Đê biển nguy cơ sạt lở, đe dọa hàng ngàn hộ dân
Hàng ngàn hộ dân xã Dân Thành và nhiều xã khác của huyện Duyên Hải (Trà Vinh) thời gian này luôn sống trong lo sợ trước nguy cơ đê biển Hải Thành Hòa có thể sạt lở và vỡ bất cứ lúc nào.
Theo chính quyền xã Dân Thành, đê biển Hải Thành Hòa (khu vực cồn Nhàn, ấp Mù U) được đào đắp khoảng năm 1996, dài nhiều km, bề rộng chân đê hơn 3m, chủ yếu là đất.
Thời điểm trước khi có các dự án lớn xây dựng tại đây, đê rất vững chắc nên người dân yên tâm sinh sống. Phía trong đê là đất trồng hoa màu, nuôi thủy sản…, là những mưu sinh kinh tế từ bao đời nay.
Đê biển Hải Thành Hòa đi qua địa bàn ấp Mù U, xã Dân Thành, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.
Tuy nhiên, từ khi có dự án xây dựng luồng tàu biển và nhà máy nhiệt điện trên địa bàn, việc các tàu, sà lan liên tục bơm cát gần khu vực đê để phục vụ cho dự án đã làm cho đất, cát ở chân đê bị hụt, sóng lớn đánh vào khiến chân đê bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Video đang HOT
Theo người dân, trước đây có một đê bao phía ngoài nhưng đã bị vỡ thành nhiều đoạn, phần nào đó làm cho triều cường và sóng đánh nhiều hơn vào bên trong.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Dương Hoàng Đủ – Trưởng ấp Mù U (xã Dân Thành) – cho biết, khoảng giữa tháng 10/2012, đê biển Hải Thành Hòa đã xảy ra một vụ sạt lở nghiêm trọng. Sau đó, ngành chức năng đã huy động lực lượng gia cố khắc phục. Tuy nhiên theo ông Đủ, việc khắc phục chỉ là tạm thời khi chỉ có đất và cừ tràm đóng xuống chắn sóng.
“Nếu như xảy ra sạt lở lớn, khoảng 70% xã Dân Thành sẽ bị ảnh hưởng”, ông Đủ lo lắng. Cũng theo ông Đủ, nguyên nhân là do việc đào đất, cát quá gần chân đê để phục vụ san lấp mặt bằng các dự án cùng đó là triều cường dâng, sóng lớn nên chân đê bị sạt.
Những đợt sóng lớn đánh vào uy hiếp bờ đê.
Có mặt tại tuyến đê biển thuộc địa bàn ấp Mù U, theo quan sát của PV Dân trí, tuyến đê này cách biển khoảng 500m và liên tục bị những đợt sóng lớn đánh vào. Thời điểm PV ghi nhận, nhiều đoạn đã được đóng cừ cây tràm để chống sạt lở.
Cách đê biển lớn khoảng vài trăm mét ở phía ngoài có những đoạn đê bị vỡ từng khúc. Người dân cho biết, trước đó đã bị sóng đánh nên không giữ lại được. “Tuy nhiên với việc khai thác cát liên tục thì khó có thể nói trước việc ảnh hưởng của nó đến đê biển bên trong này”, một người dân sống gần đó đánh giá.
Địa phương chỉ có thể tạm thời dùng cừ tràm đóng xuống để chắn đỡ sóng.
Người dân cũng nhận định việc khai thác đất, cát phục vụ công trình nhà nước để phát triển kinh tế xã hội địa phương ai cũng mừng nhưng khai thác như thế nào để gây ảnh hưởng đến đê biển, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân thì không nên.
Trao đổi với PV Dân trí, Trưởng ấp Mù U Dương Hoàng Đủ cho biết, địa phương nhận được rất nhiều phản ánh của bà con về tình trạng này. Địa phương cũng đã kiến nghị lên cơ quan chức năng xem xét để bảo đảm an toàn cho đê biển cũng là bảo đảm cho cuộc sống dân sinh được tốt hơn.
Theo Dantri
Áp thấp đổ bộ vào Nam bộ và tan dần
Tối 15.11, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư đã phát đi bản tin cuối cùng về áp thấp nhiệt đới (ATNĐ).
Gia cố các đoạn đê kè có nguy cơ sạt lở - Ảnh: T.T.Phong
Theo đó, sau khi đi vào khu vực biển từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Cà Mau, ATNĐ đã suy yếu thành một vùng áp thấp và tiếp tục di chuyển theo hướng giữa tây và tây tây bắc, suy yếu rồi tan dần. Do ảnh hưởng của hoàn lưu vùng áp thấp kết hợp với nhiễu động trong đới gió đông trên cao nên ở các tỉnh trung và nam Trung bộ tiếp tục có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và giông.
Trước đó, nhiều tỉnh ĐBSCL đã họp chủ động phòng tránh thiệt hại. Tại Bạc Liêu, tỉnh huy động hàng ngàn thanh niên tình nguyện, quân nhân giúp dân chằng néo nhà cửa; gia cố, bảo vệ trường học, đường giao thông và các đoạn đê kè xung yếu. Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo các trường trong tỉnh cho sinh viên, học sinh các cấp tạm nghỉ học từ ngày 15.11 đến khi có lệnh mới.
Tại Kiên Giang, Phòng GD-ĐT TP.Rạch Giá thông báo cho học sinh tiểu học và một số trường mẫu giáo trên địa bàn nghỉ học từ chiều 15.11. Một số tuyến tàu cao tốc chở khách từ đất liền ra các đảo, trong đó có đảo Phú Quốc cũng tạm ngưng hoạt động từ chiều 15.11. Tại Cà Mau, đến 16 giờ cùng ngày đã kêu gọi vào bờ được 313 tàu/2.467 thuyền viên; còn 910 tàu/7.885 thuyền viên hoạt động xa bờ đã tìm được nơi trú ẩn hoặc thoát khỏi khu vực nguy hiểm.
Tại Hậu Giang, Sở GD-ĐT cho học sinh mẫu giáo, tiểu học nghỉ đến sáng 17.11 mới trở lại trường. Các bến đò ngang sông, đò dọc kênh rạch tạm ngưng hoạt động cho đến khi ATNĐ tan hoàn toàn...
Theo TNO
Đê biển bị bão số 8 "xé tan", thiệt hại hơn 22 tỷ đồng Sáng nay 14/11, ông Hoàng Thanh Phong, Giám đốc Công ty bảo hiểm PJICO Quảng Bình cho biết, tổng mức thiệt hại công trình đường đê biển nối cảng Hòn La với đảo Hòn Cỏ do bão số 8 gây ra là hơn 22 tỷ đồng. Sau một thời gian giám định, Công ty Cổ phần Giám định Thái Dương (trụ sở tại...