ĐBSCL vẫn bán và sử dụng… vô tư chất diệt cỏ có thể gây ung thư
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là một trong những địa phương sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) nhiều nhất nước. Ngay sau khi Cục BVTV (Bộ NN&PTNT) chính thức loại thuốc diệt cỏ có chứa chất glyphosate ra khỏi danh mục thuốc BVTV do nguy cơ gây ung thư, chính quyền và người dân khu vực này đã phản ứng thế nào?
Ông Nguyễn Văn Hiền, Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh An Giang cho biết, đơn vị đang tham mưu Sở NN&PTNT để ký công văn gửi cho tất cả các đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh biết về lộ trình cấm sử dụng thuốc diệt cỏ glyphosate.
Đồng thời, sau khi Sở NN&PTNT triển khai gửi công văn đến các đơn vị thì Chi cục Trồng trọt và BVTV sẽ đi thanh, kiểm tra. Còn ông Nguyễn Văn Tâm – Giám đốc Sở NN&PTNT Kiên Giang cho hay sau khi có quyết định của Bộ NN&PTNT, Sở đã có công văn gửi các huyện để tuyên truyền rộng rãi đến người dân không sử dụng thuốc glyphosate nữa theo tinh thần quyết định của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT.
Theo ông Tâm, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang hiện có trên 1.000 cơ sở kinh doanh vật tư nông nghiệp, thuốc BVTV, trong đó có bán thuốc diệt cỏ glyphosate.
Trao đổi với PV Tiền Phong chiều 11/4, chủ một cửa hàng bán vật tư nông nghiệp ở huyện Châu Thành ( tỉnh Hậu Giang) cho hay đã nghe thông tin về quyết định cấm nhập thuốc diệt cỏ glyphosate. Tuy nhiên, chính quyền chỉ mới cấm nhập nhưng chưa cấm bán. Hiện hàng tồn trong kho còn nhiều nên cửa hàng vẫn bán cho dân bình thường.
Còn ông Nguyễn Văn Thành (xã Đông Phước A, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang) nói: Thuốc diệt cỏ glyphosate đã được sử dụng từ lâu, có tính lưu dẫn cao, dân thích dùng. “Trước đây cỏ dại mọc nhiều, những nơi cỏ lau mù mịt, phát triển nhanh làm không nổi nên phải sử dụng loại này để xịt vì cỏ chết rất lâu mới mọc trở lại được” – ông Thành nói.
Khi hỏi về việc thuốc diệt cỏ có chất độc hại gây ung thư, ông Nguyễn Văn Bảy (làm nghề phun thuốc thuê tại TP. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang) cười nói: Tôi làm nghề này cả hơn chục năm nay, nếu chết thì tôi chết lâu rồi. Khi phun thuốc tôi cũng chẳng cần mặc đồ bảo hộ, đeo khẩu trang, vì đeo nó cũng… khó chịu lắm.
Người ta thuê tôi phun thuốc diệt cỏ ngay trước nhà, gần giếng nước, ruộng lúa vườn rau… Người dân thích dùng vì mỗi lần phun cỏ chết kéo dài từ 3 – 4 tháng, thậm chí nửa năm mới mọc trở lại, nếu xịt đậm. Thuốc này được bán rộng rãi ở các cửa hàng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), vật tư nông nghiệp, mỗi chai (1 lít) có giá khoảng 100 ngàn đồng, phun được diện tích 500m2.
Độc hại, ô nhiễm và lãng phí
ĐBSCL là nơi tiêu thụ thuốc BVTV và phân bón nhiều nhất nước, trong đó có nhiều loại chứa chất độc hại, gây ô nhiễm và cả lãng phí. Riêng việc chất thải từ bao bì của thuốc BVTV cũng đã trở thành “gánh nặng” môi trường cho ĐBSCL.
Video đang HOT
Theo Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Sóc Trăng, mỗi năm trên địa bàn toàn tỉnh, nông dân sử dụng hơn 2.400 tấn thuốc BVTV, thải ra khoảng 366 tấn bao bì, chai lọ (chưa kể số còn tồn từ các năm trước), trong đó có khoảng 6,7 tấn thuốc còn bám lại trên bao bì.
Bao bì thuốc BVTV sau sử dụng được xác định là loại chất thải độc hại, gây tác động xấu tới môi trường đất, nước, không khí và sức khỏe con người. Trong khi người dân ít kiến thức về sử dụng đúng thuốc BVTV, ít quan tâm đến thời gian cách ly, sử dụng thuốc cấm, ít sử dụng bảo hộ lao động khi sử dụng thuốc.
Theo TS Nguyễn Hồng Tín (Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, Đại học Cần Thơ), tình trạng sử dụng phân bón, thuốc BVTV dư thừa không chỉ gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sức khỏe mà còn gây lãng phí hàng trăm triệu USD/năm.
Với thuốc BVTV, 40 – 70% nông dân sử dụng hơn liều khuyến cáo (sử dụng dư 10 – 30% mức khuyến cáo, chiếm gần 20% chi phí sản xuất). Có 30% nông dân phối trộn nhiều loại thuốc BVTV khi sử dụng, sử dụng nhiều lần/vụ (4 – 5, thậm chí 10 lần/vụ).
Thống kê của Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản (Bộ NN&PTNT), hằng năm vùng ĐBSCL sử dụng trên 2 triệu tấn phân bón hóa học, 500 ngàn tấn thuốc BVTV và các chế phẩm nuôi trồng thủy sản.
Chỉ tính riêng địa bàn tỉnh Kiên Giang, hàng năm người dân đã “quẳng” xuống cánh đồng lúa gần 3,8 triệu kg thuốc BVTV, dư lượng của thuốc theo sông chảy ra biển. Tổng lượng nước thải sinh hoạt ở nông thôn vùng ĐBSCL hơn 38 triệu m3/năm, rác thải sinh hoạt hơn 12 triệu m3/năm…, hầu hết chưa được xử lý triệt để.
CẢNH KỲ – HÒA HỘI
Theo TPO
Tổng kết, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tại Sơn La
Ngày 9.4, tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La, Cục Bảo vệ thực vật (BVTV) thuộc Bộ NN&PTNN phôi hợp vơi tô chưc Croplife Việt Nam tổng kết 2 năm (2017 - 2018) mô hình sử dụng thuốc BVTV trách nhiệm, an toàn, hiệu quả và triển khai kế hoạch năm 2019.
Theo báo cáo, tỉnh Sơn La có trên 300.000 ha đất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp lớn là điều kiện thuận lợi để đầu tư sản xuất các vùng nguyên liệu tập trung có quy mô lớn. Đa số đất đai còn màu mỡ, tầng canh tác dày, thuận lợi để thâm canh tăng năng suất cây trồng; có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau là lợi thế để đa dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp và đầu tư phát triển những sản phẩm mang tính đặc trưng của địa phương.
Từ năm 2017, định hướng sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng chuyển đổi sang phát triển cây ăn quả trên đất dốc, trong đó chú trọng đầu tư xây dựng và vận hành chuỗi giá trị sản xuất, cung ứng chế biến, tiêu thụ và đẩy mạnh xuất khẩu nông sản sạch và an toàn.
Sơn La có trên 300.000 ha đất nông nghiệp, diện tích đất nông nghiệp lớn là điều kiện thuận lợi để đầu tư sản xuất các vùng nguyên liệu tập trung cho phát triển cây ăn quả.
Tuy nhiên, trong xu thế sản xuất nông nghiệp an toàn để phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu thì sản xuất nông nghiệp của tỉnh Sơn La cũng đang đặt ra nhiều thách thức. Vấn đề về sử dụng phân bón, BVTV hiện đang là một trong những trở ngại lớn với uy tín hàng hóa, chất lượng sản phẩm nông sản của tỉnh.
Thói quen của bà con nông dân sử dụng thuốc BVTV theo kinh nghiệm, lạm dụng thuốc, không tuân thủ nguyên tắc 4 đúng và hướng dẫn trên bao bì; không trang bị bảo hộ lao động khi dùng thuốc; vỏ bao bì thuốc còn vứt bừa bãi tại nương rẫy... đã gây nhiều vụ ngộ độc xảy ra do thuốc BVTV (đặc biệt là thuốc trừ cỏ), gây nguy hại đến sức khỏe cho người sản xuất và sức khỏe người tiêu dùng.
Trước những vấn đề trên, nhằm hỗ trợ tạo ra các vùng sản xuất cây ăn quả có giá trị xuất khẩu, nâng cao năng lực trong quản lý, sử dụng thuốc BVTV hướng đến xây dựng vùng sản xuất an toàn, Cục BVTV đã phối hợp với tổ chức Croplife Việt Nam triển khai chương trình sử dụng thuốc BVTV an toàn, trách nhiệm, hiệu quả tại huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La.
Hội nghị tổng kết 2 năm (2017 - 2018) hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV trách nhiệm, an toàn và hiệu quả cho bà con nông dân tại huyện Yên Châu.
Trong thời gian qua, được sự phân công của Cục BVTV, Trung tâm Kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu I đã tích cực phối hợp với các cơ quan, tỉnh Sơn La cùng với các chuyên gia nước ngoài tiến hành cấp mã số vùng trồng cho quả nhãn, xoài tượng da xanh Đài Loan và các hoạt động xúc tiến thương mại có liên quan phục vụ xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ và Úc.
Mô hình đã tiến hành tô chưc 5 lơp vê câp va quan ly ma sô vung trông kinh phi do chương trinh khuyên nông câp cho tâp huân 5 tinh phia băc. Trong đo, co 2 lơp cho nông dân (Sơn La: 10 nông dân); 3 lơp cho can bô (Sơn La: 17 Can bô).
Anh Nguyễn Văn Kiên, bản Tà Và, xã Lóng Phiêng, huyện Yên Châu là 1 trong những hộ nông dân tiêu biểu tham sự hội nghị, cho biết: "Qua hội nghị này, tôi có nhiều kiến thức hơn về cách sử dụng thuốc BVTV an toàn trong trồng trọt. Tôi sẽ áp dụng vào 2ha mận hậu và 1ha nhãn ở vườn để tạo ra sản phẩm chất lượng, an toàn, giúp tăng thu nhập kinh tế cho gia đình trong thời gian tới".
Hôị nghị đã tạo điều kiện cho các hộ nông dân học hỏi kinh nghiệm trong sử dụng thuốc BVTV an toàn và hiệu quả.
Năm 2017 - 2018, Cuc BVTV phôi hợp vơi tô chưc Croplife, Chi Cuc Trông trot va BVTV tinh Sơn La tô chưc các hoat đông như: Tập huấn sử dụng thuốc an toàn hiệu quả, kết hợp mô hình thu gom vỏ bao thuốc BVTV; xây dựng mô hình Thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV sau sử dụng. Tập huấn nông dân sử dụng thuốc an toàn hiệu quả (4 Đúng 5 Quy tắc vàng Quy trình thu gom xử lý). Hỗ trợ xây dựng mô hình Tổ dịch vụ phun thuốc (SSP) trên cây xoài, kết hợp với mô hình thu gom xử lý vỏ bao thuốc.
Huyện huyện Yên Châu đã tiến hành xây dựng và lắp đặt 75 bể chứa bao gói thuốc BVTV sau sử dụng tại 4 HTX sản xuất nông nghiệp xuất khẩu như: HTX nông nghiệp an toàn Chiềng Hặc, HTX Hương Xoài, HTX Phương Nam, HTX Thanh Sơn, huyện Yên Châu. Đồng thời, phối hợp cùng với cơ quan chức năng tuyên truyền, vận động và quán triệt người dân thực hiện theo phương thức canh tác tiên tiến (VietGap) và xử lý triệt để các yêu cầu của Mỹ, Úc (đặc biệt là đối với dịch hại và BVTV), nhằm mở rộng diện tích vùng sản xuất đủ tiêu chuẩn để có thể cấp mã số.
Hội nghị đã thu hút nhiều nông dân tham dự, để nâng cao kiến thức và học hỏi kinh nghiệm trong sử dụng thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp.
Tại Hội nghị, ông Nguyễn Qúy Dương, Phó Cục trưởng Cục BVTV, cho biết: Để tháo gỡ những khó khăn cho đầu ra của nông sản nước ta, Cục BVTV được sự phân công của Bộ NN&PTNT tiến hành công tác xúc tiến thương mại, đàm phán mở cửa thị trường nhằm giúp cho nông sản và trái cây nước ta vươn ra các thị trường quốc tế.
Mục tiêu của chương trình này nhằm hướng dẫn một số kỹ thuật sử dụng bình phun tay, điện, động cơ, sự cần thiết phải thu gom bao gói. Qua đó, nâng cao nhận thức và thay đổi tập quán canh tác của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp, sử dụng thuốc BVTV an toàn và có trách nhiệm...
Thông qua Hội nghị này sẽ giúp các hộ nông dân hiểu và nắm được những kiến thức cơ bản về thuốc BVTV, nguyên tắc 4 đúng trong sử dụng thuốc BVTV khi áp dụng trên các loại cây trồng. Qua đó, tạo ra các sản phẩm chất lượng, an toàn, nâng cao giá trị sản phẩm nông sản cho bà con nông dân, thúc đẩy sản phẩm xuất khẩu đạt hiểu quả cao nhất trong thời gian tới.
Hiện nay, huyện Yên Châu đã xây dựng được nhiều diện tích cây ăn quả chất lượng và an toàn, xuất khẩu ra nước ngoài.
"Trong thời gian tới, Cuc BVTV tiếp tục khảo sát và đánh giá về các điều kiện để tiến hành cấp mã số vùng trồng khi thị trường địa phương/doanh nghiệp đề nghị. Đẩy mạnh việc phối hợp với các cơ quan chức năng của các địa phương trong tỉnh Sơn La để cấp mới và quản lý các mã số đã cấp. Tiếp tục đề nghị phía Mỹ xem xét cấp các mã số IRADS từ mã số PUC đã được Cục BVTV cấp cho các vùng trồng nhãn. Phối hợp với chính quyền thu hút các doanh nghiệp có kế hoạch xuất khẩu trái cây từ các vườn đã được cấp mã số vùng trồng, tạo điều kiện cho nông dân yên tâm sản xuất nông nghiệp vươn lên làm giàu ở địa phương" - ông Nguyễn Quý Dương, Phó Cục trưởng Cục BVTV thông tin thêm.
Theo Danviet
Thương lái cập nhật và truy xuất dữ liệu trồng trọt bằng phần mềm Phần mềm Agrivinhlong1 có chức năng cập nhật và truy xuất dữ liệu trồng trọt (diện tích, sản lượng, thời kì sinh trưởng) về vùng sản xuất tập trung một số loại cây trồng chủ lực và tiềm năng của tỉnh. Thông tin này giúp cho doanh nghiệp có thể biết được thời điểm sắp thu hoạch để liên hệ đặt hàng với...