Để bị cắn hơn 1000 lần, nhà khoa học hoàn thành “Thang đo độ đau do côn trùng đốt”
Để hoàn thành “Thang đo độ đau do côn trùng đốt”, một nhà khoa học đã dùng chính cơ thể mình làm vật thí nghiệm và chịu hơn 1000 vết cắn từ 150 loại côn trùng khác nhau.
Loại côn trùng nào đốt đau nhất? Đây thực sự là một nghiên cứu bài bản được thực hiện bởi nhà khoa học Justin Schmidt, đến từ Viện Sinh học Southwestern (Arizona, Mỹ). Điều đáng nói ở đây là để có được kết quả chân thực và chính xác nhất, chuyên gia này đã “hiến thân” cho khoa học, khi tự cho các loài côn trùng đốt mình, rồi từ đó xếp loại cấp độ đau, cũng như miêu tả cảm giác đau theo cách mà ông cảm nhận.
Nhà khoa học Justin Schmidt
Sau hàng ngàn lần bị đốt bởi 150 loại côn trùng khác nhau như: ong, kiến, ong bắp cày, muỗi… cuối cùng Justin đã đúc kết được một “Thang đo độ đau do côn trùng đốt”. Được biết, Thang đo này phân làm 5 cấp từ “0″ – không gây đau đớn cho đến “4″ – đau đến mức không chịu nổi.
Công trình nghiên cứu của Justin Schmidt thực sự là một tài liệu tham khảo cực kỳ có giá trị về côn trùng học, bởi không phải ai cũng dám lấy chính bản thân mình ra làm vật thí nghiệm, chịu rất nhiều đau đớn để có một kết quả chính xác và chi tiết đến vậy. Bên cạnh giá trị về mặt nghiên cứu, Thang đo còn là “cẩm nang sinh tồn” cho mọi người biết được mức độ nguy hiểm của các loài côn trùng mà mình gặp phải, từ đó có biện pháp phòng tránh thích hợp.
Dưới đây, hãy cùng điểm qua cú đốt của một vài loài côn trùng điển hình và quen thuộc trong Thang đo của Justin:
Cú đốt của loài kiến lửa mà chúng ta thường gặp được xếp vào cấp độ 1. Theo miêu tả, việc bị kiến đốt sẽ mang lại cảm giác như một cú giật điện: bất ngờ và đau nhói nhưng lại không kéo dài.
Chúng ta thường nghĩ bị ong châm đã là rất đau nhưng trong Thang đo của Justin, nó chỉ mới dừng lại ở cấp độ 2. Theo mô tả, sau khi bị ong mật đốt, nạn nhân sẽ cảm thấy nóng ran tại vết thương và làn da như bị ăn mòn dần. Cảm giác này tương tự như bị đốt bởi một que diêm hay dính phải acid. Bên cạnh đó, cú đốt do ong gây ra sẽ ngày một đau hơn thay vì chỉ chớp nhoáng như đòn tấn công của loài kiến.
Video đang HOT
Kiến gặt đập đỏ là một loài thuộc chi Pogonomyrmex và thường sinh sống ở châu Mỹ. Vết cắn của loài kiến này đáng sợ hơn rất nhiều so với kiến lửa, bởi nó gây ra cảm giác đau như dùng một mũi khoan khoét vào da thịt của mình vậy.
Ở cấp độ 4, chúng ta có một đại diện của họ nhà ong chính là ong bắp cày. “Chỉ kéo dài vài phút nhưng lại cực kỳ đau đớn, đau dữ dội và như bị giật bởi dòng điện mạnh do vô tình làm rơi máy sấy tóc đang chạy vào trong bồn tắm”, chính là những mô tả về đòn tấn công của loài côn trùng này!
Theo trải nghiệm của Justin, trên tất thảy mọi loại côn trùng, kiến đầu đạn xứng đáng đứng ở ngôi vương với cú đốt đau nhất.Mặc dù cũng được xếp ở cấp độ 4 như ong bắp cày và một số loài khác, nhưng vết đốt của kiến đầu đạn mang lại cảm giác đau vượt trội hơn hẳn.
Cụ thể sau khi bị tấn công, nạn nhân sẽ ngay lập tức cảm nhận cơn đau buốt, nhức nhối một cách đáng sợ. “cảm giác không khác gì đang đi trên những viên than cháy đỏ, trong khi chân bạn bị găm những chiếc đinh dài 3 inch ở gót”, chính là nhận định của nhà côn trùng học về cú đốt của loài kiến đáng sợ này. Chưa dừng lại ở đó, điều khiến kiến đầu đạn luôn giữ vững ngôi vị quán quân chính là cơn đau do nó gây ra thậm chí còn kéo dài 12- 24 tiếng.
Thảo Vy
Theo dantri.com.vn
6 loài vật chờ cả đời để được "tình một đêm"... rồi chết
Loài chuột Antechinus thường xuyên được lên các bản tin gần đây vì lý do chúng "chơi trò chơi người lớn" quá nhiều dẫn đến chết. Đây không phải là sự suy thoái trong quá trình tiến hóa, mà thức chất là đặc điểm riêng của loài.
Một con chuột Anutechinus đực dành nửa cuộc đời của chúng để quan hệ giao phối tới 14 tiếng mỗi ngày. Và đó không phải những cuộc mây mưa nhẹ nhàng, tình cảm mà là kiểu giao phối "đánh nhanh thắng nhanh". Kiểu giao phối này nhanh đến mức vượt quá khả năng cung cấp tinh trùng của cơ thể và khiến chúng kiệt sức hoàn toàn. Chúng sẽ rụng lông, chảy nhiều máu trong và chết trước khi kịp đón sinh nhật đầu tiên của mình.
Một chú Antechinus đực khiêm nhường... trước khi "lâm trận"
Và để vinh danh sự ra đi đầy bi thảm của loài chuột Anutechinus, bài viết này sẽ cung cấp thêm cho bạn một số loài khác trên Trái Đất này cũng sống chỉ để sinh sản... rồi chết. Có một cái tên khoa học dành riêng cho những loài này là semelparous animals (động vật bán tinh). Những loài động vật này chỉ có một cơ hội để giao phối và sinh sản trong đời, nhưng đôi khi là chúng giao phối liên tục cho đến lúc chết.
Các loài semelparous chắc chắn sẽ chết sau mùa giao phối, nhưng chúng không bận tâm về việc phải sống sót. Do vậy, những con đực sẽ dồn hết sức lực để tìm bạn đời và "chiến đấu". Tuy nhiên, khá ít loài động vật có vú và động vật có xương sống lựa chọn kiểu sinh sản này.
Ong đực
Đây là một ví dụ điển hình. Không như những con cái, ong đực sinh ra chỉ để giao phối với ong chúa. Thi thoảng chúng sẽ sử dụng cánh để làm mát tổ ong nếu quá nóng, còn không chúng chỉ nằm đó và chờ đến mùa sinh sản. Một số con sẽ giao phối thành công với ong chúa và tất cả đều chết sau đó. Quả là một cuộc sống tuyệt vời, đúng không?
Cá hồi Thái Bình Dương
Cá hồi trông đáng sợ hơn bạn nghĩ đấy
Cá hồi nổi tiếng nhờ việc bơi ngược dòng sông để đẻ trứng, nhảy qua những con thác nhỏ và bơi đến nơi sinh sản. Những con cái gần như sẽ chết ngay sau khi đẻ trứng, trong khi những con đực sống lâu hơn, đủ để bảo vệ trứng.
Và sau đó, chúng cũng sẽ chết do không ăn gì từ khi vào vùng nước ngọt. Chúng sống nhờ vào năng lượng dự trữ từ việc đốt mỡ để di chuyển, một khi số năng lượng này cạn kiệt, chúng sẽ chết.
Bạch tuộc vùng biển sâu
Con cái thuộc loại bạch tuộc Graneledone boreopacifica sống hàng nghìn mét dưới đáy biển và dành cả một quãng đời để sống trong cảnh đói đến chết để bảo vệ trứng của chúng. Một nhóm nghiên cứu đã khám phá ra loài bạch tuộc này trông nom đám trứng của nó suốt 53 tháng liền.
Trong suốt thời gian đó, loài bạch tuộc Graneledone boreopacifica không hề ăn bất cứ thứ gì hay làm gì, ngoại trừ việc nằm lên trên những đứa con chưa nở của mình. Sau đó, con cái sẽ chết. Còn con đực thì nhiều khả năng đã chết ngay sau khi giao phối. Điều này cho thấy, ngay cả những sinh vật thông minh cũng có thể vứt bỏ lý trí của mình chỉ vì một đêm mặn nồng.
Ký sinh trùng bộ cánh xoắn
Một con ký sinh trùng bộ cánh xoắn đực. Để thấy hình ảnh một con cái, hãy tưởng tượng một cục u màu đen bên ngoài mông của một con tò vò
Đúng như tên gọi của nó, những con ký sinh trùng này sống một cuộc sống rất "xoắn". Con cái sẽ ký sinh vào một loài côn trùng khác, như ong hay tò vò, chỉ lộ ra mỗi bộ phận "nhạy cảm" (cơ bản là mông của nó).
Con đực sẽ bay theo, giao phối và bay đi nơi khác. Con đực sẽ chết sau đó, cuốc sống của nó chỉ kéo dài vài tiếng đồng hồ sau khi nở. Còn con cái ấp trứng và con của nó sẽ ăn chính mẹ của mình từ trong ra ngoài. Quả là tình mẫu tử.
Tắc kè hoa
Không, nó không đổi màu để ngụy trang đâu
Mỗi năm, số lượng tắc kè hoa trên toàn cầu sẽ tăng lên rồi lại giảm xuống. Chúng chỉ sống khoảng 4 đến 5 tháng, từ tháng 11 đến tháng 2 hoặc tháng 3 năm sau, trong khoảng thời gian này chúng sẽ phát triển, giao phối, đẻ trứng và cuối cùng là chết.
Chúng chỉ sống trên một hòn đảo ở Madagascar tại một khu vực rất nhỏ trong rừng. Hầu hết thời gian tồn tại của chúng là nằm trong trứng. Vì vậy dù chúng vẫn tồn tại, nhưng lại không mang lại nhiều dấu ấn lắm. Không phải mọi câu chuyện về tiến hóa đều có sức hút cả.
Theo Vnreview
Ong mật trên thế giới đang có nguy cơ tuyệt chủng cực lớn và đây là lý do chúng ta không thể để điều đó xảy ra Ong mật dù đông đảo, nhưng khoa học cho biết số lượng ong đang giảm dần theo từng năm, và đó là điều cực xấu cho hệ sinh thái. Côn trùng - một thế lực tưởng như bất diệt với hàng triệu loài trên thế giới - những năm gần đây lại khiến giới khoa học phải lo lắng khi số lượng sụt...