Đề án chính quyền đô thị tại TP HCM: Hội đồng thẩm định thống nhất thông qua
Hôm qua (25/9), tại hội nghị thẩm định Đề án tổ chức chính quyền đô thị tại TP HCM do Bộ Nội vụ tổ chức, Hội đồng thẩm định đã thống nhất thông qua đề án và đồng quan điểm không tổ chức thí điểm mà tiến hành thực hiện theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Ảnh minh họa
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn cho biết, mô hình tổ chức chính quyền đô thị đã được Quốc hội cho phép thí điểm tại TP Hà Nội và Đà Nẵng, là cơ sở thuận lợi cho TP HCM tham khảo kinh nghiệm trong việc xây dựng, trình thẩm định Đề án.
Làm rõ hơn việc thực hiện Đề án này, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong cho biết, TP đã thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường trên diện rộng, là địa phương có số lượng đơn vị hành chính thí điểm nhiều nhất (gồm tất cả 24 quận, huyện, 259 phường) từ 2009 đến 2016.
Khi không tổ chức HĐND quận, phường thì quyền đại diện của người dân tiếp tục được duy trì và phát huy thông qua nhiều kênh như: ĐBQH, Đoàn ĐBQH; Thường trực HĐND TP, các ban, tổ đại biểu, đại biểu HĐND TP, cấp ủy, MTTQ, tổ chức chính trị – xã hội các cấp, sự phản ánh của khu phố và ý kiến trực tiếp của người dân thông qua hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân phường và Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư.
Theo ông Phong, Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại TP được ban hành có tác động tích cực đến tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công, cải cách hành chính, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân TP.
Báo cáo Đề án tại Hội nghị, Giám đốc Sở Nội vụ TP Huỳnh Thanh Nhân cho biết, mục tiêu chính của việc xây dựng Đề án là nghiên cứu, đề xuất tổ chức bộ máy chính quyền tại TP tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả mà vẫn phát huy quyền làm chủ của nhân dân.
Video đang HOT
Cấp chính quyền địa phương ở TP gồm có HĐND và UBND TP. Chính quyền địa phương ở quận là UBND quận, làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ. Chính quyền địa phương ở phường là UBND phường, làm việc theo chế độ thủ trưởng; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ.
Khi Nghị quyết của Quốc hội được ban hành, cơ cấu tổ chức của các quận, phường gọn nhẹ, hoạt động nhanh nhạy, thông suốt. Nhân sự của UBND cấp quận, phường đều thực hiện chế độ bổ nhiệm nên thuận lợi trong chỉ đạo điều hành các công việc hành chính trên địa bàn, linh hoạt hơn trong công tác cán bộ.
Bên cạnh đó, việc thực hiện tinh giản biên chế sẽ giảm được phần chi ngân sách cho hoạt động của HĐND và phụ cấp đại biểu HĐND ở quận và ở phường; góp phần cải cách hành chính, giảm bớt trình tự, thủ tục trong chỉ đạo, điều hành của chính quyền địa phương quận, phường, giảm thời gian giải quyết công việc.
Theo ông Huỳnh Thanh Nhân, việc thực hiện tổ chức chính quyền đô thị sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân tham gia xây dựng chính quyền, như: phân công thành viên UBND tham gia các cuộc họp của khu phố; qua hộp thư góp ý hoặc sổ góp ý; nghe người dân trao đổi, phản ánh ý kiến trực tiếp trong các cuộc họp hoặc gửi phiếu xin ý kiến về các công trình thực hiện theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”; góp ý các quy ước, công việc nội bộ khu dân cư.
Khi không tổ chức HĐND phường, một số việc quan trọng, UBND phường thông qua khu phố và MTTQ để người dân tham gia ý kiến trước khi quyết định; lập sổ theo dõi phản ánh, kiến nghị của các trưởng khu phố để kịp thời giải quyết…
Tại hội nghị, đa số các thành viên Hội đồng thẩm định đều nhất trí với nội dung Đề án; nhất trí không tổ chức thí điểm mà tiến hành thực hiện theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, các thành viên đề nghị TP đúc rút kinh nghiệm trong 7 năm thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường để làm nổi bật tính ưu việt của mô hình tổ chức chính quyền đô thị. Nghiên cứu, bổ sung kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức chính quyền đô thị; bổ sung tác động của công nghệ trong việc việc tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế…
Kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Nội vụ đề nghị Vụ Chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ UBND TP hoàn thiện Đề án, khẩn trương thực hiện các bước để trình Quốc hội thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại TP.
Tại hội nghị, Hội đồng thẩm định đã thống nhất thông qua Đề án này.
Lấy ý kiến nhân dân trên tinh thần cầu thị, lắng nghe
Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương đề nghị việc lấy ý kiến Nhân dân góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII trên tinh thần "tích cực, cầu thị, chân thành, lắng nghe, hiệu quả, không hình thức".
Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng,
Trưởng Ban Dân vận Trung ương phát biểu tại Hội nghị.
Chiều 18/9, tại Hà Nội, Ban Dân vận Trung ương tổ chức Hội nghị Ban Chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thông qua Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội.
Đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Hội nghị.
Các dự thảo văn kiện lấy ý kiến nhân dân bao gồm: dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII; dự thảo Báo cáo tổng kết thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2011-2020, xây dựng Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm 2021-2030; dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2021-2025; dự thảo Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và thi hành Điều lệ Đảng nhiệm kỳ Đại hội XII.
Thời gian lấy ý kiến nhân dân từ ngày công bố các dự thảo văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII từ ngày 15/10/2020 đến hết ngày 15/11/2020.
Tại Hội nghị, Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương Nguyễn Phước Lộc cho biết, Ban Dân vận Trung ương phối hợp tổ chức 24 hội nghị lấy ý kiến góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII (Đảng đoàn Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam 4 Hội nghị; Đảng đoàn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam 3 Hội nghị; Đảng đoàn Hội Nông dân Việt Nam 6 Hội nghị; Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 6 Hội nghị; Đảng đoàn Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam 4 Hội nghị; Đảng đoàn Hội Cựu chiến binh Việt Nam 1 Hội nghị); đồng thời, báo cáo tình hình nhân dân đối với đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Theo Phó trưởng Ban Dân vận Trung ương Nguyễn Phước Lộc, để triển khai thực hiện việc lấy ý kiến nhân dân góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII thông qua Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội. Ban Dân vận Trung ương đã ban hành Quyết định số 597-QĐ/BDVTW, về việc thành lập Ban Chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII gồm 9 đồng chí là lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương; Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội của Trung ương và Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
Ban Dân vận Trung ương ban hành Quyết định số 598-QĐ/BDVTW thành lập Tổ giúp việc Ban Chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, gồm 15 đồng chí.
Hội nghị Ban Chỉ đạo lấy ý kiến nhân dân góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Theo đó, Ban Chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo, tham mưu tổ chức việc lấy ý kiến nhân dân góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, đảm bảo chất lượng và tiến độ quy trình.
Tổ giúp việc có trách nhiệm tham mưu cho Ban Chỉ đạo tổ chức thực hiện việc lấy ý kiến nhân dân góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đảm bảo chất lượng và tiến độ quy trình.
Phát biểu kết luận hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Hội nghị đề nghị từng thành viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm toàn diện việc tổ chức hội nghị, trong đó, phát huy tính sáng tạo, chủ động của từng tổ chức trong việc xây dựng kế hoạch cụ thể; xây dựng chương trình, nội dung và chịu trách nhiệm điều hành hội nghị; tổng hợp ý kiến từng hội nghị và ý kiến chung báo cáo Ban Chỉ đạo.
Trưởng Ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai yêu cầu trước ngày 25/9/2020 chốt thời gian tổ chức, khách mời tham dự 24 Hội nghị lấy ý kiến góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.
Trưởng Ban Dân vận Trung ương mong muốn, việc lấy ý kiến nhân dân góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII diễn ra trên tinh thần "tích cực, cầu thị, chân thành, lắng nghe, hiệu quả, không hình thức".
Bộ Công an: Lộ, lọt bí mật nhà nước ngày càng nghiêm trọng Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quý Vương cho hay tình trạng lộ, lọt bí mật nhà nước trên không gian mạng ngày càng nghiêm trọng. Sáng 14-9, tiếp tục phiên họp thứ 48, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Chính phủ báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2020. Vi phạm hành...