ĐBSCL: Tỷ lệ phụ nữ lấy chồng nước ngoài rất cao
Theo thống kê trong 10 năm (tính đến năm 2018), riêng khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có 70.000 phụ nữ lấy chồng nước ngoài, chiếm tỷ lệ 79% tổng số phụ nữ Việt Nam lấy chồng người nước ngoài.
Đó là thông tin được đưa ra tại Hội nghị đánh giá 1 năm thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW, ngày 20/1/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới (Chỉ thị 21-CT/TW), gắn với thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 30/5/2019 của Bộ Chính trị (Chỉ thị số 35-CT/TW), do Ban Dân vận T.Ư đã tổ chức vào sáng 15/7, tại tỉnh Bạc Liêu.
Chỉ thị 21-CT/TW ra đời trong bối cảnh có nhiều thuận lợi nhưng cũng không ít vấn đề xã hội đặt ra cho công tác phụ nữ ở khu vực ĐBSCL. ĐBSCL có lực lượng lao động dồi dào, nhưng tỷ lệ qua đào tạo thấp, tỷ lệ thiếu việc làm, tỷ suất xuất cư và tỷ lệ hộ có nhà tạm, nhà thiếu kiên cố cao nhất nước (hơn 21%); tỷ lệ hộ nghèo thấp nhưng nghèo đa chiều chiếm tỷ lệ cao… là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đời sống, an sinh xã hội của người dân, trong đó có phụ nữ.
Hội nghị đánh giá 1 năm thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW, ngày 20/1/2018 của Ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh công tác phụ nữ trong tình hình mới được tổ chức tại tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: Chúc Ly
Theo bà Nguyễn Thị Thu Hà – Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, việc triển khai thực hiện Chỉ thị 21-CT/TW của các tỉnh ủy, thành ủy khu vực ĐBSCL đã đạt được những kết quả bước đầu đáng ghi nhận.
Các tỉnh, thành ủy đã tăng cường chỉ đạo các ngành, các cấp, các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp đấu tranh xử lý vi phạm chính sách, pháp luật liên quan đến phụ nữ, bình đẳng giới, gia đình, trẻ em, bảo vệ kịp thời quyền, lợi ích chính đáng cho phụ nữ, trẻ em.
Bên cạnh đó, khu vực ĐBSCL vận động xã hội hóa tốt nhất đáp ứng nguồn lực để thực hiện Đề án Hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp giai đoạn 2017-2025, trong năm 2018 đã vận động được 26,7 tỷ đồng; quan tâm, tạo điều kiện cho phụ nữ nghèo, khó khăn được tiếp cận nguồn lực tài chính thông qua các chương trình, dự án tài chính.
Theo thống kê trong 10 năm (tính đến năm 2018), riêng khu vực ĐBSCL có 70.000 phụ nữ lấy chồng nước ngoài. Trong ảnh: Chị Bùi Thị Mơ (giữa, ở huyện Phú Tân, tỉnh Cà Mau) vừa trở về sau thời gian lấy chồng Trung Quốc. Ảnh: Chúc Ly
Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề cần được quan tâm như việc sắp xếp bộ máy, tổ chức cơ quan chuyên trách Hội Liên hiệp Phụ nữ cấp tỉnh, huyện chưa có sự thống nhất thực hiện giữa các tỉnh, thành trong khu vực nên có nhiều mô hình khác nhau. Đối với phụ nữ, chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn lực nữ thấp, tỷ lệ thiếu việc làm cao nhất cả nước (hơn 2,8%, cả nước là 1,43%); phụ nữ di cư, kết hôn với người nước ngoài nhiều hệ lụy liên quan tương dối phức tạp, nhất là trong giải quyết các vấn đề pháp lý lên quan đển đảm bảo quyền lợi ích cho trẻ em lai và phụ nữ.
Video đang HOT
Nói về vấn đề này, bà Hà cho biết: “Theo thống kê trong 10 năm (tính đến năm 2018), riêng khu vực ĐBSCL có 70.000 phụ nữ lấy chồng nước ngoài, chiếm tỷ lệ 79% tổng số phụ nữ Việt Nam lấy chồng người nước ngoài và chủ yếu vì mục đích kinh tế”.
Bà Trương Thị Mai chủ trì hội nghị. Ảnh: Chúc Ly
Tại hội nghị, nhiều giải pháp thực hiện nhiệm vụ về công tác cán bộ nữ theo tinh thần Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị được đưa ra. Trong đó, tập trung chuẩn bị và tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp, nhiệm kỳ 2020-2025, đảm bảo đạt, vượt chỉ tiêu “tỷ lệ cấp ủy viên nữ từ 15% trở lên và có cán bộ nữ trong ban thường vụ”. Thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lực nữ, xây dựng nguồn lực nữ chất lượng các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế. Tiếp tục tổ chức thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW, Chỉ thị 21-CT/TW và các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác phụ nữ…
Nói về giải pháp nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ, ông Trần Ngọc Tam – Phó Bí thư Tỉnh ủy Bến Tre – cho rằng: “Trong công tác tuyển chọn, thi tuyển công chức, chúng ta cần chú ý tạo điều kiện cho phụ nữ. Chúng tôi quan tâm làm tốt công tác quy hoạch cán bộ nữ, phát hiện, giới thiệu cán bộ nữ, tạo lớp nguồn làm sao cho cán bộ nữ tham gia nhiều hơn ở các cấp. Tổ chức Hội các cấp phải chủ động trong việc tham mưu, đề xuất giới thiệu cho các cấp ủy chính quyền”.
Bà Trương Thị Mai – Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương – nhận định: Sự quan tâm của các cấp ủy, chính quyền, của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người đứng đầu đối với công tác phụ nữ là rất quan trọng. Đối với Chỉ thị 21-CT/TW, bình đẳng giới ở đây chính là cơ hội để được bình đẳng.
Cũng theo bà Mai, để đạt được mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ nữ, cán bộ trẻ trong thời gian tới, các tỉnh cần nâng cao nhận thức về công tác về cán bộ nữ và cán bộ trẻ; đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, bố trí để tạo điều kiện cho cán bộ nữ, cán bộ trẻ phát triển. Bản thân phụ nữ cũng phải vươt qua định kiến của xã hội và bản thân, thay đổi nhận thức.
Theo Danviet
Vụ vợ Việt bị chồng Hàn bạo hành: Khi giấc mơ lấy chồng ngoại quốc đánh đổi bằng cả thanh xuân nhận về toàn cay đắng
Bất kể thứ gì, chỉ cần mua được bằng tiền thì đều rẻ, kể cả tình yêu.
Những ngày qua, vụ chồng Hàn bạo hành vợ Việt đã gây 1 làn sóng lớn trong dư luận khiến những cô gái vẫn ôm mộng lấy chồng nước ngoài có phần nào lung lay. Có lẽ, nếu hình ảnh tàn khốc hôm nay không trưng ra trước bàn dân thiên hạ thì những cuộc hôn nhân xuyên biên giới vẫn sẽ màu hồng nhiều lắm.
Cô gái sinh năm 89, gốc Ninh Thuận vẫn chưa hết bàng hoàng bởi thương tổn mà người chồng đầu ấp tay gối gây ra. "Chuyện trong clip là một phần nhỏ xíu nên mọi người nghe cứ tưởng là do em không nghe lời nên bị đánh", "Thực tế thì không phải vậy. Anh ta đánh em trong phòng ăn cả tiếng rồi", những lời kể chua chát của cô gái Việt làm dâu xứ người.
Từ những mảnh đời cùng cảnh ngộ mà đến với nhau cho tới chuyện từng bị ép buộc tình cảm chỉ vì anh bạn trai người Hàn quá nóng nảy, vũ phu. Từ việc bỏ về Việt Nam mong được bình yên 1 mình nuôi con cho đến quyết định bỏ ra 100 triệu để sang Hàn giúp chồng lần nữa chúng ta mới thấy những hình ảnh diễn ra trong clip ngắn ngủi kia chẳng đủ nói lên khổ sở mà cô vợ ấy phải trải qua.
Xem những bộ phim Hàn Quốc lãng mạn với hàng ngàn chàng trai ngỡ như đã tuyệt chủng trên đời này, ngắm những khung cảnh thơ mộng cùng mọi điều mới mẻ, thú vị ở đất nước xứ Kim Chi, có bao nhiêu cô gái thổn thức mong mình sẽ có 1 tình yêu như thế?
Tất nhiên, không phải bộ phim nào cũng đẹp, không phải thực tại nào cũng cay đắng. Nhưng đa phần, những cuộc hôn nhân xuyên biên giới với thời gian tìm hiểu chớp nhoáng như thế thì có mấy người may mắn được hạnh phúc.
Từng trả lời trên báo chí, bà Mai Nhung - đại diện Hội Liên hiệp Phụ nữ Hải Phòng TP Hải Phòng cho biết: " Thông qua việc tư vấn cho các chị em, chúng tôi nhận thấy đa số cuộc hôn nhân với chồng Hàn Quốc của các chị em trong tình trạng '4 không': không biết tiếng Hàn, không hiểu truyền thống văn hóa, không hiểu hoàn cảnh gia đình chú rể, thậm chí cả bản thân chú rể và cuối cùng là không có điều kiện đảm bảo hạnh phúc".
Lời "chào mời" hấp dẫn từ những người môi giới hôn nhân.
Hàng ngày, facebook xuất hiện nhan nhản những fanpage "mời chào" gái Việt lấy chồng Hàn, chồng Đài. Lý lịch chàng nào cũng đẹp lung linh, thu nhập khủng, cam kết đảm bảo cuộc sống sung sướng bên trời Hàn. Thế nhưng, cuộc sống hậu hôn nhân bên xứ Kim Chi có tốt đẹp hay không lại là "hên xui" bởi xuất phát điểm của các cặp đôi không bằng tình yêu và thời gian tìm hiểu quá ngắn.
Và rồi, những tình yêu chớp nhoáng bắt nguồn từ mộng tưởng đổi đời, giúp bố mẹ thoát nghèo thoát khổ đã đưa các cô vào cảnh "sáng xem mặt, chiều đón dâu". Mọi lung linh, hào nhoáng bắt đầu tan vỡ từ đây, từ ngày các cô tươi cười hớn hở rời xa vòng tay cha mẹ, làng quê thân yêu yên bình để đến 1 nơi chẳng thuộc về các cô.
Theo Tổng cục Thống kê Hàn Quốc, từ năm 2000 cho đến cuối năm 2016, có 16.755 cặp vợ chồng Hàn - Việt trong tổng số những người đăng ký kết hôn đã ly hôn. Con số này chiếm khoảng 19,25%. Tức là cứ 5 cặp vợ chồng Hàn -Việt thì có một cặp ly hôn. Nguyên nhân đa phần đến từ bất đồng ngôn ngữ, khác biệt văn hóa, thiếu thốn kinh tế và mâu thuẫn quan điểm sống.
Khi nhịp sống vẫn diễn ra, trái đất vẫn quay thì ở 1 góc nào đó, những cô dâu Việt đang bị bạo hành, bị bóc lột sức lao động và đối xử thậm tệ. Cũng lại ở 1 khung cảnh khác, những cô vợ người chằng chịt vết thương và tâm trạng hoảng loạn đang cố gồng mình thoát khỏi cái địa ngục xứ lạ này bằng cách trốn về quê cha đất mẹ.
Nhưng song song với đó, ngay tại Việt Nam, mấy cô gái đang thời thanh xuân nhất, nuôi bao hi vọng vào 1 tương lai tươi sáng bên ông chồng ngoại quốc. Tay cha cầm phong bì, chân mẹ loạng choạng bước, thằng em trai mếu máo, cô chị nghẹn ngào trong nước mắt rồi chỉ ngày mai thôi, bóng đứa con gái bé bỏng dần khuất trên bầu trời theo tiếng máy bay xa xôi.
Những câu chuyện vợ Việt bất hạnh khi lấy chồng Hàn, chồng Đài nó quá quen thuộc nhưng sao vụ bạo lực như câu chuyện của cô vợ trên vẫn cứ lặp đi lặp lại theo năm tháng. Phụ nữ lấy chồng xa đã thiệt, xa đến cả mấy ngàn cây số, đến việc hiểu nhà chồng nói còn khó khăn thì sao các cô tự bảo vệ được mình?
Ai cũng hiểu được cái cảm giác háo hức khi từ ruộng đồng, loanh quanh vườn nhà nay được sang hẳn 1 bầu trời mới nó ngập tràn tươi vui làm sao. Tuổi trẻ mà, chưa va vấp, chưa vấp ngã nhiều, mây ngoài kia còn trắng, trời ngoài kia còn trong xanh lắm, ai trách được cái dại dột, bồng bột của các cô.
Gã chồng vũ phu đã bị bắt ngay sau đó.
Nhưng rồi, 1 khi theo chồng, sướng khổ gì các cô cũng "nhắm mắt đưa chân". Có khi chẳng phải ngày xưa các cô tham mà chỉ đơn giản là ước vọng đổi đời, không riêng cho mình mà cho cả gia đình - 1 sự đổi đời phải trả bằng máu và nước mắt. Đến lúc vỡ mộng, chỉ có phụ nữ là khổ nhất, 1 mình chịu đựng nơi đất khách quê người, mẹ cha nào thấu. Có mấy ai được bảo vệ, mấy ai được lên tiếng mà nhìn thấy ngày về quê hương.
Có câu thế này: Bất kể thứ gì, chỉ cần mua được bằng tiền thì đều rẻ, kể cả tình yêu. Bản chất của hôn nhân phải lấy tình yêu làm nền móng. Bạn có thể mua bán mọi thứ nhưng mang tình cảm ra "giao dịch", chơi trò đen đỏ thì chỉ có ôm hận vào lòng.
Đừng hỏi sao người ta cũng lấy chồng Hàn Quốc, người ta cũng lấy chồng ngoại mà người ta sướng, được chiều, chẳng phải nước họ phát triển nên tư tưởng đàn ông cũng tiến bộ hay sao? Không đâu, người ta có hạnh phúc vì hôn nhân của người ta xuất phát từ tình yêu, không phải thứ hôn nhân "mì ăn liền". Còn đàn ông dù ở Việt Nam hay bất cứ nơi nào trên thế giới cũng có nhiều kiểu người, chứ không phải lấy chồng nước ngoài con đường được làm "bà hoàng" sẽ rộng mở hơn.
Vấn đề ở đây chẳng phải cô dâu người Việt Nam hay cô dâu người Hàn bị đánh, mà là vấn nạn bạo lực gia đình. Nó xuất hiện ở khắp mọi nơi trên thế giới từ những nước phát triển như Mỹ, Anh đến các nước như châu Phi. Việc cộng đồng chúng ta phẫn nộ về hành vi này nhưng quên mất ngay cả trên chính đất nước chúng ta giữa những con người Việt với nhau nó vẫn sảy ra hàng ngày. Nếu không có clip trên hay sự lên tiếng của truyền thông thì chúng ta vẫn dửng dưng và xem nó như "chuyện nhà người ta".
Đến đây, trong số bao nhiêu người đang đọc bài viết này cảm thấy phẫn nộ nhưng cũng chính họ đã đôi lần "lỡ tay" tát vợ vài ba cái?
Nào các chị em, số phận mình nằm ở trong tay mình cơ mà, cớ sao để nó méo mó, tàn tạ bởi kẻ khác. Dừng lại thôi, đừng dại dột đánh đổi cả thanh xuân, cuộc đời chỉ vì thứ hạnh phúc phù phiếm!
Theo Helino
Cô gái Việt lấy chồng Nhật sướng ngỡ ngàng: Anh bạn trai khô khan bỗng hóa "vàng mười", nhà chồng chăm nàng dâu chu đáo đến phát "sốc" Hóa ra lấy chồng nước ngoài lại có nhiều cái thú vị thế này... Chuyện lấy chồng nước ngoài đã không còn xa lạ. Khi tình yêu lên tiếng, bất cứ khoảng cách địa lý hay tuổi tác nào cũng trở nên vô nghĩa. Nhưng khi bước chân vào làm dâu, sống ở 1 nơi khác biệt hoàn toàn so với chỗ mình...