Đề án cấp mã số định danh công dân khó khả thi nếu không có sự phối hợp
Bắt đầu từ tháng 6-2013 việc cấp mã số định danh cho công dân sẽ được Bộ Tư pháp tiến hành. Về mặt lý thuyết, đề án này mở ra một “cuộc cách mạng” trong việc cải cách thủ tục hành chính khi người dân sẽ không cần phải có quá nhiều thứ giấy tờ chuyên biệt cho các loại giao dịch hành chính, dân sự… Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có không ít ý kiến e ngại bởi tính khả thi của đề án…
Vẫn phải duy trì mã số hộ chiếu và mã số CMND bên cạnh mã số định danh Ảnh: Lê Trang
Đơn giản hóa thủ tục hành chính
Khẳng định tính ưu việt của mã số định danh, một cán bộ Cục Kiểm soát thủ tục hành chính (Bộ Tư pháp) – thành viên Ban soạn thảo đề án cho rằng, một trong những đặc tính quan trọng nhất là số định danh cá nhân (gồm 12 chữ số) sẽ xác lập chính xác “căn cước” đối với mỗi công dân từ khi đăng ký khai sinh cho đến khi chết.
Thực tế hiện nay, một người dân thường phải sở hữu hàng chục loại giấy tờ khác nhau (từ giấy khai sinh, giấy phép lái xe đến hộ chiếu…), gắn với mỗi loại giấy tờ là một con số nhất định. Và với quy mô dân số vào thời điểm này, số lượng giao dịch hành chính giữa công dân và cơ quan Nhà nước trung bình lên đến vài triệu giao dịch mỗi ngày. Trong khi đó, hầu hết các giao dịch về thủ tục hành chính luôn đòi hỏi công dân phải tự chứng minh về nhân thân thông qua việc xuất trình hoặc nộp bản sao các loại giấy tờ, do đó đã tạo ra chi phí hành chính khổng lồ đối với xã hội. Mã số định danh cá nhân sẽ tiến tới loại bỏ dần một số giấy tờ về hộ tịch, hộ khẩu và khi đó công dân đến làm thủ tục hành chính tại các cơ quan sẽ ít phải kê khai hoặc chứng minh về bản thân. “Nếu mã số định danh cá nhân được áp dụng thì không chỉ làm lợi hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm mà còn trút bỏ được gánh nặng về thủ tục hành chính bấy lâu nay của người dân” – vị thành viên Ban soạn thảo đề án khẳng định.
Video đang HOT
Liên quan đến mã số định danh cá nhân, luật sư Giang Hồng Thanh (Văn phòng Luật sư Giang Thanh – Đoàn Luật sư TP Hà Nội) chia sẻ: “Mã số định danh cá nhân chí ít cũng làm giảm được tình trạng tội phạm giả mạo, sửa chữa, sử dụng giấy chứng nhận và các tài liệu của cơ quan, tổ chức đang rất nhức nhối hiện nay”.
Vẫn phải duy trì những mã số khác
Ông Phạm Xuân Phương – Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội lại băn khoăn có thể thay thế mã số định danh với mã số Hộ chiếu hoặc mã số CMND mà hiện nay Bộ Công an đang quản lý hay không? Theo ông Phương, mã số định danh chỉ mang tính quốc gia, còn mã số hộ chiếu có tính chất quốc tế. Chúng ta cần tuân theo những quy định chung của cả thế giới chứ không thể một mình một kiểu. Chúng ta đều biết mã số CMND gắn liền với tàng thư dấu vân tay của từng người. Người ta có thể khai man, làm giả, thậm chí cố tình cung cấp sai lệch mã số định danh với mục đích xấu, nhưng với dấu vân tay thì không ai có thể giả mạo được. Do đó theo tôi, vẫn phải duy trì hai mã số đặc thù này của cơ quan công an – ông Phương nói.
Một lý do quan trọng khác theo Phó giám đốc Sở Tư pháp là: Hiện nay nếu đề án được thông qua và triển khai trong thực tiễn thì cần phải có sự phối hợp rất chặt chẽ giữa Bộ Tư pháp và Bộ Công an. Với các đối tượng là trẻ em, thì khi được cấp phải ít nhất 14 năm sau những mã số này mới phát huy tác dụng và được sử dụng thường xuyên. Nhưng với những công dân đang phải sử dụng đến mã số này hàng ngày hàng giờ thì để rút ngắn thời gian, tiền bạc, nhân lực, vật lực, tại sao chúng ta không tận dụng ngay hệ thống, cơ sở dữ liệu sẵn có của Bộ Công an? “Nếu mỗi Bộ chỉ đơn phương thực hiện một mình thì số tiền phải chi ra để “nuôi” một đội ngũ cán bộ từ trung ương đến cơ sở làm nhiệm vụ thu thập, hệ thống hóa dữ liệu sẽ là cực kỳ khổng lồ, tiêu tốn rất nhiều tiền ngân sách” – ông Phương khẳng định.
Theo ANTD
"Siết" điều kiện cư trú, cơ quan quản lý thực sự lợi?
Tại sao phải kéo dài thời hạn tạm trú để thắt nhập khẩu vào thành phố? Việc kéo dài chắc chắn gây khó khăn cho người dân, còn cơ quan quản lý được lợi gì?... Một loạt câu hỏi được đặt ra trong phiên họp thẩm tra dự thảo luật Cư trú sửa đổi.
Chiều 12/3, UB Pháp luật của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể để thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú.
Theo quan điểm của cơ quan soạn thảo (Bộ Công an), việc đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương được gia tăng điều kiện về thời gian tạm trú từ 1 lên 2 năm. Ngoài ra, dự luật còn đề xuất giao HĐND thành phố quy định về điều kiện diện tích chỗ ở bình quân đối với các trường hợp đăng ký thường trú vào chỗ ở do thuê, mượn, ở nhờ tại địa bàn. Nơi đề nghị đăng ký thường trú phải là nơi đang tạm trú...
Dự án luật cũng sửa đổi bổ sung nội dung về đăng ký tạm trú theo hướng quy định sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn 12 tháng. Trước khi hết thời hạn tạm trú 15 ngày, công dân đến cư quan công an đã cấp sổ tạm trú để làm thủ tục gia hạn, thay cho quy định tại Luật cư trú hiện hành quy định sổ tạm trú không xác định thời hạn.
Khi nhập cư vẫn là nhu cầu có thật, việc "thắt" các điều kiện sẽ mở cho nhiều hướng lách, chạy mới.
Chính phủ cho rằng, sửa luật Cư trú lần này (luật ban hành năm 2007) là nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho công dân trong cư trú, bảo đảm hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của mọi cá nhân, tổ chức; đồng thời tăng cường công tác quản lý nhà nước, góp phần giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội trong tình hình mới.
Tuy nhiên, ý kiến của nhiều thành viên trong UB Pháp luật - cơ quan thẩm tra dự án luật - cho rằng, các quy định cần tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công dân trong cư trú, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp công dân, khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong công tác đăng ký, quản lý cư trú trong giai đoạn hiện nay.
Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam) thẳng thắn nhận xét, dự thảo luật sửa đổi đang tạo điều kiện cho cơ quan quản lý nhà nước với các điều khoản siết chặt hơn việc đăng ký hộ khẩu vào thành phố đối với người nhập cư. Theo ông Minh, một số nội dung sửa đổi, bổ sung đã siết chặt việc nhập cư vào những đô thị lớn và nhiều quy định như thời gian tạm trú, diện tích nhà ở... nếu được ban hành chắc chắn sẽ gây khó khăn cho người dân.
Đại biểu đặt câu hỏi, tại sao cơ quan soạn thảo không tiếp thu ý kiến của của các Bộ, ngành, đặc biệt là văn bản của Bộ Tư pháp.
Nhiều đại biểu cũng chỉ ra một số quy định chưa hợp lý, mâu thuẫn với quy định công dân được quyền tự do cư trú, không đúng với tinh thần Hiến pháp về bảo đảm quyền con người và quyền công dân...
Phó Chủ nhiệm UB Pháp luật Trần Đình Long cho rằng, về thời hạn tạm trú, việc quy định "người dân phải có thời gian tạm trú trên 1 năm mới được đăng ký hộ khẩu thường trú" là không phù hợp. Đại biểu lập luận, tại sao phải kéo dài thời gian tạm trú? Việc kéo dài thời gian tạm trú thì cơ quan chuyên môn của Nhà nước có lợi ích gì?
Tán thành hướng phân tích này, đại biểu Trần Thanh Hải (TPHCM) cho rằng, quy định dù chặt hơn nhưng vẫn phải là quy định mở để giải quyết việc giãn dân ở gốc của vấn đề chứ không phải xử lý phần ngọn. Cụ thể, muốn giãn dân thì phải phát triển các đô thị vệ tinh đi liền với các chính sách để thu hút người dân. Những đối tượng được thu hút này cần được tạo điều kiện tối đa để người dân tự nguyện đến đó ở. Còn đã thường trú trên địa bàn thì không nhất thiết phải hoàn thành quy định về thời gian.
Theo Dantri
Bộ GTVT "rút" quy định xử phạt xe không chính chủ Do không có tính khả thi nên quy định xử phạt xe không chính chủ vừa được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) công bố tạm rút khỏi Dự thảo Nghị định (lần 2) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Chiều nay 11/3, phát biểu trước báo giới, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng...