ĐBSCL vừa phòng chống vừa thích nghi với hạn mặn

Những ngày qua các ngành chức năng và người dân vùng ĐBSCL đã tận tâm, tận lực chống chọi và từng bước thích nghi với hạn mặn.

Như đã đề cập ở 2 bài viết trước, những ngày qua các cấp chính quyền, các ngành chức năng và người dân vùng ĐBSCL đã tận tâm, tận lực chống chọi với hạn mặn. Tuy nhiên, vấn đề hạn mặn hiện nay không còn theo chu kỳ, quy luật mà rất bất thường khi nguồn nước từ thượng nguồn sông Me Kong khan hiếm. Đối với vùng Châu thổ Cửu Long thì công tác phòng chống hạn hán, mặn xâm nhập phải từng bước thích nghi. Tư duy đó đã được thể hiện trong Nghị quyết 120 của Chính phủ về việc ĐBSCL chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững. Vấn đề này được đề cập trong bài viết thứ 3 với nhan đề “ĐBSCL vừa phòng chống vừa thích nghi với hạn mặn”.

Những ngày qua các cấp chính quyền, các ngành chức năng và người dân vùng ĐBSCL đã tận tâm, tận lực chống chọi với hạn mặn. Tuy nhiên, vấn đề hạn mặn hiện nay không còn theo chu kỳ, quy luật mà rất bất thường khi nguồn nước từ thượng nguồn sông Mê Kông khan hiếm. Đối với vùng Châu thổ Cửu Long thì công tác phòng chống hạn hán, mặn xâm nhập phải từng bước thích nghi. Tư duy đó đã được thể hiện trong Nghị quyết 120 của Chính phủ về việc ĐBSCL chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu, phát triển bền vững.

ĐBSCL vừa phòng chống vừa thích nghi với hạn mặn - Hình 1
Nhiều diện tích lúa Đông Xuân ở tỉnh Tiền Giang ” chết đứng” do thiếu nước ngọt.

Một thành công trong công tác chủ động ứng phó với hạn mặn vùng ĐBSCL vừa qua là việc vận động, khuyến cáo nông dân chuyển đổi hơn 50.000 ha lúa vùng khó khăn, xa nguồn nước sang trồng các loại hoa màu ngắn ngày hay cây lâu năm. Các công tác bơm, trữ nước được triển khai kịp thời, nên tỉ lệ lúa bị thiệt hại chưa đến 10% so với mùa hạn mặn năm 2016.
Các hoạt động dùng xe bồn, sà lan chở nước từ đầu nguồn các con sông về “cứu khát” cho vườn cây, hoa kiểng và phục vụ sinh hoạt được chính quyền và người dân trong vùng thực hiện khẩn trương, quyết liệt. Tuy nhiên về lâu dài, để giảm nhẹ thiên tai thì cần có giải pháp căn cơ, phát huy nguồn lực nội sinh và sự hỗ trợ của nhà nước.

ĐBSCL vừa phòng chống vừa thích nghi với hạn mặn - Hình 2
Mùa khô, tại vùng Gò Công, tỉnh Tiền Giang kênh rạch cạn nước.

Trước hết vấn đề lịch thời vụ để sản xuất lúa vụ lúa Mùa, lúa Đông Xuân cần được chủ động, càng sớm càng tốt để “né” hạn mặn, nhất là khu vực bán đảo Cà Mau, vùng ven biển của tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre…
Ông Phạm Công Anh, nông dân ở xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau chia sẻ: “Vùng đất ở đây sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên, nhờ mưa mới có nước ngọt, không mưa là hết nước. Đúc kết kinh nghiệm từ bà con đi trước thì tôi cũng làm sớm so với mọi năm. Toàn thể bà con ở đây đều chủ động xuống giống sớm, thu hoạch sớm để kịp xuống vụ màu. Tôi rất mong các cấp lãnh đạo, tạo điều kiện làm sao ở đây có được nước ngọt như trên vùng sông Hậu. Bà con có nước ngọt quanh năm không cần phụ thuộc vào thời tiết để phát triển kinh tế mạnh hơn”.

ĐBSCL vừa phòng chống vừa thích nghi với hạn mặn - Hình 3
Nước mặn bao trùm cả tỉnh Bến Tre.

Hiện nay, các địa phương vùng ĐBSCL đang rất thiếu nguồn kinh phí để hoàn thiện hệ thống thủy lợi, nhất là các cống đập, ngăn mặn, trữ ngọt và kiểm soát lũ, triều cường theo hướng khép kín. Nguồn kinh phí để thực hiện các công trình khẩn cấp này mỗi địa phương cần đến vài trăm tỷ đồng; trong đó tỉnh Trà Vinh cần khoảng 1.000 tỷ đồng. Đặc biệt, TW cần ưu tiên đầu tư các dự án có quy mô liên vùng, liên tỉnh như: Cái Lớn- Cái Bé giai đoạn 2 (tỉnh Kiên Giang), dự án thủy lợi Bắc- Nam Bến Tre( tỉnh Bến Tre); dự án Nam Măng Thít(Vĩnh Long), dự án Bảo Định (Tiền Giang) và dự án Nhật Tảo- Tân Trụ (Long An).
Tỉnh Long An đề xuất được nạo vét sông Vàm Cỏ Tây để cung cấp nước ngọt cho Tiền Giang- Long An. Tỉnh Bến Tre đề xuất TW chấp thuận cho xây dựng thêm một hồ chứa nước ngọt Lạc Địa tại huyện Ba Tri với khăng dự trữ khoảng 1,5 triệu m3 nước; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thủy lợi đã được phê duyệt; sớm hoàn thành hệ thống cống đập, âu thuyền để biến sông Ba Lai thành hồ chứa nước ngọt.

ĐBSCL vừa phòng chống vừa thích nghi với hạn mặn - Hình 4
Nhà vườn Bến Tre chọn mua túi nhựa để trữ nước ngọt trong mùa khô hạn.

Video đang HOT

Mới đây tại buổi làm việc với đoàn công tác của Chính phủ về hạn mặn vùng ĐBSCL, ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre kiến nghị một số vấn đề chống hạn mặn và triều cường mang tính khu vực.
“Để góp phần hạn chế và giảm nhẹ thiên tai, tỉnh Bến Tre xin Thủ tướng, Phó Thủ tướng xem xét, cơ chế, chính sách mới trong điều phối, sử dụng hiệu quả nguồn nước sông Mê Kông trong Ủy Ban sông Mê Kông của mình. Đồng thời chỉ đạo xây dựng một số hồ chứa nước ngọt ở vùng Tứ giác Long Xuyên để tạo thêm cái hồ nữa ngoài biển Hồ của Campuchia. Có như vậy thì mới điều hòa, hạn chế những đợt triều cường, xâm nhập mặn, bổ sung nguồn nước bổ sung để cứu cho các tỉnh phía Đông vùng ĐBSCL. Bến Tre kiến nghị đầu tư thêm cái hồ chứa nước nữa, trữ lượng khoảng 1,5 triệu m3 nước. Nếu có thêm hồ này thì các huyện ven biển sẽ chủ động được nguồn nước từ 2-3 tháng”, ông Trọng cho hay.
Theo Bộ Nông nghiệp- PTNT, vùng ĐBSCL hiện cần sớm đầu tư nâng cấp, sửa chữa 30 công trình cấp nước tập trung, kéo dài hơn 250 km đường ống nước đến các khu vực hẻo lánh; xây dựng ít nhất 4 hồ xử lý nước để phục vụ nước sinh hoạt cho người dân; đồng thời tiếp tục chuyển đổi cơ cấu cấu trồng phù hợp theo Nghị quyết 120 của Chính phủ.

ĐBSCL vừa phòng chống vừa thích nghi với hạn mặn - Hình 5
Tỉnh Bến Tre cấp phát thùng chứa nước ngọt cho dân nghè.

Ông Phạm Vũ Hồng, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết, địa phương cần nguồn kinh phí để xây các hồ chứa nước tại các xã đảo, ven biển và huyện đảo Phú Quốc; đề xuất Chính phủ không nên cổ phần hóa các công ty cấp thoát nước trong vùng vì khi cổ phần hóa vấn đề an ninh nguồn nước không đảm bảo. ĐBSCL cần nạo vét hệ thống sông rạch để phục vụ giao thông vận tải thủy và trữ nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt mùa khô hạn.
“Về lâu dài kiến nghị Thủ tướng về giai đoạn 2 dự án Cái Bé – Cái Lớn, để chúng ta chuyển nguồn nước này cho vùng bán đảo Cà Mau. Kiến nghị bổ sung nguồn vốn để nạo vét hết hệ thống kênh rạch vùng ĐBSCL. Đây có thể là hồ chứa, trữ lượng nước ở đây rất nhiều. Đề nghị Bộ Nông nghiệp- PTNT nghiên cứu giúp thêm làm hồ chứa nước tại các xã đảo và vùng ven biển Kiên Giang hiện nay thiếu nước, chúng tôi phải chở nước. Xin đề nghị Thủ tướng cho phép Kiên Giang không cổ phần hóa công ty cấp thoát nước vì cổ phần hóa thì vấn đề cấp nước không đảm bảo”, ông Hồng cho hay.

ĐBSCL vừa phòng chống vừa thích nghi với hạn mặn - Hình 6
Khô hạn ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của bà con nông dân tỉnh Cà Mau.

Trong buổi làm việc với các địa phương vùng ĐBSCL về phòng chống hạn mặn mới đây, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đánh giá cao sự nỗ lực của Đảng bộ, chính quyền và người dân vùng ĐBSCL đã chung tay ứng phó với hạn mặn khốc liệt. Thủ tướng yêu cầu các địa phương không được chủ quan, lơ là và tiếp tục có giải pháp khả thi, nhất là không để người dân thiếu nước sinh hoạt. Các công trình thủy lợi đã được ghi vốn thì khẩn trương triển khai, cần chủ động trong sản xuất vụ lúa hè thu sắp tới.
Thủ tướng đồng ý chi khẩn cấp 350 tỷ đồng để các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Cà Mau, Long An để thực hiện các hoạt động ” cứu khát” cho dân.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: “Những công trình cơ bản chúng ta nên làm, nhất là các nguồn vốn ODA, vốn ngân sách TW đã ghi phải giải ngân hết. Về hỗ trợ mỗi tỉnh 70 tỷ để bơm nước, nạo vét, đắp trạm, đào ao, đào giếng, trữ nước mà đặc biệt là hỗ trợ trực tiếp cho người dân khó khăn. Tôi giao Bộ Nông nghiệp-PTNT chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính, các cơ quan rà soát các nội dung, đề xuất cấp bách cần hỗ trợ cụ thể các mặt đề trình Thủ tướng Chính phủ quyết định sớm để các địa phương triển khai. Các địa phương chủ động bố trí ngân sách đến tận hộ dân, đến đúng người, đúng việc không để thất thoát ngân sách”.
Hạn mặn năm nay tại ĐBSCL diễn ra gay gắt hơn năm 2016, nhưng đã được cảnh báo sớm. Thủ tướng Chính phủ cũng đã sớm có chỉ thị triển khai các giải pháp cấp bách. Tuy nhiên, trước những tác động từ phía thượng nguồn và biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, vấn đề đặt ra là chính quyền và người dân trong toàn vùng cần có những tư duy mới trước “kỷ lục” hạn mặn ở ĐBSCL; có động thái sẵn sàng thích ứng để phù hợp theo sự thay đổi của tự nhiên, biến thách thức thành cơ hội./.

Nhật Trường, Trần Hiếu/VOV-ĐBSCL

Chính quyền và người dân vùng ĐBSCL "ứng phó" với hạn mặn

Các ngành chức năng và người dân vùng ĐBSCL đang tích cực thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ để ứng phó với hạn mặn.

Hạn mặn đang diễn biến phức tạp và gây thiệt hại nặng nề đến sản xuất, đời sống người dân vùng ĐBSCL. Để giảm thiệt hại và từng bước thích ứng với thiên tai, từ đầu mùa khô đến nay, được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời của Chính phủ, các Bộ ngành TW, chính quyền, các ngành chức năng và người dân vùng sông nước Cửu Long đã tích cực thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ, thông minh, sáng tạo, phù hợp thực tiễn để ứng phó có hiệu quả.

Chính quyền và người dân vùng ĐBSCL ứng phó với hạn mặn - Hình 1
Đập thép ngăn mặn trên kênh Nguyễn Tấn Thành, tỉnh Tiền Giang.

Ngay từ đầu mùa khô, Bộ Nông Nghiệp - PTNT đã chỉ đạo cho các đơn vị trực thuộc đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình từ nguồn vốn của Bộ tại vùng ĐBSCL sớm hoàn thành. Nếu công trình nào chưa hoàn thành thì phải đảm bảo được chức năng ngăn mặn, trữ ngọt. Trong đó, có 5/11 dự án lớn đã hoàn thành; chỉ riêng tại Bến Tre có 18 cống đập ven sông đã cơ bản đưa vào hoạt động và phát huy hiệu quả.
Tỉnh Tiền Giang được Bộ Nông nghiệp- PTNT đầu tư hệ thống máy bơm cao áp đặt tại cống Xuân Hòa để bơm cấp bổ hàng triệu mét khối nước ngọt; vận hành hệ thống cống đập ven sông, ven biển đảm bảo kín, ngăn mặn và trữ ngọt để phục vụ gần 30.000 ha lúa vùng ngọt hóa Gò Công và gần 80.000 ha vườn cây ăn trái. Đối với vườn cây đặc sản ở khu vực phía Tây, người dân đã thuê sà lan, xe tải chở nước từ vùng ngọt về phun tưới cho cây.

Chính quyền và người dân vùng ĐBSCL ứng phó với hạn mặn - Hình 2
Bến Tre đắp đập chắn ngang sông Ba Lai để ngăn mặn.

Trong công tác chống hạn, địa phương còn đầu tư hàng chục tỷ đồng để đắp đập " dã chiến", trên kênh Nguyễn Tấn Thành, sông Bảo Định, khoan 8 giếng tầng sâu để bổ sung nguồn nước ngọt cho các nhà máy xử lý nước, phục vụ cho 800.000 người dân. Đối với vùng cù lao, ven biển, vùng hẻo lánh, xa nguồn nước máy, tỉnh Tiền Giang đã mở trên 60 vòi nước cộng cộng để phục vụ miễn phí cho dân nghèo.
Ông Trần Văn Đẹp, người dân xã Tân Điền, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang bày tỏ: "Làm vòi nước công cộng này chòm xóm ở đây có xài, đỡ vất vả hơn rất nhiều chứ nếu không phải đi đổi nước ở xa lắm. Nước này ngon, ngọt, dân xài được. Kéo được nước công cộng này dân cảm ơn chính quyền giúp cho dân thoải mái hơn rất nhiều".

Chính quyền và người dân vùng ĐBSCL ứng phó với hạn mặn - Hình 3
Cây mảng cầu Xiêm tại huyện Tân Phú Đông(Tiền Giang) thích ứng hạn mặn.

Nhờ sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị "vào cuộc" chống hạn mặn nên đến thời điểm này thiệt hại trong sản xuất ở tỉnh Tiền Giang giảm nhiều so với năm 2016. Hơn 1,9 triệu dân ở địa phương hiện chưa phải thiếu nước ngọt.
Ông Lê Văn Hưởng, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang nêu rõ: "Về nguyên nhân để đạt được, trước hết do có kinh nghiệm từ năm 2016, có sự lãnh đạo tập trung của Tỉnh ủy, giám sát của Hội đồng nhân dân và UBND. Đặc biệt là ý thức của người dân trong phòng chống hạn mặn, người ta tự lo bảo vệ tài sản. Cây lúa thì có người còn lơ là riêng sầu riêng, các loại cây có năng suất cao người ta rất ý thức, tự đo độ mặn... Thứ ba là có kế hoạch ứng phó xác thực tế và đúng thời điểm".

Chính quyền và người dân vùng ĐBSCL ứng phó với hạn mặn - Hình 4

Cống Xuân Hòa có vai trò quan trọng tạo nguồn nước bổ sung cho các huyện phía Đông, tỉnh Tiền Giang.

Tại tỉnh Bến Tre công tác ứng phó với hạn hán cũng rất quyết liệt. Tỉnh đã ứng kinh phí trên 100 tỷ đồng để làm thủy lợi, chở nước ngọt về phục vụ nhân dân và hoạt động của các khu công nghiệp Giao Long, An Hiệp. Phong trào trữ nước ngọt, chia sẻ nguồn nước ngọt, tặng hồ chứa nước, bình lọc nước mặn thành nước ngọt cho hộ nghèo, gia đình chính sách hết sức ý nghĩa.

Nổi bật như Tỉnh Đoàn Bến Tre vừ vận động Công ty TNHH Nước giải khát Suntory Pepsico tặng 40.000 lít nước Aquafina, 5 máy lọc nước; Công ty Viettel chi nhánh Bến Tre tặng 2.000 thùng nước loại 20 lít, 20 bồn chứa nước, hỗ trợ cho bà con nhân dân huyện Châu Thành và Bình Đại.

Chính quyền và người dân vùng ĐBSCL ứng phó với hạn mặn - Hình 5
Nông dân huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang bơm vét nước cứu lúa.

Bà Nguyễn Thị Hưởn, người dân xã Phú Hưng, Thành phố Bến Tre, tỉnh Bến Tre đã nhiều năm sử dụng giếng nước của gia đình để tặng cho người nghèo chia sẻ: "Nước ngọt tôi không sử dụng hết thì để đó cũng không có lợi ích gì. Thành ra tôi chia xớt cho mọi người không có người ta xài".
Phong trào " Đồng khởi" phòng chống hạn mặn đang diễn ra sôi nổi tại quê hương xứ dừa. Ông Cao Văn Trọng, Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết thêm: "Tỉnh ủy- UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chỉ đạo và đã tổ chức vận hành hợp lý có hiệu quả ngay những công trình thủy lợi vừa hoàn thành, hoặc sắp hoàn thành kết hợp đắp các đập tạm ở nơi có độ mặn cao. Đồng thời tranh thủ lấy nước có độ mặn thấp hơn từ bên ngoài để kéo giảm độ mặn cung cấp cho các nhà máy nước để vận hành cung cấp nước sinh hoạt cho người dân; mua sắm một số thuyền bơm, sửa chữa nâng cấp một số cống bờ bao và nạo vét nhiều tuyến kênh thủy lợi đưa vào vận hành".

Chính quyền và người dân vùng ĐBSCL ứng phó với hạn mặn - Hình 6
Tiền Giang mở các vòi nước ngọt công cộng phục vụ miễn phí cho người dân.

Đối phó với hạn mặn, ngay từ đầu năm, tỉnh Kiên Giang đã vận hành 55 cống trên tuyến đê biển Hòn Đất - Kiên Lương, huyện Giang Thành, TP. Rạch Giá và ven sông Cái Bé thuộc huyện Châu Thành; 17 cống ở vùng U Minh Thượng và 35 cống của dự án thuỷ lợi Ô Môn - Xà No. Hiện nay, ngành nông nghiệp kết hợp với các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng hạn mặn triển khai gia cố, đắp mới các đập ngăn mặn theo thời vụ để bảo vệ lúa trong vụ đông xuân 2019 - 2020 và tiếp tục phòng chống hạn mặn cho vụ hè thu 2020.
Hiện nay tổng số đập đã đắp là 195 đập, trong đó có 2 đập bằng cừ thép Larsen và 193 đập đất với tổng kinh phí hơn 34 tỷ 300 triệu đồng. Trong năm nay, Kiên Giang đang triển khai đầu tư 21 công trình thuỷ lợi với tổng vốn đầu tư khoảng 190 tỷ đồng và các giải pháp thủy lợi, công trình cấp nước để đảm bảo sản xuất cũng như sinh hoạt cho người dân. Nhờ vậy mà đến nay, hơn 54% diện tích lúa Đông Xuân của tỉnh Kiên Giang đã thu hoạch, đạt năng suất trên 7 tấn/ha. Huyện đảo Phú Quốc đảm bảo nước ngọt đến hết tháng 5/2020.

Chính quyền và người dân vùng ĐBSCL ứng phó với hạn mặn - Hình 7
Trình diễn máy xử lý nước mặn tại tỉnh Bến Tre.

Về công tác chống hạn mặn, ông Nguyễn Văn Tâm, Giám đốc Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang cho biết thêm: "Kiên Giang lúc đầu cũng rất lo nhưng trong điều kiện hiện nay thì tình hình hạn mặn diễn ra như thế thì chúng tôi chủ động đắp được hết các đập nhỏ rồi bây giờ chỉ còn đắp đập trên kênh ông Hiển và kênh Chưng Bầu nữa thì sẽ giải quyết được tình hình mặn từ đây đến cuối tháng 3".
Cà Mau là tỉnh duy nhất tại ĐBSCL không thể tiếp cận nguồn nước từ thượng nguồn đổ về. Trước mắt, để đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân, các ngành chức năng địa phương đang triển khai phương án hỗ trợ phương tiện, công cụ để người dân trữ nước. Đối với những nơi người dân ở gần nguồn nước tập trung thì kéo dài tuyến ống để người dân có thể tiếp cận nguồn nước sạch.

Chính quyền và người dân vùng ĐBSCL ứng phó với hạn mặn - Hình 8
Một nhà vườn tại xã Tân Phú, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre có kinh nghiệm trữ nước bảo vệ vườn cây an toàn.

Giải pháp trước mắt này sẽ giải quyết, giúp cho khoảng 8.000 hộ dân đang thiếu nước. Đặc biệt, do khô hạn đã dẫn đến tình trạng sụt lún, sạt lở đất ven kênh rạch là nỗi lo ngại lớn của vùng cực Nam Tổ quốc.
Ông Tô Quốc Nam, Phó Giám đốc Sở NN-PTNN Cà Mau cho biết, trong thời gian chờ dự án thủy lợi Cái Lớn- Cái Bé hoàn thành để đưa nước ngọt về phục vụ khoảng 120 ngàn ha đất trong vùng ngọt, thì địa phương sẽ chủ động chuyển đổi cơ cấu mùa phù hợp, nhằm giảm nhất thiệt hại trong sản xuất cho bà con.

Chính quyền và người dân vùng ĐBSCL ứng phó với hạn mặn - Hình 9
Tặng dụng cụ trữ nước.

"Trước nhất phải làm công tác tuyên truyền sâu, rộng hơn để bà con hiểu được ở vùng này khả năng chịu hạn cục bộ là rất lớn do không có nguồn nước từ sông Hậu về để bà con có ý thức làm đúng lịch thời vụ. Đồng thời chúng tôi cũng phải chọn những giống ngắn ngày phù hợp với vụ Đông - Xuân và vụ mùa. Còn vụ lúa - tôm thì cũng phải chọn giống gắn ngày, chịu được hạn mặn để khuyến cáo bà con vừa làm đúng lịch thời vụ vừa chọn được những giống lúa tốt", ông Nam chia sẻ.
Hiện nay, công tác " ứng phó" với hạn mặn của các địa phương vùng ĐBSCL đang ở giai đoạn đỉnh điểm. Các địa phương như: Trà Vinh, Sóc Trăng, Hậu Giang cũng đang tập trung thực hiện các giải pháp công trình, phi công trình để "cứu nguy" cho hàng chục nghìn ha lúa Đông Xuân đang thiếu nước.
Đặc biệt, trong giai đoạn khó khăn này, các địa phương lân cận đã liên kết, hợp tác nhau để chống hạn, mặn có hiệu quả cao, như; tỉnh Long An hỗ trợ đắp 5 cống đập ven quốc lộ 62 để ngăn không cho nước mặn từ sông Vàm Cỏ Tây tràn qua vùng Đồng Tháp Mười, tỉnh Tiền Giang. Tiền Giang đắp đập thép ngang kênh Nguyễn Tấn Thành, sông Bảo Định ngăn mặn tràn qua địa bàn thành phố Tân An và huyện Thạnh Hóa(Long An).
Tỉnh Kiên Giang và An Giang phối hợp nhau trong việc điều tiết nước ngọt không để vùng Tứ Giác Long Xuyên bị ảnh hưởng lớn về nguồn nước ngọt. Đáng lưu ý là trong quá trình ứng phó với hạn mặn, Bộ Nông nghiệp- PTNT luôn sát cánh cùng chính quyền và người dân đồng bằng. Rất nhiều đoàn công tác do lãnh đạo Bộ và các cơ quan trực thuộc Bộ đến khảo sát, kiểm tra, hướng dẫn và giải quyết các khó khăn mà các địa phương gặp phải trong công tác chống hạn mặn. Nhờ đó mà đến nay, hơn 1,1 triệu ha trong tổng số trên 1,5 triệu ha lúa Đông Xuân trong vùng đã cho thu hoạch với năng suất đạt từ 6,9- 7 tấn/ha.

Chính quyền và người dân vùng ĐBSCL ứng phó với hạn mặn - Hình 10
Bến Tre tặng dụng cụ trữ nước cho hộ nghèo, gia đình chính sách.

Ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp- PTNT thông tin diện tích lúa bị thiệt hại chỉ chiếm chưa tới 10% so với đợt hạn mặn mùa khô năm 2016. Toàn vùng còn có khoảng 400.000 ha lúa chín xanh chuẩn bị bước vào thu hoạch với niềm vui trúng giá.
"Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã thành lập tổ công tác tiền phương do 1 đồng chí lãnh đạo Bộ làm tổ trưởng và thường xuyên tổ chức các đoàn công tác kết hợp với các địa phương để tổ chức các biện pháp phòng chống hạn hán xâm nhập mặn. Các công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp-PTNT quản lý vượt tiến độ thi công từ 6-13 tháng; 5/11 dự án đã đưa tạm thời vào vận hành để phòng chống xâm nhập mặn từ tháng 12/2019 giúp chủ động trực tiếp kiểm soát xâm nhập mặn khoảng 83.000 ha đất canh tác nông nghiệp và hỗ trợ kiểm soát ảnh hưởng xâm nhập mặn cho 300 nghìn ha", ông Hiện cho hay.'
Công tác phòng chống hạn mặn ở vùng ĐBSCL những ngày qua, sức dân đã được huy động tối đa với phương châm "4 tại chỗ" nhằm giữ vững thành quả, công sức lao động và ổn định đời sống trong mùa khô hạn gay gắt./.

Nhật Trường, Lam Hiếu, Trần Hiếu/VOV-ĐBSCL

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hậu cảnh tượng xúc động sau vụ tai nạn: Tài xế xe chở dưa hấu đã tử vongHậu cảnh tượng xúc động sau vụ tai nạn: Tài xế xe chở dưa hấu đã tử vong
10:27:57 11/05/2025
Phát hiện thi thể hai học sinh trôi dạt vào bờ biển ở Đà NẵngPhát hiện thi thể hai học sinh trôi dạt vào bờ biển ở Đà Nẵng
09:31:01 11/05/2025
Nghi vấn trưởng công an xã ở Hà Nội "có cồn" lái ô tô tông 6 xe máyNghi vấn trưởng công an xã ở Hà Nội "có cồn" lái ô tô tông 6 xe máy
06:46:02 10/05/2025
Lăng vua Lê bị 2 người Trung Quốc đào trộm cổ vật, bí ẩn quanh Bảo vật quốc giaLăng vua Lê bị 2 người Trung Quốc đào trộm cổ vật, bí ẩn quanh Bảo vật quốc gia
10:41:56 10/05/2025
Tài xế lái container rời đi sau khi gây tai nạn chết ngườiTài xế lái container rời đi sau khi gây tai nạn chết người
18:22:14 10/05/2025
Một số khu vực ở TP.HCM ngập nặng sau mưa, có nơi ngập đến mái hiênMột số khu vực ở TP.HCM ngập nặng sau mưa, có nơi ngập đến mái hiên
18:04:09 10/05/2025
Sau tiếng nổ lớn, phát hiện 2 người tử vong ở TP Thủ ĐứcSau tiếng nổ lớn, phát hiện 2 người tử vong ở TP Thủ Đức
18:10:39 10/05/2025
Mưa lớn diện rộng, loạt tỉnh 'chìm' trong nước, người dân 'mất việc' than trờiMưa lớn diện rộng, loạt tỉnh 'chìm' trong nước, người dân 'mất việc' than trời
12:44:22 10/05/2025

Tin đang nóng

Bị nói đánh bản quyền VTV, nhạc sĩ Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình phản pháoBị nói đánh bản quyền VTV, nhạc sĩ Viết Tiếp Câu Chuyện Hòa Bình phản pháo
22:29:41 11/05/2025
Nam ca sĩ "quỳ lạy" khán giả dưới cơn mưa, hàng chục nghìn người đồng ca hit quốc dân không khác gì concert quốc tế!Nam ca sĩ "quỳ lạy" khán giả dưới cơn mưa, hàng chục nghìn người đồng ca hit quốc dân không khác gì concert quốc tế!
22:27:00 11/05/2025
Sướng như mẹ bầu Ngô Thanh Vân: Chồng trẻ chăm cỡ này bảo sao ai nhìn cũng trầm trồ ghen tịSướng như mẹ bầu Ngô Thanh Vân: Chồng trẻ chăm cỡ này bảo sao ai nhìn cũng trầm trồ ghen tị
23:26:25 11/05/2025
Hoàng đế nhà Minh lập 2 tổ chức, quyền lực, "ác" hơn cả Đông xưởng, Cẩm Y vệHoàng đế nhà Minh lập 2 tổ chức, quyền lực, "ác" hơn cả Đông xưởng, Cẩm Y vệ
21:47:12 11/05/2025
Lộ ảnh trước khi chuyển giới của Hoa hậu Hà Tâm Như, khó tin đây là cùng 1 người!Lộ ảnh trước khi chuyển giới của Hoa hậu Hà Tâm Như, khó tin đây là cùng 1 người!
21:51:28 11/05/2025
Bố chồng âm thầm cho con dâu nửa lương hưu mỗi tháng, bị mẹ chồng phát hiện, bà làm ầm lên và đòi ly hônBố chồng âm thầm cho con dâu nửa lương hưu mỗi tháng, bị mẹ chồng phát hiện, bà làm ầm lên và đòi ly hôn
21:56:20 11/05/2025
Chị dâu thất nghiệp nhưng vẫn đi làm bộ lông mày 12 triệu, con đói khát chẳng có hộp sữa nàoChị dâu thất nghiệp nhưng vẫn đi làm bộ lông mày 12 triệu, con đói khát chẳng có hộp sữa nào
21:37:06 11/05/2025
MC Đại Nghĩa chuẩn bị thất đầu tiên cho mẹ, thần sắc gây chú ýMC Đại Nghĩa chuẩn bị thất đầu tiên cho mẹ, thần sắc gây chú ý
21:34:09 11/05/2025

Tin mới nhất

Tây Ninh: Giải cứu thai phụ rơi xuống giếng sâu 20 m

Tây Ninh: Giải cứu thai phụ rơi xuống giếng sâu 20 m

22:02:32 11/05/2025
Ngày 11.5, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết các chiến sĩ Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH Công an tỉnh vừa cứu thành công một người phụ nữ mang thai ở tháng thứ 8 không may rơi xuống giếng sâu 20 m.
Căn hộ bốc mùi nhiều năm, hàng xóm sững sờ phát hiện gần 50 con chó bị nhốt

Căn hộ bốc mùi nhiều năm, hàng xóm sững sờ phát hiện gần 50 con chó bị nhốt

21:26:21 11/05/2025
Gần 50 con chó vừa được giải cứu khỏi một căn hộ ở New York (Mỹ). Theo giới chức, những con chó này đã sống cả cuộc đời trong không gian kín không có ánh sáng mặt trời, chưa từng được ra ngoài.
Vụ con cá 0,5kg "chém" gần 1,8 triệu đồng: Vì sao cá lại đắt hơn tôm hùm?

Vụ con cá 0,5kg "chém" gần 1,8 triệu đồng: Vì sao cá lại đắt hơn tôm hùm?

20:53:21 11/05/2025
Mới đây, tại thành phố Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa), một chủ bè nổi đã bán con cá bò hòm nặng 0,5kg với giá 1,75 triệu đồng cho 2 khách du lịch, khiến dư luận xôn xao.
Lũ cuốn trôi nhiều lán trại du lịch tại thác A Don ở Huế

Lũ cuốn trôi nhiều lán trại du lịch tại thác A Don ở Huế

20:23:31 11/05/2025
Sau trận mưa lớn, nước lũ từ trên cao đổ xuống khu vực thác A Don ở thành phố Huế, cuốn trôi nhiều lán trại du lịch của người dân.
Xử phạt tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy ở Nghệ An

Xử phạt tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy ở Nghệ An

19:39:26 11/05/2025
Chiều 11/5, theo thông tin từ Tổ Cảnh sát giao thông thành phố Vinh, tài xế xe buýt trong clip gây xôn xao trên mạng xã hội đã bị xử phạt hành chính.
Mưa lớn, dông lốc khiến 1 người tử vong do lũ cuốn, một người mất tích

Mưa lớn, dông lốc khiến 1 người tử vong do lũ cuốn, một người mất tích

18:54:17 11/05/2025
Mưa lớn, dông lốc khiến bà C.X.M. (Lào Cai) tử vong do sạt lở đất, lũ cuốn trôi, ông V.V.P. (Bình Dương) mất tích và một người dân tỉnh Quảng Trị bị thương do sét đánh.
Cận cảnh vết sập đường dẫn cầu Hòa Bình ở Tây Ninh

Cận cảnh vết sập đường dẫn cầu Hòa Bình ở Tây Ninh

16:19:47 11/05/2025
Khoảng 4 giờ 30 sáng 11-5, đoạn đường dẫn phía chân cầu Hòa Bình (thuộc xã Hòa Hội, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh) bất ngờ sụt lún.
Phú Quốc truy tìm kẻ lạ mặt cầm roi điện tấn công nhiều người

Phú Quốc truy tìm kẻ lạ mặt cầm roi điện tấn công nhiều người

16:19:43 11/05/2025
Một kẻ bịt kín mặt đã cầm vật sắt nhọn có chứa điện tấn công tới tấp 2 người dân Phú Quốc (Kiên Giang) gây hoang mang dư luận.
Tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy còn buông lời đe dọa

Tài xế xe buýt mở cửa đập vào người đi xe máy còn buông lời đe dọa

11:07:22 11/05/2025
Tài xế xe buýt tại thành phố Vinh (Nghệ An) bị ghi lại cảnh mở cửa đập vào người đi xe máy rồi buông lời đe dọa giữa ngã tư đông người, khiến dư luận bức xúc.
Đường mới khánh thành ở Tây Ninh sụt lún, 6 người bị thương

Đường mới khánh thành ở Tây Ninh sụt lún, 6 người bị thương

10:40:51 11/05/2025
Một ô tô và 2 xe máy đang di chuyển trên đường dẫn lên cầu Hòa Bình, huyện Châu Thành (Tây Ninh) bất ngờ nền đường sụt lún, cả ba phương tiện rơi xuống hố sâu khoảng 3m.
Đi chăn bò phát hiện thi thể đang phân hủy

Đi chăn bò phát hiện thi thể đang phân hủy

09:04:24 11/05/2025
Trong khi đi chăn bò, một người dân ở Bình Định tá hỏa phát hiện thi thể trong giai đoạn phân hủy ở tư thế treo cổ tại một khu đất bỏ hoang.
Tài xế ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội đối mặt những tội danh nào?

Tài xế ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội đối mặt những tội danh nào?

06:46:09 11/05/2025
Dựa trên những tình tiết ban đầu vụ tài xế ô tô tông liên hoàn 6 xe máy ở Hà Nội, luật sư nhận định người gây tai nạn có thể đứng trước khả năng bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Có thể bạn quan tâm

"Công chúa" Tây Du Ký nghi bán hoa, cắn răng giải vây cho chồng dan díu đàn em?

"Công chúa" Tây Du Ký nghi bán hoa, cắn răng giải vây cho chồng dan díu đàn em?

Sao châu á

06:59:05 12/05/2025
Từng được ca ngợi là mỹ nhân đẹp nhất Tây Du Ký , nhiều nhà làm phim săn đón nên sự nghiệp thăng hoa, chính ồn ào đời tư và phát ngôn thiếu chuẩn mực đã nhấn chìm sao nữ này.
Xin không được, gã đàn ông đe dọa chửi bới CSGT

Xin không được, gã đàn ông đe dọa chửi bới CSGT

Pháp luật

06:56:25 12/05/2025
Trong tình trạng say sỉn, gã đàn ông đến chốt CSGT yêu cầu bỏ qua vi phạm cho người quen nhưng không được nên đã chửi bới, đe dọa thách thức, gây mất trật tự và cản trở việc thực thi công vụ.
Sao nam Vbiz kết hôn lần 2 nhưng vẫn bị nghi ngờ giới tính, vợ mới "dằn" 1 câu cực gắt

Sao nam Vbiz kết hôn lần 2 nhưng vẫn bị nghi ngờ giới tính, vợ mới "dằn" 1 câu cực gắt

Sao việt

06:49:14 12/05/2025
Dù đang tận hưởng cuộc sống mới viên mãn, Quang Minh gần đây bất ngờ vướng vào ồn ào khi một số khán giả để lại bình luận tiêu cực về giới tính của anh trên trang cá nhân.
Iran bày tỏ lập trường cứng rắn về quyền trong lĩnh vực hạt nhân

Iran bày tỏ lập trường cứng rắn về quyền trong lĩnh vực hạt nhân

Thế giới

06:07:41 12/05/2025
Truyền thông Iran dẫn lời ông Araqchi nhấn mạnh Iran luôn là thành viên cam kết của Hiệp ước Không phổ biến vũ khí hạt nhân và duy trì quyền sử dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình, bao gồm cả làm giàu uranium.
Loại quả xưa chẳng ai ngó ngàng giờ là đặc sản ít người bán, đem kho chay được món trôi cơm

Loại quả xưa chẳng ai ngó ngàng giờ là đặc sản ít người bán, đem kho chay được món trôi cơm

Ẩm thực

05:57:11 12/05/2025
Mít non kho chay là món ăn gợi nhắc hương vị miền quê, với từng miếng mít thấm đẫm gia vị, mềm dai, dậy mùi thơm phức.
Sao nữ Vbiz bị khán giả đuổi khỏi sân khấu vì "xấu quá", giờ là phú bà visual thăng hạng ngỡ ngàng

Sao nữ Vbiz bị khán giả đuổi khỏi sân khấu vì "xấu quá", giờ là phú bà visual thăng hạng ngỡ ngàng

Hậu trường phim

05:53:44 12/05/2025
Nhìn thành công vang dội hiện tại của nữ diễn viên, ít ai ngờ cô từng trải qua giai đoạn khởi nghiệp đầy gian nan chỉ vì không đẹp.
Bố tôi quyết định giúp chị dâu trả món nợ 7 tỷ khiến cả nhà choáng váng, anh rể vội vàng lên tiếng ngăn cản

Bố tôi quyết định giúp chị dâu trả món nợ 7 tỷ khiến cả nhà choáng váng, anh rể vội vàng lên tiếng ngăn cản

Góc tâm tình

05:05:20 12/05/2025
Từng lời bố nói làm chúng tôi giật mình sửng sốt. Mẹ tôi bán thịt ngoài chợ, bố mở cửa hàng tạp hóa trước nhà. Nhờ sự chăm chỉ làm việc của bố mẹ mà anh em tôi được học hành đến nơi đến chốn.
HLV Carlo Ancelotti nói gì trước trận El Clasico định đoạt mùa giải?

HLV Carlo Ancelotti nói gì trước trận El Clasico định đoạt mùa giải?

Sao thể thao

23:33:47 11/05/2025
HLV Xabi Alonso của Bayer Leverkusen đang được đồn đoán là người kế nhiệm HLV Carlo Ancelotti tại Real Madrid khi chiến lược gia kỳ cựu nhiều khả năng rời đi vào cuối mùa giải.
Xuất hiện cảnh hôn dở nhất phim Hàn, cặp chính ghét nhau nhưng bị ép đóng tình nhân đấy hả?

Xuất hiện cảnh hôn dở nhất phim Hàn, cặp chính ghét nhau nhưng bị ép đóng tình nhân đấy hả?

Phim châu á

23:32:58 11/05/2025
Chuyện Đời Bác Sĩ Nội Trú từ một tác phẩm cực kỳ được mong chờ do danh tiếng từ Hospital Playlist nay lại trở nên nhạt toẹt như như nụ hôn giả của cặp chính.
Vừa rút đơn kiện Mercedes Việt Nam, ca sĩ Duy Mạnh tung ngay bài 'Bố chuột'

Vừa rút đơn kiện Mercedes Việt Nam, ca sĩ Duy Mạnh tung ngay bài 'Bố chuột'

Nhạc việt

23:15:15 11/05/2025
Âm nhạc của Bố chuột hơi giống với Kiếp đỏ đen - bản hit của ca sĩ Duy Mạnh một thời. Ngay sau khi ra mắt, Bố chuột nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Shia LaBeouf kể chuỗi ngày ngủ ngoài công viên

Shia LaBeouf kể chuỗi ngày ngủ ngoài công viên

Sao âu mỹ

23:00:13 11/05/2025
Trong cuộc phỏng vấn mới đây, Shia LaBeouf kể anh từng có giai đoạn ngủ ngoài công viên tại New York (Mỹ), gần khu nhốt ngựa.