ĐD Lưu Trọng Ninh nói gì về tranh cãi đoạn kết mới Thương nhớ ở ai?
Trên khắp các diễn đàn trang mạng xã hội đang xảy ra hai luồng ý kiến tranh luận khi bộ phim “ Thương nhớ ở ai” phải quay lại đoạn kết. Trước những ý kiến chia hai phe của cư dân mạng, đạo diễn Lưu Trọng Ninh đã chia sẻ mong muốn lớn nhất của mình về cái kết của bộ phim.
Chiều ngày 4.3, tập cuối bộ phim Thương nhớ ở ai lên sóng truyền hình. Ngay khi kết thúc bộ phim, trên khắp các diễn dàn đã xảy ra hai luồng ý kiến. Trên fanpage của bộ phim, nhiều người tỏ ra thất vọng với cái kết Vạn bỏ đi khỏi làng Đông, bởi cho rằng như vậy là không đúng với nguyên tác của cốt tiểu thuyết “Bến không chồng”, điều này chứng tỏ các nhà làm phim không tôn trọng tác giả tiểu thuyết. Một luồng ý kiến khác thì cho rằng, kết mới của bộ phim rất nhân văn, nhẹ nhàng và là cái kết mở.
Đạo diễn Lưu Trọng Ninh
Trước những tranh luận không có hồi kết, đạo diễn Lưu Trọng Ninh đã có những chia sẻ với Dân Việt. Theo đó, đạo diễn cho hay, điều thứ nhất, bộ phim không có nhiệm vụ phải tuân theo đúng với cốt truyện của tiểu thuyết “Bến không chồng”, không có nhiệm vụ phải đưa đúng y nguyên từng chi tiết theo tiểu thuyết, mà bộ phim chỉ dựa theo cốt truyện. Bằng chứng là kịch bản bộ phim đã được làm mới, có rất nhiều tuyến nhân vật mới, đã được thay đổi kết cấu cốt truyện.
Còn với ý kiến cho rằng bộ phim mang cái kết mở để còn có những phần tiếp theo của phim thì đó cũng là mong muốn của mọi người, còn bản thân đạo diễn không có ý định kết mở để có thêm phần 2 của “Thương nhớ ở ai”. Và theo vị đạo diễn khó tính này thì anh xin phép im lặng, không có lời bình nào cho việc sẽ đồng tình với luồng ý kiến nào ở trên.
“Thực chất điều tôi muốn gửi gắm vào bộ phim “Thương nhớ ở ai” không phải là Vạn bỏ đi hay Vạn tự tử. Tôi mong muốn nhất ở bộ phim này là 10 năm hay 15 năm sau như lời nhân vật, con gái của Hạnh và Vạn khi đứng trước một dòng sông rất lớn và thốt lên: “Làng Đông đâu rồi”…thì đây sẽ là một câu hỏi mà không chỉ có nhân vật trong phim hỏi, bản thân mỗi người chúng ta. Những người con của làng quê Việt Nam cũng sẽ tự hỏi: “Làng Đông đâu rồi?” Khán giả muốn xem lại bối cảnh của làng Đông, muốn đến tận nơi, mục sở thị làng Đông nhưng nó đã biến mất. Tất cả những điều đẹp đẽ của làng Đông đã biến mất. Nét đẹp làng quê, giá trị cốt lõi thực sự của làng quê Việt Nam đã không còn nữa. Đấy chính là điều đau đớn, điều tôi muốn nói đến”, đạo diễn Lưu Trọng Ninh nhấn mạnh.
Video đang HOT
Còn với diễn viên Trà My, người vào vai Hạnh thì chia sẻ: “Tôi không đồng tình với cái kết mới của phim. Tôi nghĩ rằng, cái kết ban đầu hợp lý hơn vì nó mới diễn tả được hết sức ảnh hưởng khủng khiếp của hủ tục lên những con người trong giai đoạn lịch sử mà bộ phim phản ánh. Đó có thể là cái kết bi thảm nhưng sẽ một sự thức tỉnh lương tri trong mỗi con người. Bởi nếu cái kết có hậu sẽ trở nên không hợp lý với tâm lý cả đời trốn chạy hạnh phúc của nhân vật Vạn. Nhân vật này là biểu tượng anh hùng của thời đại cũ, phải “ép xác” và sống dưới lớp vỏ anh hùng đó. Khi đến cực điểm, anh ấy sẽ phải ra đi như kết phim hiện tại hoặc tự tử như trong nguyên tác mới hợp lý”, Trà My nói.
Diễn viên Lâm Vi Say trong vai Vạn trong phim “Thương nhớ ở ai”
Bộ phim “Thương nhớ ở ai” đã được phát sóng tập cuối cùng. Theo đó, nội dung của cái kết mới của bộ phim là Hạnh trở về làng Đông sau nhiều năm lưu lạc, dắt theo con gái – kết quả đêm ân ái oan trái với Vạn. Sự trở lại của Hạnh cũng như thông tin cô có con với Vạn (Lâm Vissay) khiến mọi người sửng sốt. Bản thân Vạn cũng không thể ngờ mình đã có con với Hạnh. Sau bao năm sống vò võ một mình, Vạn được Hạnh trao cho một gia đình nhỏ và cơ hội làm lại cuộc đời. Tuy nhiên, vì sự dè bỉu của dân làng, Vạn cuối cùng đã bỏ đi.
Bộ phim kết thúc bằng hình ảnh Hạnh bế con độc bước giữa con đường làng xa tít tắp. Bằng lời dẫn truyện, Hạnh nói: “Vạn một lần nữa bỏ chạy. Lần trước ông bỏ chạy vì mất tình yêu với u tôi còn lần này là khi hạnh phúc đến với ông. Tôi biết ông đi không phải vì sợ hãi mà là vì sự bình yên của những người mà ông yêu quý. Cả cuộc đời ông phải kìm nén, ép xác vì những gì ông mang trên vai. Vì người ta coi ông là biểu tượng của một thời đã qua để rồi đến khi hạnh phúc thực sự đến thì ông bỏ chạy”. Phim kết thúc bằng một cái kết mở khi Hạnh tin Vạn sẽ quay về và cô sẽ không phải là người đàn bà hóa đá vì chờ đợi. Cô cũng tin rằng ngày mới đang bắt đầu và những người làng Đông sẽ cùng cô và bé Ban Mai xây dựng cuộc sống mới.
Được biết đây là cái kết mới đã được đạo diễn Lưu Trọng Ninh cùng ê kíp họp bàn và quyết định thay đổi sau khi đã quay xong theo đúng kịch bản là nhân vật Vạn treo cổ tự tử ở tập cuối. Hình ảnh cuối cùng của bộ phim lẽ ra là Hạnh và bé Ban Mai vấn khăn tang đi trên cánh đồng, cùng với lời tự sự: “Vạn đã ra đi. Ông tìm đến cái chết có phải vì sự bình yên của những người ông yêu quý. Người làng Đông đến sau này cũng không hiểu được vì sao Vạn tìm đến cái chết. Tôi biết ông không sợ hãi. Ông đã tìm đến cái chết ngay từ những ngày đầu tiên khi ông phải kìm nén mình, ép xác mình vì những gì ông mang trên vai trong suốt cuộc đời ông. Mỗi một lần hạnh phúc đi qua ông là mỗi lần ông gần hơn cái chết. Ép xác! Tôi không biết có dùng đúng từ này không? Ông đã ép xác cả một đời để đến khi hạnh phúc thực sự đến với mình, ông không còn cảm nhận được nó. Ông đã trốn chạy hạnh phúc”.
Theo Danviet
Diễn viên "Thương nhớ ở ai" nên dán miếng che ngực khi mặc yếm?
Ủng hộ vẻ đẹp của chiếc áo yếm khi lên phim, nhiều khán giả cho rằng không nên mặc thêm nội y bên trong áo yếm nhưng hãy dùng biện pháp khác để đảm bảo sự kín đáo.
Thương nhớ ở ai là bộ phim truyền hình Việt Nam lấy bối cảnh một vùng quê vào những năm 1945-1975 của đạo diễn Lưu Trọng Ninh. Mặc dù chỉ mới lên sóng được một thời gian ngắn nhưng việc sử dụng trang phục áo yếm không nội y đã gây tranh cãi nhiều trong dư luận và cộng đồng mạng.
Bộ phim Thương nhớ ở ai gây nhiều tranh cãi khi diễn viên nữ mặc áo yếm không có nội y.
Trước những phản hồi từ phía cộng đồng, đạo diễn Lưu Trọng Ninh chia sẻ với báo chí về quan điểm của mình. "Áo yếm của phụ nữ Việt Nam là một thiết kế tuyệt tác. Một hiện thân của cái đẹp vừa kín đáo, tinh tế lại vừa gợi cảm, tình tứ. Ngày xưa, các cụ mặc thế nào thì bây giờ chúng ta mặc như vậy. Phụ nữ chỉ thực sự đẹp khi họ tự do. "Sao lại bắt họ phải ở trong một khuôn phép, che đậy nào"- vị đạo điễn bày tỏ.
Nhiều luồng ý kiến ủng hộ đạo diễn Lưu Trọng Ninh ở khía cạnh tôn trọng lịch sử, nhưng không ít ý kiến phản bác bởi đây là một bộ phim được phát sóng trên truyền hình quốc gia, sẽ ảnh hưởng tới các khán giả nhỏ tuổi cũng như gây phản cảm khi các diễn viên nữ không mặc nội y. Không ít người lại cho rằng nhà sản xuất phim có thể tinh tế hơn bằng cách không nhất thiết phải mặc nội y nhưng có thể sử dụng các biện pháp như miếng dán ngực để giúp các diễn viên nữ vẫn giữ được sự kín đáo của mình.
Nhiều khán giả khen ngợi trang phục áo yếm nữ tính của phụ nữ Việt khi lên phim.
"Diễn viên mặc áo yếm thật đẹp và gợi cảm, đó cũng là một trang phục của phụ nữ Việt Nam thời xưa, đáng tiếc là trào lưu tây hóa đã lấy mất y phục đơn giản, dung dị mà vẫn đẹp gợi cảm này. Phim có phục trang rất hợp thời, tuy nhiên nên sử dụng những biện pháp tinh tế để tăng sự kín đáo hơn". Bạn Fan Fan khen ngợi y phục áo yếm của bộ phim.
"Bản thân áo yếm đã là áo lót rồi, rất đẹp và nữ tính, mặc thêm áo khác vào thì khá ngớ ngẩn. Vấn đề ở đây là đừng lạm dụng quá nhiều phân cảnh này thôi. Đạo diễn nên chọn góc quay sao cho vẫn đẹp mà lại kín đáo". Bạn có biệt danh It's me chia sẻ.
Nhiều bộ phim Việt Nam trước đó đã sử dụng áo yếm làm trang phục, tuy nhiên đều có cách xử lý riêng để đảm bảo sự kín đáo.
"Bộ phim phản ảnh về một phân đoạn lịch sử Việt Nam thì việc sử dụng áo yếm như vậy là hợp lý. Tuy nhiên chiếu trên tivi thì nên dùng miếng dán ngực dán trong áo yếm thì sẽ tốt hơn. Người lớn thì không sao, tuy nhiên nhiều trẻ em xem phim thì không nên chút nào"- khán giả Trần Bình đưa ra lời khuyên.
Bạn Đinh Tinh và Cỏ Dại lại có chia sẻ cho rằng việc không mặc nội y là bình thường và còn nhiều vấn đề hơn cần xem xét chứ không nên "soi" bộ phim quá nhiều: "Phim ảnh chứ có phải biểu diễn hoạt động nghệ thuật hàng ngày đâu, yêu cầu vai diễn nhiều khi còn không mặc gì thì sao? Xem sân khấu ca nhạc nhiều khi mặc cũng như không mặc, đừng nên soi mói không cần thiết".
Theo Danviet
Mỹ nhân đóng cảnh nóng "như luồng điện chạy qua người" Khi đạo diễn nói không cần khỏa thân, chính Trà My là người quyết định cởi vì muốn thực sự nhập vai. Nữ diễn viên Trà My trong cảnh quay cùng bạn diễn nam của Thương nhớ ở ai Trà My được giao vai Hạnh - nữ chính trong phim truyền hình Thương nhớ ở ai. Bộ phim được chỉnh sửa hậu kỳ...