xanh cho đàn gia súc.
Hiện UBND 11 huyện, thành phố trong tỉnh đã chỉ đạo các xã, thị trấn tổ chức cho người dân ký cam kết thực hiện các biện pháp dự trữ thức ăn và phòng chống đói rét cho gia súc trong vụ Đông Xuân 2020 - 2021. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, toàn tỉnh có gần 100% số hộ chăn nuôi đã dựng được chuồng trại chăn nuôi; trong đó có trên 80% chuồng trại kiên cố. Toàn tỉnh đã trồng được khoảng 30.000 ha cỏ Goatemala và cỏ voi, cộng với lượng thức ăn là tinh bột đảm bảo lượng thức ăn dự trữ cho đàn gia súc trong mùa đông này.
Theo dự báo, tình hình thời tiết trong những ngày tới, băng tuyết, sương muối và rét đậm rét hại vẫn còn tiếp diễn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang khuyến cáo các gia đình có vật nuôi tùy vào tình hình thực tế cần lên phương án và chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để chủ động phòng chống đói, rét cho đàn gia súc.
Lạnh 7 độ C, học sinh vùng cao Lào Cai phải nghỉ học để tránh rét Các đợt không khí lạnh liên tiếp tăng cường khiến nhiều học sinh ở vùng cao Lào Cai phải nghỉ học để tránh rét. Do nhiệt độ các khu vực vùng cao hạ xuống chỉ còn 6-7 độ C, thậm chí thấp hơn, từ sáng 18/12, một số trường học tại Sa Pa, Bắc Hà của Lào Cai đã phải cho học sinh...