ĐBSCL sống chung với hạn mặn: Chuyển đổi để thích nghi

Theo dõi VGT trên

ĐBSCL là vùng sản xuất nông nghiệp trọng điểm của cả nước. Những năm gần đây, diễn biến phức tạp của vấn đề hạn, mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp trong vùng.

Vấn đề là các giải pháp ứng phó trước mắt và lâu dài trước tình trạng hạn, mặn ở vùng ĐBSCL đòi hỏi tính chủ động thích ứng tốt hơn.

ĐBSCL sống chung với hạn mặn: Chuyển đổi để thích nghi - Hình 1

Ông Lâm Văn On (xã Châu Khánh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) mạnh dạn chuyển đổi thành công mô hình sản xuất lúa sang hoa màu. Ảnh: TUẤN QUANG

Lúng túng

Câu chuyện chuyển đổi sản xuất của nông dân trước đây vốn dĩ đã gặp không ít khó khăn, thì đến nay càng gian nan hơn khi phải đối diện với thách thức biến đổi khí hậu, mà nhãn tiền là tác động của hạn, mặn. Dọc các cánh đồng hàng ngàn hécta chuyên canh lúa tại huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, trong cao điểm hạn, mặn là hình ảnh của những cách đồng chết. Đâu đâu cũng thấy đất đai khô cằn, nứt nẻ, mương máng không còn một giọt nước, đồng khô cỏ cháy đến nỗi tìm một mảng xanh cũng khó thấy. Rõ ràng, đứng trước hạn, mặn, nhiều nông dân tại ĐBSCL đang cảm thấy chới với, quẩn quanh với bài toán sẽ làm gì với mảnh đất của mình. Trước đây không có mặn thì làm được 3 vụ lúa, rồi làm thuê làm mướn thêm, tằn tiện cũng kiếm sống được qua ngày. Nhưng với tình trạng hạn, mặn kéo dài này, họ phải đi thành phố làm thuê, vì ở quê cũng chẳng có gì để làm.

Giữa cánh đồng khô cạn, ông Lâm Văn On (ngụ xã Châu Khánh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng), một trong số ít nông dân mạnh dạn chuyển đổi thành công mô hình sản xuất lúa sang hoa màu ngay giữa cao điểm hạn, mặn. Ông On dự trữ nước trong máng (được gia cố bằng tấm cao su, rộng khoảng 1m, dài hơn 50m) đặt tại ruộng. Nước được lấy từ giếng khoan, dự trữ vào máng rồi qua xử lý phèn là tưới được. Bằng cách làm này, ông On đã có đủ nước tưới cho gần 3.000m ruộng dưa leo cho đến thu hoạch. Với giá dưa thương lái mua khoảng 5.000 đồng/kg, ước tính ông thu về hơn 40 triệu đồng.

Video đang HOT

Trên thực tế, hầu như đa phần người dân bỏ đất trống hoặc đánh liều xuống giống vụ 3.
GS-TS Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ, đã chỉ ra nhược điểm của một số nông dân: Họ chỉ khư khư giữ lấy miếng đất nhỏ bé của mình, từ cái bờ ruộng nhỏ hẹp cũng không muốn phá đi, không chịu cùng nhau dồn điền đổi thửa để có một trang trại lớn với những kênh tưới, tiêu theo đúng kỹ thuật hiện đại. Dĩ nhiên ngày nay chúng ta cũng có một số nông dân giàu, nhưng đây là những nông dân dám nuôi, trồng những gì khác hơn cây lúa, trên diện tích lớn. Làm sao cho người nông dân nhỏ lẻ chịu thấy xa hiểu rộng, để tự họ cũng sẽ làm giàu được? Đây là một thách thức lớn nhất đối với xã hội nông thôn nước ta hiện nay. Trước đây chúng ta đổ thừa cho Nhà nước ép dân trồng lúa, nhưng bây giờ Nhà nước đã đổi mới tư duy, cho chính quyền địa phương đầu tư đa dạng hơn cây lúa, thì đến lượt nông dân nhỏ lẻ cũng phải tham gia với Nhà nước trong chiến lược mới.

“Chúng ta phải biết kinh doanh nông nghiệp đa dạng, thông minh hơn, chứ không chỉ trồng lúa. Cần quy hoạch lại các địa bàn nông nghiệp để bố trí những vùng lúa nào cần được thay thế, rồi tìm và khuyến khích các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nước ngoài, về đầu tư sản xuất cây trồng, vật nuôi mà họ có đầu ra chắc chắn. Chính quyền địa phương cùng doanh nghiệp tổ chức sản xuất lại tại vùng có quy hoạch mới đó. Bây giờ chúng ta mới thấy vai trò rất quan trọng của các doanh nghiệp có công nghiệp chế biến và có khả năng tiêu thụ nông sản, không thể thiếu trong chuỗi giá trị phát triển nông nghiệp”, GS-TS Võ Tòng Xuân đề xuất.

Yêu cầu chia sẻ nguồn tài nguyên chung

Năm nay, tình hình thiệt hại vì hạn, mặn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu giảm đáng kể do tỉnh chủ động xây dựng kịch bản phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn. Đồng thời cùng với việc công trình Cống âu thuyền Ninh Quới đưa vào vận hành, không chỉ kiểm soát được mặn xâm nhập vào vùng sản xuất lúa mà còn có thể đưa nước mặn vào khu vực nuôi tôm của tỉnh Bạc Liêu. Dù vậy, vẫn có khu vực sản xuất lúa phía Bắc quốc lộ 1A có nguy cơ thiếu nước ngọt, gây chết lúa (khoảng 5.400ha) như khu vực phía Tây trục kênh Vĩnh Phong (thị xã Giá Rai) và diện tích ven theo các cống thuộc tiểu vùng giữ ngọt. Những khu vực lúa có nguy cơ thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn, thì ngành chức năng khuyến cáo người dân không xuống giống vụ lúa đông xuân.

Theo ông Lê Văn Sử, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, vấn đề cung cấp nước ngọt phục vụ sản xuất cho vùng bán đảo Cà Mau đã được nghiên cứu và thực hiện bằng Dự án Ngọt hóa bán đảo Cà Mau từ nhiều năm trước. Tuy nhiên, do nhiều lý do khác nhau, đến nay dự án chưa hoàn thành, mục tiêu của dự án cũng chưa đạt được. Trong khi hệ thống hạ tầng thủy lợi chậm được đầu tư theo quy hoạch, xâm nhập mặn tiếp tụp lấn dần, người dân tự phát sản xuất trong điều kiện chịu sự tác động của biến đổi khí hậu, do đó nước mặn ngày càng lấn sâu. Phân ranh mặn ngọt theo trục kênh xáng Quản Lộ – Phụng Hiệp không còn khả thi, đang được nghiên cứu thay bằng trục sông Trắc Bằng. Tuy nhiên, đến nay chưa có kết luận việc dẫn dòng nước ngọt có đảm bảo cho sản xuất, sinh hoạt vùng bán đảo Cà Mau nói chung, vùng ngọt hóa của tỉnh Cà Mau nói riêng.

Từ thực tế trên, ông Sử cho biết, Cà Mau kiến nghị nghiên cứu xây dựng hệ thống kênh trục, cấp nước ngọt theo hình thức cưỡng bức (bơm) từ sông Hậu về phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho các tỉnh ven biển vùng bán đảo Cà Mau, hoặc nghiên cứu xây dựng hệ thống hồ chứa quy mô lớn ở vùng ngọt (U Minh); xây dựng khôi phục lại hệ thống ao, hồ theo cụm, tuyến dân cư “giếng làng” để trữ nước mưa phục vụ sản xuất, sinh hoạt.

Nhắc lại Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL, đề cao việc thích nghi với biến đổi khí hậu, TS Đặng Kiều Nhân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển ĐBSCL, cho rằng, mô hình trồng lúa xen canh với nuôi tôm đã được nghiên cứu từ lâu, mà Cà Mau là địa phương đi đầu. Mô hình lúa – tôm phù hợp cho phát triển lâu dài ở vùng bán đảo Cà Mau. Theo PGS-TS Lê Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường Đại học Cần Thơ), về ngắn hạn, cần giảm các diện tích canh tác lúa ở những vùng gò cao, các vùng ven biển, chuyển một phần diện tích trồng lúa sang những cây trồng cạn ít tiêu thụ nước hoặc chuyển sang nuôi trồng thủy sản; khuyến khích và hỗ trợ nông dân tìm mọi cách trữ nước ở các vùng trũng như lung đìa, ao hồ, các kênh mương… Người dân cần sử dụng nước tiết kiệm và hiệu quả.

“Về dài hạn, cần vận dụng các biện pháp ngoại giao, luật pháp và kinh tế để yêu cầu các quốc gia thượng nguồn phải xem Mê Công là dòng sông chung cho khu vực. Các nước phải có trách nhiệm chia sẻ nguồn tài nguyên chung này. Ngược lại, các nước hạ nguồn có thể tạo những điều kiện phát triển kinh tế giao thương cho các nước nói trên”, PGS-TS Lê Anh Tuấn đề xuất.

NHÓM PHÓNG VIÊN

Theo SGGP

ĐBSCL sống chung với hạn mặn: Vượt mốc kỷ lục trăm năm

ĐBSCL hiện có 12/13 tỉnh, thành bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn. Tính đến đầu tháng 3-2020, hạn, mặn đã làm khoảng 600.000 người dân thiếu nước sinh hoạt, 160.000ha đất nhiễm mặn, gây thiệt hại hơn 5.500 tỷ đồng.

Làm thế nào để ĐBSCL sống chung với hạn, mặn như đã từng sống chung với lũ là câu chuyện đang đặt ra ở vùng đất này.

ĐBSCL sống chung với hạn mặn: Vượt mốc kỷ lục trăm năm - Hình 1

Người dân bán đảo Cà Mau ngậm ngùi nhìn lúa chết khô do thiếu nước

Dưới sông trơ đáy, trên bờ tan hoang

Năm 2016 được xem là trận hạn, mặn lịch sử trăm năm mới có một lần diễn ra tại ĐBSCL, nhưng năm 2020, các số liệu đến thời điểm này cho thấy, hạn, mặn đã vượt mốc 2016. Về vùng bán đảo Cà Mau, Minh Hà là một trong những tuyến kênh trục chính, cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp của người dân trong vùng ngọt hóa Bắc Cà Mau (huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau). Vào mùa mưa, độ sâu con kênh này khoảng 4m nên lượng nước trữ khá lớn. Tuy nhiên, hiện nay tuyến kênh này đã khô cạn. Ông Trịnh Văn Liêm (nhà gần kênh xáng Minh Hà) than: "Hiện lúa đông xuân đã thu hoạch, nhu cầu nước tưới tiêu hoa màu của dân trong vùng rất lớn nhưng dòng kênh thì trơ đáy. Nước sinh hoạt thì luôn trong tình trạng căng thẳng".
Ghi nhận thực tế tại vùng ngọt hóa Bắc Cà Mau, nhiều kênh mương nội đồng không còn một giọt nước. Hệ thống giao thông thủy trong vùng tê liệt. Việc này khiến cho lúa, nông sản của người dân trong vùng khó bán vì phí vận chuyển đội lên. Ông Năm Đời (Nguyễn Trường Đời) thành viên hội đồng quản trị Hợp tác xã (HTX) dịch vụ nông nghiệp Kinh Dớn, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, cho biết, hàng năm HTX ký liên kết với các công ty, đưa hàng hóa của bà con nông dân sản xuất ra đến bãi tập kết với giá 250 đồng/kg lúa. Nhưng năm nay, tình hình hạn hán dẫn đến thiếu nước nên phải vận chuyển bằng phương tiện nhỏ, bằng xe máy, vì vậy chi phí đội lên: 1kg lúa giá 450 đồng, có chỗ lên đến 500 đồng/kg. Một số nơi bị sạt lở không vận chuyển được, lúa không bán được.
Khâu sản xuất cũng bị thiệt hại. "Sản xuất nông nghiệp thiếu nước thì ảnh hưởng đến năng suất. Khi ký hợp đồng với doanh nghiệp, gạo phải đảm bảo chất lượng. Do thiếu nước dẫn đến hạt không no tròn, chà gạo bị bể. Vì vậy, các công ty lương thực mua giá thấp. Năm nay, bà con nông dân mất từ 300 - 350 đồng/kg lúa", ông Năm Đời nói.
Ở giữa vùng sông nước còn bi kịch hơn. Thời điểm hiện tại, độ mặn 1 đã bao phủ toàn tỉnh Bến Tre, nước máy sinh hoạt lúc nào cũng ở mức 2-3. Huyện Chợ Lách là địa phương trước nay không bị ảnh hưởng bởi hạn, mặn hoặc ảnh hưởng rất ít thì nay cũng đang gồng mình chống mặn, người dân cũng đang vất vả đi đổi nước ngọt để sử dụng. Mỗi khối nước có giá dao động từ 150.000 - 200.000 đồng. Cảnh thiếu nước cho sản xuất, sinh hoạt cũng diễn ra khắp nơi ở Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long...
Tiến thoái lưỡng nan
Tính đến thời điểm hiện tại, ĐBSCL có khoảng 29.000ha lúa đông xuân bị thiệt hại do hạn, mặn. Đi vào những cánh đồng lúa khô hạn, nước mặn xâm nhập mới thấy hết những rủi ro mà nông dân đã đánh đổi theo tư duy "thói quen". Còn ngành nông nghiệp địa phương thì gọi nôm na là "vùng xé rào làm lúa" bất chấp cảnh báo trước đó. Nhìn về cánh đồng lúa khô cằn, nứt nẻ không một giọt nước, ông Nguyễn Văn Hùng, một lão nông kỳ cựu 66 tuổi (ngụ ấp Hòa Hưng, xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng), thở dài ngao ngán: "Không biết làm gì để sống nữa chú ơi. Trước đây sản xuất 2 vụ/năm, mưa thuận gió hòa, mỗi vụ lãi tầm 2 - 3 triệu đồng/công (một công tương đương 1.300m2). Một công đất lúa chỉ cho thu nhập từ 4 - 6 triệu đồng/năm thì làm sao sống nỗi. Những năm trở lại đây, tôi và nhiều hộ khác bắt đầu làm lúa vụ 3. Nhưng năm nay nước mặn tràn về và kéo dài chưa từng thấy, cây lúa chết dần vì thiếu nước ngọt, nông dân chúng tôi trắng tay".
Câu "không biết làm gì để sống" không chỉ ám ảnh lão nông Nguyễn Văn Hùng mà là sự trăn trở của nhiều nông dân tại ĐBSCL trước thách thức từ hạn hán và xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, khốc liệt. Gia đình ông Sơn Đinh (ngụ xã Tân Hưng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) xuống giống khoảng 30 công lúa vụ 3 (trong đó có 10 công là đất thuê) đang phải lo lắng, xoay xở với số tiền hơn 30 triệu đồng vốn liếng bỏ vào "canh bạc lúa vụ 3", đã gần như mất trắng. Nói về "canh bạc" này, ông Sơn Đinh cho biết, trước đó chính quyền địa phương cũng đã khuyến cáo không xuống giống vụ 3 vì lo ngại mặn xâm nhập. Thế nhưng, trước giờ vùng này chuyên canh cây lúa, nếu không trồng lúa thì trồng gì? Bỏ đất trống, chỉ làm 2 vụ trong năm thì lấy gì mà sống?
Ông Lê Công Minh (xã Tân Hưng, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) không nén được chua xót khi bị mất trắng gần 40 công lúa. "Từ tháng 1, nước mặn đã xâm nhập, ngành chức năng đóng cống không cho nước vào kênh nội đồng nên lúa chết khô, thiệt hại gần 20 triệu đồng. Giờ phải lo chạy tiền giống cho vụ sau", ông Minh than thở. Tình thế tiến thoái lưỡng nan trước diễn biến hạn hán, xâm nhập mặn của người nông dân đang diễn ra ở nhiều vùng chuyên canh cây lúa tại ĐBSCL. Hơn ai hết, họ đang lo lắng trước nguy cơ không thể sống trên chính mảnh đất của cha ông mình. Trước mắt họ là bài toán nan giải "làm gì để sống" trong thời hạn, mặn bủa vây.

Thủy điện thượng nguồn phá vỡ mối quan hệ tự nhiên sông - biển .

Các số liệu nghiên cứu thống kê cho biết, ngoài đập thủy điện Tam Hiệp lớn nhất thế giới ở Trung Quốc, có khoảng 40 đập thủy điện trên các phụ lưu sông Mekong, 50 dự án khác đang tiến hành, 2 con đập trên dòng chính đã hoạt động và có thêm 7 dự án nữa sắp được triển khai.

Trong cơn khát năng lượng, vẫn chưa có một đảm bảo chắc chắn nào về việc các chuỗi đập thủy điện tiếp theo ở Thái Lan, Campuchia sẽ không tiếp tục triển khai, tạo ra các "quả bom nước" treo trên dòng Mekong. Có bằng chứng cho thấy, chuỗi các đập thủy điện đầu nguồn, dự án chuyển nước dòng chính Mekong tuy không làm mất đi lượng nước, nhưng đã làm trầm trọng hơn chất lượng tài nguyên nước gây tác động tiêu cực vùng hạ lưu do các đập thủy điện xả nước trong mùa lũ, tích nước trong lúc hạn, làm thay đổi quy luật điều tiết nước tự nhiên của dòng Mekong theo hướng tiêu cực, khắc nghiệt.

Biển Hồ, trái tim của hệ sinh thái hạ lưu vực Mekong luôn đập theo nhịp lũ ngập, mực nước dâng, tăng diện tích nước trên 6,4 lần, thể tích lên đến 80 tỷ m, nhưng gần đây, nhịp lũ ngập đã không còn, sản lượng thủy sản đánh bắt giảm một nửa. ĐBSCL là cửa ngõ ra biển Đông, chịu ảnh hưởng trực tiếp của mối quan hệ sông Mekong và biển Đông, biển Tây. Việc các quốc gia đầu nguồn xây đập thủy điện, "trích máu dòng sông" bằng các dự án chuyển nước sông Mekong và tác hại của đê bao cục bộ trong vùng, làm cho các dòng sông thiếu nước trong mùa kiệt, đói phù sa. Sông cạn, nước mặn lấn sâu vào đất liền, cùng với các tác động tích lũy, liên hoàn do sụt lún, sạt lở.

TS TRẦN HỮU HIỆP, Chuyên gia kinh tế

NHÓM PHÓNG VIÊN

Theo SGGP

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạmCháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạm
05:59:17 19/12/2024
Dịch lạ tại Công-gô phức tạp, Hà Nội tăng cường kiểm dịch sân bayDịch lạ tại Công-gô phức tạp, Hà Nội tăng cường kiểm dịch sân bay
07:12:56 18/12/2024
Mẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng némMẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng ném
09:58:01 18/12/2024
Nan thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền GiangNan thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền Giang
11:45:26 19/12/2024
Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ trước cửa quán bi a giữa đêm lạnhBé gái 10 ngày tuổi bị bỏ trước cửa quán bi a giữa đêm lạnh
22:05:04 17/12/2024
Vụ Mercedes-Benz dừng giữa làn ngược chiều: Xe đang "treo" 5 lỗi phạt nguộiVụ Mercedes-Benz dừng giữa làn ngược chiều: Xe đang "treo" 5 lỗi phạt nguội
09:26:50 18/12/2024
Nam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nốiNam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nối
14:55:26 18/12/2024
Cháu bé 2 tuổi bị lạc trong rừng suốt đêm dưới thời tiết rét buốt 6 độ CCháu bé 2 tuổi bị lạc trong rừng suốt đêm dưới thời tiết rét buốt 6 độ C
21:25:03 17/12/2024

Tin đang nóng

Màn tái hợp khó hiểu của Diệp Lâm Anh và chồng cũ: Hương Giang có hành động chẳng ngờ, 1 sao nam Vbiz bị ném đá không thương tiếcMàn tái hợp khó hiểu của Diệp Lâm Anh và chồng cũ: Hương Giang có hành động chẳng ngờ, 1 sao nam Vbiz bị ném đá không thương tiếc
10:55:47 19/12/2024
Vợ Anh Đức nhăn mặt nhất quyết không chịu lên thảm đỏ, nguyên nhân đằng sau khiến netizen bùng tranh cãiVợ Anh Đức nhăn mặt nhất quyết không chịu lên thảm đỏ, nguyên nhân đằng sau khiến netizen bùng tranh cãi
15:21:06 19/12/2024
Mua nhà 15 năm thì bị phá dỡ, người phụ nữ được đền bù 14,6 tỷ đồng nhưng chủ cũ quay lại đòi chia tiền, toà tuyên bố: Chị phải trả cho họ một phần tài sảnMua nhà 15 năm thì bị phá dỡ, người phụ nữ được đền bù 14,6 tỷ đồng nhưng chủ cũ quay lại đòi chia tiền, toà tuyên bố: Chị phải trả cho họ một phần tài sản
14:01:41 19/12/2024
HOT: "Hoàng tử nụ cười" James Jirayu chính thức kết hôn với bạn gái ngoài ngành hơn 4 tuổiHOT: "Hoàng tử nụ cười" James Jirayu chính thức kết hôn với bạn gái ngoài ngành hơn 4 tuổi
15:01:10 19/12/2024
Nữ thần gen Z lộ bộ mặt nham hiểm, khát hư danh đến mức lợi dụng Lưu Diệc Phi trắng trợnNữ thần gen Z lộ bộ mặt nham hiểm, khát hư danh đến mức lợi dụng Lưu Diệc Phi trắng trợn
10:47:57 19/12/2024
Hyun Bin bất ngờ gửi tâm thư đến vợ và con traiHyun Bin bất ngờ gửi tâm thư đến vợ và con trai
10:58:58 19/12/2024
Diệp Lâm Anh thay đổi ra sao sau 2 năm ly hôn?Diệp Lâm Anh thay đổi ra sao sau 2 năm ly hôn?
13:18:06 19/12/2024
Sốc: Nữ diễn viên hạng A ly hôn không phải vì chồng ngoại tình với trợ lý, mà bị nhà chồng "hút máu" đến cùng cực?Sốc: Nữ diễn viên hạng A ly hôn không phải vì chồng ngoại tình với trợ lý, mà bị nhà chồng "hút máu" đến cùng cực?
14:58:46 19/12/2024

Tin mới nhất

Người đàn ông ngã tử vong vì vấp ổ gà trên đường

Người đàn ông ngã tử vong vì vấp ổ gà trên đường

11:52:10 19/12/2024
Theo Công an thị xã Hoài Nhơn, thời gian gần đây, mưa liên tục dẫn đến Quốc lộ 1A đoạn qua thị xã Hoài Nhơn xuống cấp nghiêm trọng, xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông.
Hiện trường vụ cháy quán 'Hát cho nhau nghe' khiến 11 người chết ở Hà Nội

Hiện trường vụ cháy quán 'Hát cho nhau nghe' khiến 11 người chết ở Hà Nội

09:04:02 19/12/2024
Đêm qua, vụ cháy nhà 4 tầng ở số 258 đường Phạm Văn Đồng (phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) đã khiến 11 người chết. Hiện trường được dựng rào phong tỏa.
Nhân chứng và camera ghi hình ảnh kẻ đổ xăng phóng hỏa quán ở Phạm Văn Đồng

Nhân chứng và camera ghi hình ảnh kẻ đổ xăng phóng hỏa quán ở Phạm Văn Đồng

06:05:34 19/12/2024
Theo nhân chứng, có đối tượng tiếp cận hiện trường để phóng hỏa dẫn đến vụ cháy kinh hoàng khiến 11 người chết ở đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội.
Thiếu nữ 17 tuổi bị bố và chú tát nhiều cái gây bầm tím mặt

Thiếu nữ 17 tuổi bị bố và chú tát nhiều cái gây bầm tím mặt

14:42:33 18/12/2024
Bước đầu cơ quan điều tra xác định, nguyên nhân xảy ra sự việc xuất phát từ mâu thuẫn trong việc phân chia tài sản sau ly hôn giữa bố và mẹ cháu MA(17 tuổi).
Tài xế tử vong sau khi 2 ô tô đối đầu ở Long An

Tài xế tử vong sau khi 2 ô tô đối đầu ở Long An

14:35:03 18/12/2024
Cú va chạm giữa ô tô 7 chỗ và xe tải trên quốc lộ N2, đoạn qua huyện Tân Thạnh (Long An), khiến một tài xế tử vong.
Hạn chế hoạt động ngoài trời sau vụ học sinh phải cởi áo ấm giữa trời lạnh

Hạn chế hoạt động ngoài trời sau vụ học sinh phải cởi áo ấm giữa trời lạnh

10:05:52 18/12/2024
Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã gây tranh cãi khi yêu cầu học sinh cởi áo khoác trong một hoạt động của trường, mặc dù thời tiết lạnh.
Xe đầu kéo rơi xuống vực sâu 30m, một người tử vong

Xe đầu kéo rơi xuống vực sâu 30m, một người tử vong

10:03:11 18/12/2024
Ngày 18/12, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến 1 người tử vong.
Công an vào cuộc vụ tài xế xe con dừng giữa đường ngược chiều ở Hà Tĩnh

Công an vào cuộc vụ tài xế xe con dừng giữa đường ngược chiều ở Hà Tĩnh

07:31:39 18/12/2024
Cảnh sát giao thông ở Hà Tĩnh đã vào cuộc xác minh để xử lý tài xế xe Mercedes-Benz C-Class có hành vi dừng đỗ giữa làn ngược chiều, chặn hướng lưu thông của phương tiện khác.
Vụ cô gái bán rau củ bị sàm sỡ ở TPHCM: Cần mạnh mẽ lên tiếng

Vụ cô gái bán rau củ bị sàm sỡ ở TPHCM: Cần mạnh mẽ lên tiếng

22:02:20 17/12/2024
Theo chuyên gia, những nạn nhân bị sàm sỡ cần mạnh mẽ lên tiếng, cơ quan chức năng cần trừng trị nghiêm minh các hành vi biến thái để ngăn ngừa tình trạng trên.
Đốt than sưởi ấm, 4 người trong một gia đình bị ngộ độc khí CO

Đốt than sưởi ấm, 4 người trong một gia đình bị ngộ độc khí CO

21:31:24 17/12/2024
Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà cho biết trường hợp 4 bệnh nhân trên may mắn chỉ mới bị ngộ độc khí CO (carbon monoxide) ở giai đoạn nhẹ, kịp nhận biết được tình trạng cơ thể để tới bệnh viện chữa trị kịp thời.
Quyết liệt ngăn chặn 'nạn' phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại Krông Bông

Quyết liệt ngăn chặn 'nạn' phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại Krông Bông

21:29:27 17/12/2024
Mặc khác, năng lực của chủ rừng còn hạn chế, chưa thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng tận gốc, dẫn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng chưa tốt và rừng vẫn bị xâm hại.
Mô tô, xe gắn máy trên 5 năm sẽ phải kiểm định khí thải

Mô tô, xe gắn máy trên 5 năm sẽ phải kiểm định khí thải

15:43:08 17/12/2024
Theo Thông tư 47 vừa được ban hành, Bộ GTVT quy định mô tô, xe gắn máy có thời gian sản xuất trên 5 năm sẽ phải kiểm định khí thải định kỳ.

Có thể bạn quan tâm

Reddy: xưng danh Vpop, 'soán ngôi' Jack 97, hit đếm không xuể, từ chối showbiz?

Reddy: xưng danh Vpop, 'soán ngôi' Jack 97, hit đếm không xuể, từ chối showbiz?

Sao việt

16:49:10 19/12/2024
Reddy là một trong những cái tên được yêu thích trong làng nhạc Việt hiện nay, nhờ vào những ca khúc ballad sâu lắng. Bản hit Thì thôi với gần 70 triệu lượt xem trên YouTube, tuy nhiên Reddy lại không quan tâm đến việc trở thành người n...
Ngọc Tân 'dập tắt' niềm vui của tuyển Philippines

Ngọc Tân 'dập tắt' niềm vui của tuyển Philippines

Sao thể thao

16:42:47 19/12/2024
Nụ cười của Philippines không thể giữ tới cuối trận đấu. Bàn thắng ở phút 90+7 của Doãn Ngọc Tân đã dập tắt tất cả , báo chí Philippines tiếc nuối
Đắm tàu ngoài khơi Tunisia khiến ít nhất 20 người tử vong

Đắm tàu ngoài khơi Tunisia khiến ít nhất 20 người tử vong

Thế giới

16:40:52 19/12/2024
Trước đó hôm 12/12, Lực lượng bảo vệ bờ biển Tunisia cũng cho biết 9 người di cư đã thiệt mạng và 27 người khác từ các quốc gia châu Phi cận Sahara đã được cứu, trong khi 6 người khác mất tích.
Tình trạng bất ổn của Hwang Jung Eum sau khi bị đại gia ngành thép "cắm sừng"

Tình trạng bất ổn của Hwang Jung Eum sau khi bị đại gia ngành thép "cắm sừng"

Sao châu á

16:22:23 19/12/2024
Hwang Jung Eum bị mất ngủ nghiêm trọng và phải đi điều trị tâm lý sau cuộc hôn nhân tan nát trong ồn ào với chồng đại gia
Không thời gian - Tập 15: Đại phát hiện đám người lạ mặt có vũ khí sống trong rừng

Không thời gian - Tập 15: Đại phát hiện đám người lạ mặt có vũ khí sống trong rừng

Phim việt

16:19:49 19/12/2024
Trong lúc tìm kiếm học sinh bị mất tích, trung tá Đại và mọi người phát hiện ra có một nhóm người ẩn náu trong rừng và có vũ khí.
Hôm nay nấu gì: Bữa tối 3 món ngon lại dễ nấu

Hôm nay nấu gì: Bữa tối 3 món ngon lại dễ nấu

Ẩm thực

16:17:06 19/12/2024
Thực đơn bữa tối 3 món ngon lại dễ nấu. Không cần nhiều món, bữa ăn này cũng đủ khiến cả nhà thích thú khi thưởng thức.
Bắt quả tang đối tượng tàng trữ trái phép gần 1.000 viên MTTH

Bắt quả tang đối tượng tàng trữ trái phép gần 1.000 viên MTTH

Pháp luật

16:11:30 19/12/2024
Ngày 18/12, tại Tổ dân phố 10, phường Tân Thanh, TP Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, Công an TP Điện Biên Phủ phát hiện 1 đối tượng về hành vi tàng trữ trái phép gần 1.000 viên ma túy tổng hợp .
Ăn những loại thực phẩm này có thể giúp bạn ngủ ngon hơn

Ăn những loại thực phẩm này có thể giúp bạn ngủ ngon hơn

Sức khỏe

15:46:39 19/12/2024
Ăn gà tây chứa tryptophan, một loại axit amin được chuyển hóa thành melatonin, giúp bạn cảm thấy buồn ngủ và ngủ ngon hơn. Do đó, bạn nên kết hợp gà tây với carbohydrate nguyên hạt để tăng cường tác dụng của nó.
Á quân Giọng hát hay Hà Nội 2024 Đinh Xuân Đạt ra MV đầu tay về vẻ đẹp Hà Nội

Á quân Giọng hát hay Hà Nội 2024 Đinh Xuân Đạt ra MV đầu tay về vẻ đẹp Hà Nội

Nhạc việt

14:54:02 19/12/2024
Ca sĩ Đinh Xuân Đạt cho biết, MV này là lời tri ân gửi đến Hà Nội, nơi anh trưởng thành và gặt hái thành công đầu tiên.
Quỳnh Kool nói gì khi cứ đóng cặp với ai là bị đồn yêu người đó?

Quỳnh Kool nói gì khi cứ đóng cặp với ai là bị đồn yêu người đó?

Hậu trường phim

14:51:02 19/12/2024
Khi làm việc với cả B Trần và Huỳnh Anh, Quỳnh Kool cho biết cả 3 người rất hiểu ý nhau. Nhờ vậy, quá trình phối hợp diễn xuất diễn ra suôn sẻ, không gặp bất kỳ khó khăn nào.