Để bệnh di truyền không còn là điều ‘thần bí’
Cách đây 10 năm, khi nói đến bệnh di truyền, người ta chỉ biết lắc đầu bỏ qua bởi gen hay di truyền dường như là phạm trù rất ‘thần bí’ mà con người khó chạm tới.
Xét nghiệm gen đa ứng dụng trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sẽ giúp ích rất nhiều cho công tác tầm soát, điều trị bệnh trong tương lai.
Giải mã những bi kịch bệnh tật ‘từ trên trời rơi xuống’
Nhiều năm trước, gia đình chị N.T.L đang sống yên ổn thì hung tin ập đến, cả hai người trong dòng họ lần lượt qua đời vì ung thư phổi và ung thư tuyến giáp. Sau đó ngay cả chị L. và em gái mình cũng phát hiện mắc căn bệnh quái ác là ung thư vú. Đất trời như sụp đổ với chị L. vì không hiểu tại sao bi kịch bệnh tật lại truyền đời như vậy.
Trường hợp khác là bé K.A là con gái út trong gia đình. Đang khỏe mạnh thì đến năm 10 tuổi, bé có những biểu hiện lạ như đi lại, chạy nhảy khó khăn, hay vấp ngã, yếu cơ và đau cứng cơ. Mỗi lần đến trường là K.A bị bạn bè trêu chọc, khiến cho bé ngại đến trường. Gia đình K.A đã đưa bé chạy chữa khắp nơi, kể cả sang Singapore – đất nước có nền y học phát triển hàng đầu châu Á nhưng vẫn không thể xác định được bệnh.
Điều may mắn là cả hai trường hợp trên đã tìm đến Viện Di truyền Y học – Gene Solutions tại TP.HCM và được các chuyên gia ứng dụng xét nghiệm giải trình tự gen để tìm ra lời giải, “chỉ mặt đặt tên” cho những căn bệnh tưởng chừng không thể biết “tông tích”. Đây là căn cứ để chị L. và bé K.A được can thiệp điều trị kịp thời và trúng đích, giúp cả hai khỏe mạnh, vui sống như trước.
TS Giang Hoa kỳ vọng sẽ mở rộng phạm vi ứng dụng của xét nghiệm giải trình tự gen vào nền y học chính xác tại Việt Nam.
“Nếu trở về thời gian cách đây 10 năm, thật khó để chẩn đoán được nguyên nhân của những căn bệnh bí hiểm nói trên. Vài năm trở lại đây, việc ứng dụng xét nghiệm giải trình tự gen đã bắt đầu phát triển tại Việt Nam nên có thể góp phần giải mã những căn bệnh di truyền giấu mặt”, TS Giang Hoa – Phó viện trưởng Viện Di truyền Y học – Gene Solutions cho biết.
Thời gian qua, Viện Di truyền Y học – Gene Solutions trở thành một trong các đơn vị tiên phong nghiên cứu phát triển các xét nghiệm giải trình tự gen giúp giải đáp nhiều căn bệnh “từ trên trời rơi xuống”, đồng thời ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, gồm tầm soát, chẩn đoán – điều trị bệnh mạn tính và ung thư di truyền; xác định các bệnh hiếm và chăm sóc sức khỏe tiền sản, qua đó góp phần phát triển nền y học chính xác và nâng tầm chất lượng sống người Việt.
Làm chủ công nghệ giải trình tự gen, kéo giảm chi phí điều trị
Để những căn bệnh di truyền không còn là câu chuyện “thần bí”, Viện Di truyền Y học – Gene Solutions phải vận hành và làm chủ hoàn toàn công nghệ giải trình tự gen. Nhằm đạt được mục tiêu đó, Viện đã kêu gọi đội ngũ chuyên gia đầu ngành Di truyền học tại nước ngoài trở về nước làm việc. Nhiệm vụ của đội ngũ này là phải nghiên cứu và tìm cho ra những thuật toán riêng phù hợp với đặc điểm di truyền của người Việt.
Video đang HOT
Hiện nay, kỹ thuật xét nghiệm gen do Viện Di truyền Y học – Gene Solutions phát triển đã được ứng dụng sâu rộng tại Việt Nam, giúp nhiều người có thể tiếp cận thực hiện với chi phí rẻ hơn nhiều lần so với việc xét nghiệm và gửi mẫu ra nước ngoài như trước đây.
Là người trực tiếp nhìn thấy tính hữu dụng của giải pháp xét nghiệm giải trình tự gen những năm gần đây, bác sĩ CK1 Nguyễn Vạn Thông – Trưởng khoa Di truyền Y học (Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM) lấy dẫn chứng về xét nghiệm NIPT như một ví dụ điển hình của việc ứng dụng hiệu quả công nghệ gen vào nền y học hiện đại.
“Tại bệnh viện Hùng Vương, trước đây, nếu thai phụ muốn dùng NIPT để làm xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn thì phải chi ra rất nhiều tiền và chờ đợi lâu, vì còn phải gửi mẫu ra nước ngoài để phân tích kết quả. Hiện nay thì Việt Nam đã hoàn toàn làm chủ công nghệ, nhiều thai phụ đã có thể dễ dàng ứng dụng với chi phí rẻ hơn rất nhiều và rút ngắn thời gian chờ đợi, đồng nghĩa với việc giảm lo âu trong thai kỳ”.
Bác sĩ CK1 Nguyễn Vạn Thông đánh giá cao ứng dụng xét nghiệm giải trình tự gen trong sàng lọc trước sinh.
Với xét nghiệm NIPT – triSure, chỉ cần lấy 7ml máu của người mẹ đã có thể phát hiện được chính xác 99% những dị tật di truyền như hội chứng Down, Edwards, Patau, Turner…, giảm nguy cơ chọc ối không cần thiết cho nhiều thai phụ. Đồng thời, xét nghiệm NIPT – triSure còn tích hợp tầm soát hiệu quả 5 bệnh lặn đơn gen phổ biến và nghiêm trọng nhất chỉ với một lần lấy máu của mẹ như tan máu bẩm sinh Thalassemia thể alpha, Thalassemia thể beta, rối loạn chuyển hóa đường galactose (trẻ sinh ra không uống được sữa mẹ và sản phẩm từ sữa), Phenylketon niệu gây rối loạn quá trình sản xuất protein hay thiếu hụt men G6PD tăng nguy cơ tán huyết (vỡ hồng cầu).
Bác sĩ Nguyễn Vạn Thông nhận định: “Đây là 5 bệnh vốn có tỷ lệ mắc cao ở người châu Á nhưng thường bị bỏ sót, không được tầm soát trước sinh. Đã đến lúc chúng ta cần cho các thai phụ Việt biết về tầm quan trọng của việc xét nghiệm các bệnh lặn đơn gen này ngay trong 3 tháng đầu thai kỳ để thai phụ và gia đình cân nhắc thực hiện, nhằm có biện pháp can thiệp kịp thời sau sinh. Việc phát hiện muộn có thể gây hậu quả đáng tiếc”.
Đặc biệt những cặp vợ chồng dự định mang thai, chị em phụ nữ đang mang thai có thể chủ động thực hiện xét nghiệm tầm soát 5 bệnh lặn đơn gen phổ biến và nghiêm trọng kể trên với một xét nghiệm riêng biệt tên là triSure Carrier.
Theo thông tin từ Gene Solutions, khi thực hiện xét nghiệm NIPT – triSure , triSure Carrier tại đây, nếu thai phu co kêt qua sang loc dương tinh vơi 1 trong 5 bênh khao sat, người chông sẽ được tư vân va hô trơ lam xet nhiêm gen đê xac đinh co phai la ngươi lanh mang gen cua cung một bênh không.
Nêu kêt quả cung dương tinh thi con co 25% kha năng măc bênh. Khi đo, cùng với các bệnh viện, Viên Di truyền Y học – Gene Solutions se tiêp tuc hô trơ thực hiện xet nghiêm gen cho tre sau sinh đê khăng đinh khả năng măc bênh.
“Tât ca nhưng hô trơ nay hoan toan không thu phi đê giup phat hiên sơm nhưng bênh di truyên lăn phô biên cho tre, từ đó co thê can thiêp hoăc điêu tri kip thơi hiêu qua”, TS Giang Hoa, Phó Viện trưởng Viện Di truyền Y học – Gene Solutions cho biết.
NIPT là xet nghiêm sang loc đâu tay cho các thai phụ
Mới đây, Bộ Y tế đã ra quyết định 1807 đưa xét nghiệm NIPT vào Hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn về sàng lọc trước sinh để sàng lọc các dị tật bẩm sinh liên quan đến số lượng nhiễm sắc thể của thai nhi.
Các chuyên gia nhận định, từ quyết định này, xét nghiệm NIPT có thể thay thế cho các xét nghiệm sàng lọc sinh hóa trước đây và trở thành một bước xét nghiệm quan trọng nên được thực hiện đầu tiên cho tất cả các thai phụ khi có nhu cầu ngay tuần thứ 9-10 của thai kỳ.
Khi thực hiện xét nghiệm NIPT – triSure tại Viện Di truyền Y học – Gene Solutions, thai phụ sẽ được tầm soát miễn phí 5 bệnh di truyền đơn gen.
Tại Viện Di truyền Y học – Gene Solutions, sau 3 năm triển khai thuật toán và kỹ thuật NIPT dành riêng cho thai phụ Việt, hơn 70.000 thai phụ đã được hưởng lợi khi thực hiện xét nghiệm NIPT có tên là triSure. Đặc biệt, tất cả thai phụ chọn thực hiện 2 gói xét nghiệm là triSure9.5 và triSure sẽ được tầm soát không thu phí 5 bệnh di truyền đơn gen phổ biến. Đây là nỗ lực của Viện nhằm “phổ thông hóa” xét nghiệm NIPT và phổ biến việc tầm soát các bệnh di truyền đơn gen cho thai phụ Việt.
Ung thư tuyến giáp chiếm 90% bệnh nhân ung thư nội tiết, dấu hiệu âm thầm nhưng có thể điều trị được
Ung thư tuyến giáp là một trong những dạng ung thư dễ chữa trị thành công nhất, gần 100% bệnh nhân có cơ hội sống trên 5 năm nếu phát hiện sớm.
Ung thư tuyến giáp là căn bệnh ác tính phổ biến nhất, chiếm hơn 90% trong tổng số bệnh nhân mắc các bệnh ung thư về tuyến nội tiết. Hiện tại, ung thư tuyến giáp xếp thứ 9 trong các loại ung thư phổ biến nhất Việt Nam với hơn 5.400 ca mắc mới nhưng may mắn, đây là loại ung thư có tỉ lệ chữa khỏi cao.
Ung thư tuyến giáp hoàn toàn có thể điều trị thành công nếu được phát hiện ở giai đoạn sớm, tiên lượng dành cho người bệnh ung thư tuyến giáp tốt hơn so với những loại ung thư khác. Bác sĩ Ngô Trường Sơn, Trung tâm y học hạt nhân và ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai đã chỉ ra 5 điều quan trọng cần biết về ung thư tuyến giáp mà ai cũng cần biết:
1. Ung thư tuyến giáp có thể không có triệu chứng
Trong một số trường hợp ung thư tuyến giáp hoàn toàn không có triệu chứng. Thực tế, người bệnh chỉ tình cờ phát hiện bệnh nhờ siêu âm hoặc xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh khác.
Khi ung thư tuyến giáp có triệu chứng thì xuất hiện các dấu hiệu như sờ thấy khối u trước cổ, khàn tiếng, nuốt khó hoặc nuốt vướng.
2. Ung thư tuyến giáp thể nhú kích thước nhỏ có thể không cần điều trị quá mức
Mặc dù phương pháp điều trị cơ bản cho hầu hết ung thư tuyến giáp là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp, sau đó điều trị iốt phóng xạ (I-131) để tiêu diệt các mô tuyến giáp còn sót lại, nhưng hiện nay các chuyên gia đều cho rằng ung thư biểu mô thể nhú kích thước nhỏ có thể không cần thiết điều trị theo quy trình như thế.
Một số khuyến nghị đưa ra phương pháp tiếp cận theo dõi và chờ đợi đối với "vi ung thư biểu mô" thể nhú và các nhà nghiên cứu cho rằng nếu được yêu cầu phải phẫu thuật thì các khối ung thư có kích thước dưới 4,0 cm có thể chỉ cần phẫu thuật cắt thùy - phẫu thuật cắt một phần tuyến giáp trong đó chỉ một thùy hoặc nửa tuyến giáp.
3. Vai trò không chắc chắn của chọc hút bằng kim nhỏ (Fine needle aspiration: FNA)
Khi có một khối u tuyến giáp nghi ngờ là ác tính, bước đầu tiên thường là sinh thiết chọc hút bằng kim nhỏ để tìm tế bào ung thư. Nếu xác định chắc chắn là ung thư thì các bác sĩ sẽ lên kế hoạch phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp. Tuy nhiên, FNA không phải lúc nào cũng mang tính kết luận.
Tại Hoa Kỳ ước tính có khoảng 450.000 bệnh nhân có các khối u tuyến giáp nghi ngờ được sinh thiết và có tới 30% trong số đó được phân loại là "không xác định được" hoặc "không thể kết luận". Điều này có nghĩa là không thể loại trừ ung thư và chẩn đoán thường không rõ ràng. Gần đây, các bác sĩ khuyến cáo những bệnh nhân này nên phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp.
Khoảng 70 đến 80 phần trăm những bệnh nhân có khối u không xác định, đánh giá cuối cùng là lành tính - không phải ung thư - và bệnh nhân bị mất tuyến giáp và phải điều trị suy giáp suốt đời.
Tuy nhiên nghiên cứu "Phân tích tuyến giáp Veracyte Afirma" khi được tiến hành dựa trên kết quả FNA có thể cung cấp kết quả gần như chính xác và loại bỏ hầu hết các kết quả FNA không xác định hoặc không thể kết luận được, cũng như các chỉ định phẫu thuật cho các khối u tuyến giáp lành tính.
4. Có thể không cần dừng hormone tuyến giáp để chụp xạ hình
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau khi được phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp thì sẽ tiếp tục được điều trị iốt phóng xạ (I-131) để loại bỏ mô tuyến giáp còn sót lại, bệnh nhân phải dùng thuốc để thay thế hormone tuyến giáp bị thiếu của cơ thể. Nhưng trước đây theo định kỳ thì những bệnh nhân này phải ngừng thuốc, chờ xét nghiệm TSH đạt mức cao (tức là 30, 40, v.v.) và trải qua nhiều tuần suy giáp nặng và suy nhược, trước khi chụp xạ hình để phát hiện ung thư tái phát.
Tuy nhiên những năm gần đây một loại thuốc có tên là Thyrogen đã được sử dụng để giúp bệnh nhân tránh được giai đoạn suy giáp. Bệnh nhân ngừng thay thế hormone tuyến giáp và tiêm một liều Thyrogen và sau đó xạ hình chính xác mà không có triệu chứng của suy giáp.
5. Bệnh nhân ung thư tuyến giáp đối mặt với nguy cơ ung thư thứ phát tăng lên
Hầu hết ung thư tuyến giáp - đặc biệt là ở giai đoạn I, II và III - có khả năng sống thêm cao, nhiều bệnh nhân ung thư tuyến giáp không được giải thích nguy cơ phát triển ung thư thứ hai sẽ tăng 30%. Nguy cơ cao nhất trong năm đầu tiên sau khi điều trị ung thư nhưng không thuộc nhóm ung thư hắc tố, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư thận, ung thư tuyến thượng thận và u lympho không Hodgkin.
Bác sĩ Ngô Trường Sơn còn lưu ý: "Bệnh ung thư tuyến giáp tiên lượng tốt sống thêm lâu nhưng lựa chọn điều trị đúng là quan trọng nhất. Vì sau khi khỏi bệnh thì vấn đề chất lượng cuộc sống khỏe mạnh mới là điều cần hướng tới cho bệnh nhân".
Các bác sĩ khuyến cáo, mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần hoặc khi có các dấu hiệu khác thường về sức khỏe để hiểu rõ tình trạng sức khỏe của cơ thể, cũng như có thể phát hiện các bệnh tật và có hướng điều trị sớm nhất. Khi đó, hiệu quả điều trị bệnh sẽ tốt nhất. Để chẩn đoán chính xác bệnh ung thư tuyến giáp, thì cần thực hiện các phương pháp bao gồm: siêu âm tuyến giáp, chụp phim X- quang, CT- scan và MRI ở khu vực cổ, kèm theo xét nghiệm chẩn đoán tế bào học để phát hiện các tế bào ung thư...
Nữ bệnh nhân có hàng nghìn khối u khắp cơ thể Theo các bác sĩ, người phụ nữ này mắc căn bệnh mang tính di truyền hiếm gặp. Các khối u có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể. Các bác sĩ Bệnh viện Đại học Y khoa Vinh (Nghệ An) vừa tiếp nhận nữ bệnh nhân N.T.T. bị u sợi thần kinh. Với hàng nghìn khối u lớn nhỏ khắp...