Đề án di dời nhà bè trên Vịnh Hạ Long: Cướp cạn giữa ban ngày
Vì túng thiếu, vì bị côn đồ siết nợ, nhiều hộ dân tái định cư đã phải bán đi tài sản vốn là ước mơ của nhiều đời, để quay về lênh đênh trên biển.
Như chúng tôi đã thông tin trong bài 1 của loạt bài điều tra về Đề án Di dời nhà bè trên Vịnh Hạ Long của tỉnh Quảng Ninh về những tình cảnh tũng quẫn của người dân làng chài khi phải lên bờ nhưng thiếu kế sinh nhai đã rơi vào vòng vay nặng lãi. Vì túng thiếu, vì bị côn đồ siết nợ, nhiều hộ dân tái định cư đã phải bán đi tài sản vốn là ước mơ của nhiều đời, để quay về lênh đênh trên biển.
Đề án di dân làng chài Hạ long: Chuyện buồn ở “phố làng chài”
VOV.VN – Sau một năm “Phố làng chài” xuất hiện những câu chuyện bi hài, “cười ra nước mắt” mà chính quyền và dân chài chưa từng bao giờ nghĩ tới…
Nhiều tay “máu mặt” có trong tay 3 đến 4 căn nhà tái định cư bằng cách siết nợ. Nhiều hộ dù đã bán sạch tài sản vẫn không đủ tiền phải trốn nợ trong đêm… Vậy, đâu là những thủ thuật mua bán nhà bất hợp pháp đằng sau những dãy nhà còn thơm mùi sơn mới?. Chúng tôi tiếp tục đề cập trong bài viết: Cướp cạn giữa ban ngày
Nhiều hộ gia đình cửa đóng then cài quay lại mưu sinh trên biển.
Xuống “làng chài” hỏi mua nhà, dù bạn là ai cũng nhận được hướng dẫn cụ thể, chi tiết về việc mua bán những căn nhà tái định cư mà ngư dân đang sinh sống. Ở quán nước hay một góc chợ chủ đề mua bán những căn nhà tái định cư đã trở thành đề tài được bàn tán sôi nổi, thông thuộc cách thức mua bán như những chuyên gia bất động sản chuyên nghiệp.
Video đang HOT
Theo chân người mua nhà, chúng tôi gặp anh Nguyễn Văn Hải một người dân làng chài có nhu cầu bán căn nhà tái định cư. Căn nhà này anh Hải được UBND thành phố Hạ Long bàn giao hồi tháng 5 năm 2014. Hiện gia đình anh đang xây dựng nhà mới tại phường Hùng Thắng nên có nhu cầu bán căn nhà tái định cư trên. Anh Hải cho biết chỉ cần thống nhất giá, mọi thủ tục chuyển nhượng, mua bán anh sẽ lo hoàn tất, nhanh chóng.
” Nếu mà thuận mua thì ông anh sẽ làm ( giấy tờ) cho em, thì các anh ấy làm ở ủy ban bên thành phố anh quen hết mà , người ta bán xong viết mỗi giấy tờ tay nhưng mà riêng anh chỉ cần gọi ông ấy ra ngồi quán uống bia là ông ấy làm, xác nhận là được. Nếu mà sau này có trục trặc cái gì anh chịu trách nhiệm hoàn toàn”.
Người dân công khai chuyển đổi hình thức nhà ở khu tái định cư làng chài.
Việc mua bán nhà sẽ chẳng có gì đáng nói khi hai bên thuận mua vừa bán. Điều bất thường ở đây là hơn 300 nóc nhà tái định cư thuộc khu 8 phường Hà Phong được tỉnh Quảng Ninh xây miễn phí dành cho người dân di dời từ Vịnh Hạ Long lên bờ để ở và không được mua, bán. Tại điểm b, điều 14, chương III chính sách tái định cư của Thành phố Hạ Long ghi rõ: “Trong thời hạn 10 năm kể từ ngày bàn giao đất và nhà, hộ gia đình, cá nhân không được quyền chuyển nhượng sử dụng đất. Sau 10 năm sử dụng hộ gia đình và cá nhân mới có quyền chuyển và phải nộp thuế theo quy định”.
Quy định là vậy nhưng khi không được bán công khai thì chuyện bán đêm, với nhiều chiêu trò chỉ có những người có “trách nhiệm” mới có thể nghĩ ra được. Người dân nơi đây cho biết hàng chục ngôi nhà nơi đây đã được bán trao tay rất đơn giản. Một trong những cách phổ biến đó là làm giả giấy tờ dưới hình thức nhận là con hoặc anh/em nuôi hoặc cho thuê lâu dài… Chỉ với giá hơn 200.000.000 đồng căn nhà tái định cư rộng 80m2 cùng đất sân vườn sẽ rơi vào tay kẻ ác. Quan trọng hơn cả là thủ tục chuyển nhượng chỉ có giấy viết tay, được làm kín đáo, không cần chính quyền hay tổ chức hợp pháp nào xác nhận.
“Làm cái giấy chuyển nhượng nhà xem ai có cùng họ với bà hoặc với ông cũng được, cái đấy nó thuận tiện hơn và làm mình chuyển nhượng cho cháu. Rồi lấy chứng minh nhân dân của ông và bà rồi ghi rõ tuổi, cả con ông bà ấy nưã, giấy chuyển nhượng thì phải ghi rõ là muốn nhượng lại cho cháu, làm đơn giản, rồi thì làm đặt cọc, khi nào ông bà ấy được sổ đỏ thì ông bà ấy sẽ phải chuyển nhượng lại cho em, nó đơn giản chẳng có gì là khó cả, ở đây hơn 300 nóc nhà thì hơn 100 nóc đã bán rồi. Chị cũng đã từng mua mấy cái. Ở đây ông tổ trưởng còn bán, nói gì ai…”.
Tại khu tái định cư, gia đình ông Đinh Văn Hồng đã chuyển nhượng thành công căn nhà tái định cư với giá hơn 200.000.000 đồng dưới hình thức ủy quyền cho con nuôi trông nom nhà cửa, do sức khỏe đã yếu. Thực tế ông bà đã bán căn nhà tái định cư cho vợ chồng anh chị Phạm Văn Chung và Tạ Thị Nhật thường trú tại tổ 65 khu 4 phường Bạch Đằng và đang định cư tại tổ 11, khu 4 phường Hùng Thắng thành phố Hạ Long. Vì sao phải bán? Nó vẫn là câu chuyện buồn như chúng tôi đã đề cập trong kỳ trước. Chỉ khác là, người dân làng chài là những người đáng thương đáng trách. Có trách là trách nhưng người đưa ra chính sách “Đầu voi- đuôi chuột” đã đẩy bao cảnh thuyền chài vào cơn bĩ cực.
Tại sao việc mua bán như “cướp cạn” được công khai thực hiện lại thiếu sự giám sát của chính quyền? Là có sự tiếp tay của cán bộ cơ sở. Một “đầu nậu” nơi đây chia sẻ cách mua bán nhà chủ yếu được một số cán bộ chỉ điểm, và có sự chung chi, lo lót: ” Giờ phải làm cái giấy thuê nhà có người nọ người kia xác nhận là tôi thuê cái nhà này. Còn giấy muaphải kín với nhau. Ai biết đấy là đâu. Còn điện nước thì vẫn đóng, cứ lấy tên người ta đóng thôi, người ta nộp cái sổ cái lên trên mình đóng thôi, tiền điện nước hay tiền môi trường, miễn chương trình ở trên đưa xuống tiền gì là mình cứ đóng. Chị làm ở đây là quen với công an phường hướng dẫn cách làm, cho hơn triệu vài triệu tiền uống nước khi có chương trình gì thì nó ủng hộ cho mình, nó nói nhà này làm thuê. Cho khu trưởng với những người xác nhận, kí tên nhận thuê nhà mỗi người 500 nghìn đồng”.
Khi bố mẹ đi là biển, những đứa trẻ ở “phố làng chài” tự chăm sóc nhau.
Nằm trên diện tích gần 8ha, khu tái định cư làng chài khu 8, phường Hà Phong, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh có 344 hộ dân với 1.650 khẩu sinh sống. Khi giao nhận nhà, UBND thành phố Hạ Long chỉ cấp cho người dân biên bản bàn giao ranh giới, mốc giới ô đất để gia đình, cá nhân biết để quản lý. Tuy nhiên đây không phải là cơ sở pháp lý để chuyển nhượng nhà. Tham rẻ và không tìm hiểu rõ nguồn gốc, người mua nhà đang đánh cược với sự may rủi và mua cho mình những phiền phức không đáng có.
Việc mua bán, chuyển nhượng trao tay nhà tái định cư cho thấy những giá trị nhân văn của đề án di dời nhà bè trên Vịnh Hạ Long đang bị lợi dụng, đi ngược chủ trương của tỉnh Quảng Ninh. Chắc chắn có sự dẫn dắt, tiếp tay của một bộ phận không nhỏ quản lý tại địa phương. Ngư dân vốn ít chữ, bản tính thật thà, chất phác sẽ không đủ hiểu biết, đủ thông tin để “lách luật”. Họ đã buộc phải bán, họ đã bị cướp đi cuộc sống tươi rói về mái ấm gia đình, về tương lai con cháu mà bao đời làng chài mơ ước. Chúng tôi xin gửi lại những trăn trỏ, uất ức của người dân phố làng chài đến những vị có trách nhiệm của Thành phố Hạ Long- Quảng Ninh./.
*Tên nhân vật đã được thay đổi
Thiện Tâm
Theo_VOV
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp
Thủ tướng vừa có Chỉ thị về đẩy mạnh thực hiện Đề án "Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bên vững".
Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương tăng cường thông tin, tuyên truyền, nhằm tạo sự chuyển biến, quyết tâm cao để đưa nông nghiệp lên sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng và giá trị gia tăng cao.
Trong Chỉ thị, Thủ tướng nhấn mạnh đến việc đổi mới tổ chức sản xuất theo hướng hợp tác, liên kết chặt chẽ trong chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ giữa nông dân, hợp tác xã, tổ hợp tác với doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp giữ vai trò nòng cốt.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một trong những nội dung chính trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. (Ảnh minh họa: Internet).
Ngoài ra, Thủ tướng đề cao công tác nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đẩy mạnh nghiên cứu thông tin thị trường, đặc biệt là thông tin về các cam kết thương mại hàng nông, lâm, thủy sản song phương và đa phương mà Việt Nam đã tham gia.
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tăng cường trí thức trẻ cho hợp tác xã nông nghiệp cũng là một trong những nọi dung quan trọng của Đề án.
Bên cạnh đó, Thủ tướng yêu cầu các địa phương chủ động triển khai thực hiện hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thành lập Ban Chỉ đạo liên ngành tái cơ cấu nông nghiệp tại địa phương từ cấp tỉnh đến cấp xã, rà soát quy hoạch sản xuất các sản phẩm nông sản chủ lực của địa phương, ưu tiên nguồn lực để tạo chuyển biến rõ rệt về hiệu quả sản xuất, nâng cao thu nhập, đời sống cho nông dân.../.
PV
Theo_VOV
Nhân tài thua kiện vì... bỏ cuộc nửa chừng TP Đà Nẵng chi ngân sách hàng chục tỉ đồng để cử các học viên đi học nước ngoài nhưng học xong họ không trở về làm việc cho TP như cam kết ban đầu. Vì vậy, TP này kiện đòi bồi thường hàng chục tỉ đồng. Ngày 28/9, TAND TP Đà Nẵng xử sơ thẩm đã chấp nhận yêu cầu khởi kiện...