Đề án nâng cao hiệu quả khuyến nông: Không tăng biên chế, nhưng cán bộ khuyến nông phải sống được bằng nghề
Lực lượng khuyến nông cộng đồng sẽ được tập huấn, nâng cao trình độ. Không mở rộng biên chế nhưng cán bộ khuyến nông phải sống được bằng nghề của mình.
Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam tại hội nghị công bố đề án nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng, tổ chức tại TP.HCM, ngày 29/3.
Ra mắt tổ khuyến nông cộng đồng
Đề án nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông là một phần quan trọng thuộc đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025.
Đề án nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông trên cơ sở kiện toàn mô hình tổ khuyến nông cộng đồng.
Lễ ra mắt tổ khuyến nông cộng đồng gồm đại diện cán bộ khuyến nông cộng ở các tỉnh thành có tham gia đề án xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn. Ảnh: Nguyên Vỹ
Mục tiêu của đề án là củng cố, kiện toàn hệ thống khuyến nông cơ sở theo hướng mở rộng đa chức năng dịch vụ; phục vụ tái cơ cấu ngành và phát triển nông thôn, góp phần củng cố xây dựng thương hiệu khuyến nông Việt Nam.
Đồng thời đa dạng các hoạt động khuyến nông phục vụ phát triển vùng nguyên liệu, nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng nông sản.
Hệ thống các tổ khuyến nông cộng đồng phải đáp ứng yêu cầu vùng nguyên liệu đạt chuẩn ở 13 tỉnh thành tham gia đề án thí điểm.
Giai đoạn 1 (năm 2021 – 2023), đề án sẽ thí điểm ở 13 tỉnh: Sơn La, Hoà Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Kon Tum, Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An.
Cán bộ khuyến nông trong trang phục mới của ngành Khuyến nông Quốc gia tham gia hội nghị. Ảnh: Nguyên Vỹ
Giai đoạn 2 (năm 2024 – 2025), thực hiện đánh giá và nhân rộng mô hình tổ khuyến nông cộng đồng trong hệ thống khuyến nông.
Video đang HOT
Mô hình khuyến nông cộng đồng sẽ được nhân rộng ra 15 tỉnh tiếp theo, có điều kiện tương đồng như các tỉnh thí điểm ở giai đoạn 1. Tổng kinh phí thực hiện đề án là 40 tỷ đồng.
Cán bộ khuyến nông phải sống được bằng nghề khuyến nông
Ông Lê Quốc Thanh – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, đây là lần đầu tiên trong 30 năm hoạt động, ngành khuyến nông có 1 đề án tổ chức bài bản.
Lâu nay, hệ thống khuyến nông ở địa phương có nơi làm tốt, có nơi đang bị đứt gãy, hoặc lúng túng trong việc duy trì hoạt động của hệ thống.
Đề án triển khai trong bối cảnh đặc biệt khi ngành nông nghiệp đang nỗ lực tái cơ cấu. Đề án là bản lề mang ý nghĩa quan trọng cho hoạt động của khuyến nông thời gian tới.
Khuyến nông cộng đồng triển khai trên lực lượng nòng cốt là cán bộ khuyến nông cơ sở, lực lượng gắn bó trực tiếp với người sản xuất.
Mô hình khuyến nông cộng đồng sẽ không tăng biên chế ở khuyến nông địa phương mà kiện toàn theo hình thức xã hội hóa.
Khuyến nông cộng đồng sẽ là lực lượng kết nối hiệu quả nông dân, hợp tác xã với doanh nghiệp. “Và chúng tôi mong doanh nghiệp đặt hàng, kết nối với lực lượng của chúng tôi” – ông Lê Quốc Thanh nói.
Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia Lê Quốc Thanh phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, tổ khuyến nông cộng đồng lần này sẽ gắn liền với các tỉnh thành đang triển khai đề án xây dựng vùng nguyên liệu.
Khuyến nông cộng đồng sẽ có 3 nhiệm vụ chủ yếu.
Trước hết là truyền tải kiến thức khoa học kỹ thuật, công nghệ đến nông dân.
Trong quá trình cùng sống, cùng sản xuất, khuyến nông cộng đồng cũng phải học hỏi ngược trở lại từ nông dân vì có những kinh nghiệm thực tiễn không được cung cấp từ trường lớp.
Nhiệm vụ thứ hai là cán bộ khuyến nông cộng đồng sẽ tham gia vào tổ chức lại phương thức sản xuất cho nông dân.
Cán bộ khuyến nông sẽ được đào tạo, tập huấn kỹ năng hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp. Lồng ghép trong khóa tập huấn là phương pháp cộng đồng quần chúng nhằm vận động nông dân tham gia HTX.
Cuối cùng, cán bộ khuyến nông cộng đồng phải có kiến thức kinh tế thị trường, chứ không chỉ kỹ năng chăn nuôi, trồng trọt.
Cán bộ khuyến nông phối hợp doanh nghiệp hỗ trợ sản xuất hồ tiêu sạch cho nông dân ở Tây Nguyên. Ảnh: Quốc Hải
Theo Thứ trưởng Nam, một điểm cần thiết và quan trọng trong đề án lần này là phải tạo điều kiện cho cán bộ khuyến nông cộng đồng yêu nghề và sống được với nghề ở nông thôn.
Quan điểm của Bộ NNPTNT là cán bộ khuyến nông phải sống được từ nghề khuyến nông của mình. Bởi vì công việc của cán bộ khuyến nông rất vất vả.
“Tức là, cán bộ khuyến nông được phép làm các loại hình dịch vụ để cải thiện thu nhập từ dịch vụ khuyến nông ở địa phương”, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam giải thích.
Cây gai xanh là cây gì mà tỉnh Thanh Hóa lại muốn mở rộng diện tích lên 6.000ha?
Đoàn công tác do Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thanh Hóa Lại Thế Nguyên dẫn đầu đã đi khảo sát tình hình thực tế phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh và chế biến cây gai xanh tại huyện Cẩm Thủy.
Thực tiễn cho thấy cây gai xanh có thể phát triển được ở nhiều loại đất ở Thanh Hóa như đất bãi, đất trồng các cây loại trồng khác kém hiệu quả và đất đồi.
Thu nhập của người trồng gai xanh cao hơn nhiều loại cây trồng khác, đối với đất bãi là khoảng 150 triệu đồng và đất đồi 80 triệu đồng/ha.
Do đó, việc phát triển vùng nguyên liệu gai là có triển vọng, nhất là khi tỉnh Thanh Hoá đã có nhà máy chế biến, bao tiêu sản phẩm.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thanh Hóa Lại Thế Nguyên cùng đoàn công tác khảo sát tình hình phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh huyện Cẩm Thủy.
Tỉnh Thanh Hóa đã có cơ chế, chính sách hỗ trợ để phát triển nguồn nguyên liệu, đến nay trên địa bàn tỉnh đã trồng được 665 ha cây gai xanh. Tuy nhiên, diện tích cây gai chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà máy và mới thực hiện được 1/10 diện tích quy hoạch, vùng sản xuất còn manh mún.
Ông Lại Thế Nguyên đã chỉ rõ nguyên nhân của tình trạng trên là do chưa có nhiều địa phương tích cực chỉ đạo phát triển vùng nguyên liệu cây gai xanh. Việc phối hợp giữa nhà máy với bà con nông dân và với các địa phương trong phát triển nguồn nguyên liệu chưa chặt chẽ.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thanh Hóa cũng khẳng định, sản xuất nông nghiệp phải gắn với chế biến và phát triển vùng nguyên liệu là vô cùng quan trọng, tạo điều kiện để phát triển bền vững và nâng cao thu nhập cho người dân. Trong nông nghiệp, tỉnh Thanh Hoá luôn coi sản xuất gắn với chế biến là nhiệm vụ chiến lược.
Do đó, yêu cầu huyện Cẩm Thuỷ và các địa phương thuộc vùng quy hoạch trồng cây gai xanh phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển mở rộng vùng nguyên liệu gai xanh để phục vụ nhà máy như đảm bảo diện tích quy hoạch 6.000 ha.
Đoàn công tác đi khảo sát tại Nhà máy sản xuất sợi gai An Phước (huyện Cẩm Thủy).
Đồng thời, đề nghị Sở NNPTNT tỉnh Thanh Hóa từ nay đến ngày 15/4 tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá thực hiện cơ chế, chính sách của tỉnh về hỗ trợ phát triển cây gai tại huyện Cẩm Thuỷ và chỉ đạo các huyện thuộc Đề án phải rà soát lại dư địa của địa phương mình để tiếp tục mở rộng diện tích trồng theo quy hoạch.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ nhấn mạnh, để phát triển được vùng nguyên liệu, ngoài sự nỗ lực của chính quyền các cấp, cần có sự vào cuộc của doanh nghiệp bằng những việc làm cụ thể, coi việc phát triển vùng nguyên liệu là nhiệm vụ sống còn của nhà máy.
Cùng với đó, nhà máy cần quan tâm đến chất lượng giống, thành lập phòng nông vụ để hỗ trợ kỹ thuật, cố gắng đảm bảo lợi ích tối đa cho người dân.
Đoàn công tác cũng khảo sát tại Nhà máy chế biến gạo của Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng tại huyện Hà Trung.
Đoàn công tác khảo sát tại Nhà máy chế biến gạo của Công ty TNHH Thương mại Lựu Sướng (huyện Hà Trung)
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thanh Hóa đánh giá cao việc doanh nghiệp này đã gắn bó với nông dân để xây dựng thương hiệu gạo cho huyện Hà Trung và tỉnh Thanh Hoá theo tiêu chuẩn sản xuất sạch, tiêu chuẩn VietGAP và hướng tới xuất khẩu.
Hiện công ty đã có 2 sản phẩm gạo nếp đạt tiêu chuẩn OCOP và phát triển các sản phẩm gạo tẻ chất lượng cao.
Công ty đã ký hợp đồng đầu tư và phát vùng nguyên liệu với tổng diện tích hơn 200 ha, trong thời gian tới sẽ phát triển thêm 600 - 800 ha lúa nguyên liệu, đảm bảo công suất chế biến và nhu cầu thị trường.
Trên cơ sở nhu cầu của Công ty, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ Thanh Hóa đề nghị ngành nông nghiệp chỉ đạo các huyện phối hợp với doanh nghiệp để xây vùng nguyên liệu lúa, đảm bảo sản xuất ổn định, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Tập đoàn Hoàng gia Hà Lan sẵn sàng xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi khổng lồ tại Tây Nguyên Trước tình hình giá thức ăn chăn nuôi tăng phi mã và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, lãnh đạo De Heus Việt Nam cho biết, doanh nghiệp sẵn sàng phối hợp xây dựng vùng nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, nhà máy sơ chế, kho trữ tại Tây Nguyên, nhằm giảm áp lực nhập khẩu. De Heus sẵn sàng phối hợp xây...