Đề án sức khỏe học đường giai đoạn mới hướng đến mục tiêu gì?
Sáng 3/4, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh chủ trì cuộc họp ban soạn thảo và tổ biên tập xây dựng đề án Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh chủ trì cuộc họp.
Tại cuộc họp, Ban tổ chức công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập Đề án “Sức khoẻ học đường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030″. Theo đó, Ban Soạn thảo có 14 thành viên, Tổ biên tập có 12 thành viên, trưởng Ban soạn thảo là Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh.
Video đang HOT
Phát biểu tại buổi làm việc, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Thể chất Nguyễn Thanh Đề cho biết: Thời gian qua Bộ GD&ĐT đã phối hợp cùng Bộ Y tế, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, chỉ đạo công tác chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em, học sinh, sinh viên. Việc triển khai mang lại nhiều hiệu quả tích cực, nhận được sự quan tâm, hưởng ứng từ phía nhà trường.
Tuy nhiên, việc cải thiện sức khỏe học đường còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Trong đó, vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn nước sạch tại trường học chưa bảo đảm, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Giáo dục thể chất đã đổi mới nhưng vẫn tồn tại vấn đề về cơ sở vật chất, chưa phát huy đam mê, sở thích của học sinh.
Xây dựng đề án với mục tiêu huy động các nguồn lực và đẩy mạnh xã hội hóa để thực hiện tốt công tác bảo đảm dinh dưỡng học đường, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường trường học, nâng cao thể chất cho trẻ em, học sinh. Trong đó, ba nhiệm vụ cụ thể: Bảo đảm dinh dưỡng học đường và an toàn thực phẩm bữa ăn bán trú. Nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất, hoạt động thể thao trường học; chăm sóc sức khỏe cho trẻ em và học sinh. Triển khai công trình nước sạch, nhà vệ sinh trường học.
Tại buổi làm việc, các thành viên ban soạn thảo đã thảo luận về Đề cương sơ bộ của đề án, đóng góp ý kiến tập trung vào các vấn đề: Làm rõ quá trình hình thành, phát triển chương trình sức khoẻ học đường trong phần căn cứ, cơ sở thực tiễn xây dựng đề án. Nêu rõ thực trạng, khó khăn và thách thức trong việc cải thiện sức khoẻ trẻ em, học sinh trong trường học. Làm rõ nhiệm vụ, kinh phí, tiêu chí đánh giá, trách nhiệm của các bộ ngành trong việc triển khai đề án.
Thứ trưởng Ngô Thị Minh nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng đề án Sức khỏe học đường giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030, nhằm cải thiện, nâng cao sức khỏe cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông. Việc xây dựng đề án phải hướng tới vấn đề dinh dưỡng học đường, giáo dục thể chất, y tế học đường, gắn với y tế cơ sở và bảo đảm tính khả thi khi thực hiện đề án theo từng giai đoạn.
Qua thảo luận ý kiến, Thứ trưởng đề nghị, các thành viên ban soạn thảo và tổ biên tập tiếp tục đánh giá thực trạng, rà soát thách thức khi triển khai đề án; bám sát cấu trúc đề án, làm rõ trách nhiệm, phân công nhiệm vụ giữa ngành giáo dục và y tế, viện dinh dưỡng cùng các đơn vị liên quan.
Xây nhà vệ sinh trường học từ chất liệu "gạch sinh thái"
Ngày 11/3, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam phối hợp với Tỉnh đoàn Thái Nguyên tổ chức khánh thành Nhà vệ sinh có sử dụng vật liệu từ chai nhựa tại trường Tiểu học Tích Lương 2 (TP Thái Nguyên).
Công trình nhà vệ sinh từ "gạch sinh thái" tại trường tiểu học Tích Lương 2 (TP Thái Nguyên) chính thức bàn giao và đưa vào sử dụng.
Số chai nhựa vận động để thực hiện xây dựng công trình là 2,6 nghìn chai nhựa được quyên góp từ chính những đội viên, thiếu nhi của nhà trường. Công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng sẽ đáp ứng nhu cầu cho học sinh nhà trường. Đồng thời, đây cũng là một hình thức để tuyên truyền cho các em bài học ý nghĩa về tái chế rác thải một cách hiệu quả.
Theo đó, tính đến thời điểm hiện tại tỉnh Thái Nguyên đã có tới 7 công trình nhà vệ sinh được xây dựng từ chất liệu " gạch sinh thái " tận dụng gần 22 nghìn chai nhựa tái sử dụng cùng với sự đóng góp 1,5 nghìn ngày công của các đội viên, thiếu nhi Thái Nguyên.
Như vậy, có thể thấy rằng công trình nhà vệ sinh từ chất liệu chai nhựa tái chế chính là món quà vô cùng ý nghĩa mà Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Công ty TNHH nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam dành cho thiếu nhi trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của các em học sinh về chống rác thải nhựa, giúp các em học sinh ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường luôn xanh - sạch - đẹp.
Kết nối nguồn lực, xây dựng trường học an toàn, thân thiện Có 33,6% số trường thiếu phòng học, 31% số trường thiếu nhà vệ sinh hoặc nhà vệ sinh tạm bợ, 61% số trường có nhà vệ sinh không đạt chuẩn. Ngày 22/01, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo gặp mặt, tri ân và ký thoả thuận hợp tác với hơn 20 đơn vị nhằm triển khai chương trình "Kết nối...