ĐBSCL sẽ ngập 90% diện tích nếu nước biển dâng cao 1m

Theo dõi VGT trên

Nếu mực nước biển dâng cao 1m, khoảng 40.000 km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm, trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh ĐBSCL bị ngập hầu như hoàn toàn.

Tại Diễn đàn thường niên vùng Duyên hải lần II với chủ đề “Cải thiện sức chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu- vùng ven biển Đông Nam Á” được tổ chức tại tỉnh Sóc Trăng từ ngày 15-18/10, nhiều đại biểu đã bày tỏ lo ngại về sự biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ ảnh hưởng rất lớn cho những địa phương vùng ven biển ĐBSCL.

Hậu quả của biến đổi khí hậu và nước biển dâng là cực kỳ nghiêm trọng

Ông Vũ Sỹ Tuấn – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ TN&MT) – đ.ánh giá, biến đổi khí hậu sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và môi trường trên phạm vi toàn thế giới. Theo dự báo của Việt Nam, đến năm 2080 sản lượng ngũ cốc có thể giảm 2- 4%, giá sẽ tăng từ 13- 45%; mực nước biển dâng cao gây ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nước, ảnh hưởng đến nông nghiệp và rủi ro lớn đối với công nghiệp và các hệ thống kinh tế – xã hội. Các công trình hạ tầng được thiết kế theo các tiêu chuẩn hiện tại sẽ khó an toàn và cung cấp đầy đủ các dịch vụ trong tương lai.

Theo ông Tuấn, ở Việt Nam trong khoảng 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,7 độ C, mực nước biển đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác động mạnh mẽ đến Việt Nam, biến đổi khí hậu thực sự đã làm cho các thiên tai, đặc biệt là bão, lũ, hạn hán ngày càng ác liệt.

Qua tính toán, nhiệt độ trung bình ở Việt Nam có thể tăng lên 3 độ C và mực nước biển có thể dâng 1m vào năm 2100. “Nếu mực nước biển dâng 1m, khoảng 40.000 km2 đồng bằng ven biển Việt Nam sẽ bị ngập hàng năm; trong đó 90% diện tích thuộc các tỉnh khu vực ĐBSCL bị ngập hầu như hoàn toàn”, ông Tuấn nhấn mạnh.

Theo đ.ánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong 5 nước sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng; trong đó vùng Đồng bằng sông Hồng và sông Mê Kông bị ngập chìm nặng nhất. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có khoảng 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP khoảng 10%. Nếu nước biển dâng 3m sẽ có khoảng 25% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tổn thất đối với GDP lên tới 25%.

“Hậu quả của biến đổi khí hậu đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xóa đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững của Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á”, ông Tuấn quan ngại.

Một tỉnh ven biển thuộc khu vực ĐBSCL là Sóc Trăng, theo ông Lê Thành Trí- Phó Chủ tịch UBND tỉnh- cho biết, thế mạnh của tỉnh Sóc Trăng là phát triển nông nghiệp và thủy sản, có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế biển. Tuy nhiên, Sóc Trăng cũng là nơi chịu tác động nặng nề của biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

“Thời gian quan, tỉnh cũng có nhiều cố gắng và các tổ chức quốc tế hỗ trợ rất nhiệt tình và bước đầu có hiệu quả, nhưng để có thể phát triển bền vững và có điều kiện thích nghi với biển đổi khí hậu và nước biển dâng, các tỉnh khu vực ĐBSCL nói chung và tỉnh Sóc Trăng nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn về kiến thức, kinh nghiệm và cả về nguồn lực đầu tư”, ông Trí nhìn nhận.

Do đó, tại diễn đàn, ông Trí mong muốn trong thời gian tới, các tổ chức Quốc tế, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các bộ, ngành Trung ương tiếp tục quan tậm hỗ trợ đầu tư cho Sóc Trăng nói riêng và các tỉnh trong khu vực ĐBSCL nói chung ứng phó có hiệu quả, có điều kiện chung sống thích nghi với biển đổi khí hậu và nước biển dâng để có thể phát triển bền vững.

ĐBSCL sẽ ngập 90% diện tích nếu nước biển dâng cao 1m - Hình 1

Biến đổi khí hậu và nước biển dâng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến những địa phương ven biển ĐBSCL.

Video đang HOT

Trong khi đó, các nhà chuyên môn của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN)- đ.ánh giá, theo kịch bản biến đổi khí hậu thì một số địa phương vùng ven biển ĐBSCL như Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh…cho thấy sức gió sẽ mạnh hơn, sóng cao hơn, lượng mưa thay đổi và tần suất các cơn bão sẽ gia tăng. Mực nước biển Đông tại vùng biển thuộc các tỉnh này đang tăng từ 3- 5,5mm mỗi năm. Nhiệt độ trung bình hàng năm và số ngày trong năm có nhiệt độ cao hơn 30 độ C dự kiến cũng tăng lên.

“Biến đổi khí hậu không chỉ gây ra những thảm họa thiên nhiên mà còn tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên thiên nhiên và ven biển qua những thay đổi thường xuyên hơn, cụ thể như sự tăng nhiệt độ nước biển, thay đổi độ mặn, nồng độ acid, sự xáo trộn và mất nơi cư trú do mực nước biển dâng. Điều này cuối cùng sẽ ảnh hưởng đến sinh kế của cộng đông dân cư”, đại diện IUCN nhận định.

Đại diện IUCN cũng cho rằng, những nhân tố phi khí hậu cũng khiến sinh kế của cộng đồng địa phương rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương. Như ô nhiễm nông nghiệp do sử dụng bừa bãi thuốc trừ sâu và khai thác nước ngầm quá mức khiến cho tầng nước ngầm bị cạn kiệt; sản lượng cá trong những năm gần đây đã giảm do số lượng ngư dân đ.ánh bắt xa bờ tăng lên cùng với việc sử dụng các thiết bị đ.ánh bắt hủy diệt; không giữ được đất, đặc biệt là đất sản xuất bên ngoài những con đê được xây dựng không chắc chắn; năng lực của địa phương còn hạn chế khi áp dụng các kỹ thuật nuôi trồng thủy sản mới và các chính sách hỗ trợ kinh tế và kỹ thuật không phù hợp.

Đ.ánh giá những ảnh hưởng, theo IUCN thì xói lở đê biển, mực nước biển dâng, triều cường, lũ kết hợp với lượng mưa gia tăng sẽ dẫn đến hiện tượng xói lở và đe dọa các tuyến đê bằng đất. Diện tích rừng ngập mặn cũng bị suy giảm theo từng năm do tác động kép của nước biển dâng, xói lở và các hiện tượng thời tiết cự đoan khác cùng với việc chặt phá rừng ngập mặn bất hợp pháp. Thời tiết bất ổn như hạn hán, bão và lụt đang đe dọa vụ mùa người nông dân. Do hậu quả của xâm nhập mặn vào mùa khô, tầng nước ngầm bị nhiễm mặn dẫn đến thiếu nguồn nước canh tác cho nông nghiệp và cuối cùng là giảm sản lượng vụ mùa. Thời tiết thay đổi và nguồn tài nguyên thủy sản bị suy giảm đang gây ra nhiều rủi ro cho sinh kế của người dân, đặc biệt là người nghèo và những hộ gia đình không có đất đai canh tác.

Một số địa phương vùng ven biển đang đối mặt với tình trạng thiếu nước sạch để sinh hoạt. Tình hình lũ vào mùa mưa đã khiến cho nước ngầm bị nhiễm bẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Hơn thế nữa, do thiếu nhà vệ sinh, ô nhiễm nước tại nhiều kênh rạch đang ngày càng trầm trọng hơn.

Bên cạnh những mối đe dọa đối với nông nghiệp và tài nguyên biển, các sản phẩm nông, thủy sản còn phải đối mặt với tình trạng giá cả thị trường thường xuyên không ổn định. Ngoài ra, vài vụ nuôi trồng thủy sản mất mùa khiến người dân không thể trả nổi ngân hàng. Thiếu vốn cũng hạn chế khả năng đa dạng hóa sinh kế và không thể giữ được đất càng làm tăng mức độ tổn thương cho người dân.

Giải pháp chống chọi

Theo ông Robert Mather- Giám đốc phụ trách Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giưới tại Đông Nam Á, dự án “Cải thiện sức chống chịu với tác động của biến đổi khí hậu vùng ven biển Đông Nam Á” (BCR) được thực hiện cũng là nhằm đưa ra những giải pháp để chống chọi với sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng ở khu vực.

Trong đó, dự án BCR xác định những vấn đề ưu tiên tại các địa phương vùng ven biển ĐBSCL của Việt Nam nói riêng, của các nước Đông Nam Á nói chung là bao gồm các tuyến đê bị xói lở, đảm bảo nước ngọt cho hoạt động nông nghiệp, thiếu nước ngọt sinh hoạt và hệ thống hạ tầng vệ sinh môi trường, giảm nguồn lợi thủy sản cũng như thiếu các nguồn sinh kế thay thế tại vùng ven biển.

ĐBSCL sẽ ngập 90% diện tích nếu nước biển dâng cao 1m - Hình 2

Một trong những giải pháp chống xói lở bờ biển của Tổ chức hợp tác phát triển Đức (GIZ) là thực hiện hàng rào chữ T. (Ảnh: Huỳnh Hải)

Về giải pháp, đại diện dự án BCR cho biết, dự án hỗ trợ cộng đồng dân cư trồng các hàng rào giữ bùn nhằm giữ lại phù sa chảy từ các vùng bờ biển phía trên. Các hàng rào này sẽ góp phần tạo nên một vùng đất bùn giúp trồng rừng ngập mặn. Nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của rừng ngập mặn sẽ góp phần nâng cao năng lực cộng đồng ven biển trong việc thích ứng biến đổi khí hậu và thảm họa do thiên nhiên.

Phối hợp với các cơ quan chuyên môn cung cấp các kỹ thuật trồng trọt và tập huấn các phương pháp đa dạng hóa vụ mùa cho người nông dân nhằm giúp người dân nâng cao sinh kế, thích ứng tốt hơn với sự thay đổi thời tiết. Thông qua các hoạt động hỗ trợ như tổ chức chương trình thu gom rác thải, cải thiện các thiết bị chứa nước sạch và nhà vệ sinh góp phần hỗ trợ người dân tiếp cận với nguồn nước sạch, nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường. Phối hợp với các cơ quan chuyên ngành thủy sản hỗ trợ ngư dân chuyển đổi các ngư lưới cụ khai thác thủy sản bất hợp pháp sang các phương tiện thân thiện với môi trường nhằm mục đích khôi phục và bảo tồn nguồn lợi thủy sản địa phương.

Đại diện BCR kết luận, trong tương lai, dự án đề xuất hỗ trợ việc lồng ghép chiến lược thích ứng với biến đổi khí hậu vào quá trình xây dựng chính sách và quy hoạch kinh tế- xã hội địa phương. Cụ thể, dự án thúc đẩy các giải pháp dựa trên hệ sinh thái nhằm tăng cường sự tương tác hài hòa giữa con người với thiên nhiên, vận động người dân chuyển đổi tập quán trồng rừng ngập mặn một loài sang mô hình phục hồi rừng với đa dạng loài cây ngập mặn và kết hợp nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng nhằm đem lại không chỉ lợi ích sinh thái mà còn đem lại lợi ích kinh tế và xã hội trong tương lai.

Các hoạt động, giải pháp đã, đang thực hiện tại các tỉnh ĐBSCL cho thấy việc sử dụng, quản lý bền vững nguồn tài nguyên biển và ven bờ có thể đóng vai trò quan trọng cốt lõi trong quá trình thích ứng với biến đổi khí hậu.

Huỳnh Hải

Theo Dantri

Đà Nẵng họp khẩn ứng phó với bão số 11

Trước diễn biến của cơn bão số 11 có thể đổ vào bờ biển Đà Nẵng, chiều tối ngày 12/10, Ban Chỉ huy PCLB&TKCN TP Đà Nẵng tổ chức cuộc họp khẩn nhằm triển khai các biện pháp ứng phó.

Tại cuộc họp, Ban Chỉ huy PCLB&TKCN TP Đà Nẵng cho biết, đến sáng ngày 12/10, bão Nari đã vượt qua đảo Lu-Dông (Philippin) và đi vào khu vực phía Đông biển Đông trở thành cơn bão số 11.

Đà Nẵng họp khẩn ứng phó với bão số 11 - Hình 1

Vị trí hướng đi của bão số 11. Ảnh: TTDBKTTVTW

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn Trung Trung bộ: Hồi 16 giờ ngày 12/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,3 độ vĩ Bắc - 117,6 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 600km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (tức là từ 118-133km/h), giật cấp 13, 14.

Dự báo trong 24 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được khoảng 20km và còn có khả năng mạnh thêm. Đến 16 giờ ngày 13/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 15,6 độ vĩ Bắc - 112,7 độ kinh Đông, trên khu vực phía Đông Nam quần đảo Hoàng Sa. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, 13 (tức là từ 118-149km/h), giật cấp 15, 16.

Trong khoảng 24 đến 48 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15km. Đến 16 giờ ngày 14/10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 16,1 độ vĩ Bắc - 109,5 độ kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Quảng Trị - Quảng Ngãi khoảng 120km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, 13 (tức là từ 18 đến 149km/h), giật cấp 15, 16.

Trong khoảng 48 đến 72 giờ tiếp theo, bão tiếp tục di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15km.

Do ảnh hưởng của bão, vùng biển phía Đông khu vực Bắc và giữa Biển Đông có gió mạnh cấp 8, 9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11, 12, giật cấp 13, 14. Biển động dữ dội. Vùng biển quần đảo Hoàng Sa từ sáng ngày 13/10, có gió mạnh dần lên cấp 8, sau tăng lên cấp 10, 11, vùng gần tâm bão đi qua cấp 12, 13, giật cấp 15, 16. Biển động dữ dội.

Để đối phó với cơn bão số 11, Ban Chỉ huy PCLB&TKCN TP Đà Nẵng đề nghị, cùng với việc thông báo cho nhân dân biết để tổ chức chằng chống nhà cửa, các ngành chức năng rà soát ngay các phương án sẵn sàng triển khai kế hoạch phòng chống bão, lũ.

Đà Nẵng họp khẩn ứng phó với bão số 11 - Hình 2

Lãnh đạo TP Đà Nẵng họp khẩn để ứng phó với bão số 11

Ngoài ra, hết sức chú ý đề phòng bão kết hợp mưa lũ lớn, ngập sâu, lũ quét và sạt lở đất; do vậy phải sẵn sàng phương án sơ tán nhân dân, nhất là nhân dân ở các vùng hạ du các hồ chứa. Ban Chỉ huy PCLB & TKCN cùng các ngành và địa phương tổ chức trực ban 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 11.

Bên cạnh đó, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) TP Đà Nẵng và Đài thông tin Duyên hải Đà Nẵng cần tiếp tục thông báo kịp thời cho các chủ phương tiện, tàu thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão số 11 để chủ động phòng, tránh; nhanh chóng vào bờ, thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm. Nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi.

Tại cuộc họp, đại diện Bộ đội Biên phòng TP Đà Nẵng cho biết, đơn vị đã và đang tiếp tục thông báo cho tàu thuyền khẩn trương tránh bão, thực hiện kiểm đếm tàu thuyền trên biển.

Bộ đội Biên phòng Đà Nẵng xác định, tính đến 16h chiều ngày 12/10 còn có 95 phương tiện của TP Đà nẵng với 998 lao động đang hoạt động trên biển. Trong đó, gần nhất là trên vùng biển Đà Nẵng đến Quảng Trị có 54 phương tiện với 530 lao động và khu vực Đảo Lý Sơn có 1 phương tiện với 12 lao động. Khu vực vùng biển từ Nghệ An đến Quảng Bình có 3 phương tiện với 27 lao động; vùng biển Hải Phòng có 7 phương tiện với 48 lao động; vùng biển Bình Định đến Khánh Hòa có 6 phương tiện với 136 lao động. Tại khu vực quần đảo Tây Nam Hoàng Sa có 24 phương tiện với 245 lao động.

Riêng với số tàu ở khu vực quần đảo Tây Nam Hoàng nói trên, hiện đang di chuyển cách Đà Nẵng từ 30 đến 60 hải lý về hướng Đông Bắc. BĐBP thành phố đã bắt được liên lạc và thông báo cho chủ tàu thuyền biết về cơn bão NARA và nay là bão số 11, đồng thời giữ liên lạc, tiếp tục hướng dẫn thuyền về bờ.

Ông Phùng Tấn Viết, Phó Chủ tịch kiêm Trưởng Ban Chỉ huy PCLB&TKCN TP Đà Nẵng nhận định, khả năng bão số 11 sẽ đổ bộ vào Đà Nẵng là chắc chắn. Yêu cầu đặt ra là không được chủ quan, phải khẩn trương và phối hợp đồng bộ, huy động có hiệu quả giữa các lực lượng, phương tiện để phòng chống bão.

Đặc biệt các cấp, các ngành, cơ quan, đơn vị, địa phương phải chú ý thực hiện đúng chủ trương ứng phó theo phương châm "4 tại chỗ"; sẵn sàng chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, thuốc nen... để chống bão.

Ông Phùng Tấn Viết yêu cầu bộ phận quản lý âu thuyền Thọ Quang tổ chức sắp xếp để tàu thuyền neo đậu trú bão, hướng dẫn sắp xếp tàu thuyền neo đậu an toàn trong âu thuyền. UBND quận Sơn Trà chỉ đạo ngay cho các chủ tàu thuyền có công suất lớn tại Bãi Ngang nhanh chóng di chuyển về âu thuyền Thọ Quang. Nghiêm cấm tàu thuyền đi vào neo đậu trên sông Hàn và khẩn trương tổ chức đưa toàn bộ tàu thuyền trên sông Hàn vào khu trú tránh bão âu thuyền Thọ Quang và vịnh Mân Quang.

Công Bính

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

TP Hồ Chí Minh: Khách hàng bị sốc phản vệ sau thẩm mỹ 'vùng kín'
20:50:09 06/07/2024
Cha ôm con 1 t.uổi nhảy cầu Cửa Đại mất tích
11:15:58 05/07/2024
Thủ tướng nói về việc tăng lương từ 1-7
14:00:52 06/07/2024
Cán bộ Công an phường cứu người phụ nữ định nhảy cầu t.ự t.ử
22:58:43 06/07/2024
Mô tô nước phát nổ khi đang phục vụ du khách trên biển Cô Tô
18:27:39 05/07/2024
Danh tính 9 công nhân bị thương do tai nạn lao động tại Bình Dương
22:05:41 06/07/2024
Xe khách tông đuôi xe đầu kéo trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết, phụ xe t.ử v.ong
10:38:29 06/07/2024
Tước giấy phép lái xe tài xế bật đèn siêu sáng trên ô tô bán tải ở TPHCM
21:47:45 05/07/2024

Tin đang nóng

Cuộc sống của nam chính 'Truyền thuyết Jumong' sau nhiều năm vắng bóng
22:43:34 06/07/2024
Sơn Tùng không chấp nhận mình đã 30 t.uổi, có loạt hành động "vô tri" trong ngày sinh nhật khiến fan cười mệt!
01:03:11 07/07/2024
Đinh Tiến Đạt: Sự trở lại của anh đại trong làng Rapper, người tiên phong với Rap Việt
01:03:08 07/07/2024
Xôn xao loạt tin nhắn mẹ chồng hăm dọa con dâu vì "bóc phốt" chồng ngoại tình trên MXH
06:24:31 07/07/2024
Loạt mỹ nhân châu Á sụp đổ danh tiếng, sự nghiệp vì làm 'kẻ thứ ba'
22:46:24 06/07/2024
Đại gia từng "gánh nạn" ngồi tù cho Phạm Băng Băng trong bê bối chấn động năm xưa giờ ra sao?
22:01:20 06/07/2024
Nam Thư để lộ bằng chứng liên quan đến người đàn ông trong drama giật chồng?
06:35:55 07/07/2024
Châu Bùi công khai chuyện sống chung với Binz trên Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai: Được bạn trai mang đồ ăn đến tận giường
22:06:41 06/07/2024

Tin mới nhất

Bình Dương: Tai nạn lao động khiến 9 người bị thương

20:47:24 06/07/2024
Ngày 6/7, một vụ tai nạn lao động khiến 9 người bị thương phải đưa vào bệnh viện đã xảy ra tại Công ty gỗ nội thất trong Khu công nghiệp Tân Bình, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.

Khánh Hòa: Tiếp tục xuất hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi tại xã Phước Đồng

20:38:34 06/07/2024
Bệnh có tỷ lệ t.ử v.ong cao, mặc dù có vắc xin nhưng việc tiêm phòng chưa phổ biến. Khi phát hiện bệnh, cần phải tiêu hủy ngay đàn lợn bị nhiễm để ngăn chặn sự lây lan.

Lâm Bình hỗ trợ gia đình nạn nhân bị tai nạn đuối nước

06:33:57 06/07/2024
Ngày 5-7, lãnh đạo huyện Lâm Bình đã đến thăm hỏi, chia buồn, động viên và trao t.iền hỗ trợ cho gia đình có người thân t.ử v.ong do tai nạn đuối nước tại thôn Chẩu Quân, xã Bình An.

Gần 11 tấn cá tầm c.hết trắng bụng nghi do nhiễm độc

06:32:26 06/07/2024
Gần 11 tấn cá tầm của Hợp tác xã cá nước lạnh Hoàng Liên tại bản Chu Va 12, xã Sơn Bình, huyện Tam Đường (Lai Châu) do ông Đỗ Chí Đoàn làm chủ, bỗng c.hết trắng bụng.

Vụ máy bay móp cánh khi đ.âm trụ đèn ở Tân Sơn Nhất, đơn vị quản lý bay nói gì?

07:37:17 05/07/2024
Trao đổi với PV VietNamNet chiều nay, đại diện Tổng công ty quản lý bay Việt Nam cho hay: trong sự cố máy bay Eva Air móp cánh, phía kiểm soát không lưu đã kiểm tra quy trình cấp huấn lệnh cho tàu bay đi (tại điểm chờ).

TP Hồ Chí Minh: Mưa lớn, hầm chui trước Bến xe Miền Đông mới 'thất thủ'

07:29:51 05/07/2024
Đến 20 giờ cùng ngày, hầm chui vẫn ngập nước lênh láng. Đây không phải là lần đầu hầm chui này bị ngập. Trước đó, hầm chui này đã từng 2 lần bị ngập khi có mưa lớn, lần gần đây nhất là vào chiều ngày 7/5/2024.

Kiểm tra hiện trường, điều tra nguyên nhân nước đổi màu, cá c.hết trên sông Nậm Huống

07:27:52 05/07/2024
Còn theo ông Hà Đăng Ninh, xóm Chăm Hiêng, xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp: Nếu quan sát kỹ bên dưới đáy sông sẽ thấy có kết tủa màu vàng đục.

Xuyên đêm dập tắt đám cháy lớn tại Công ty Cổ phần nhựa và bao bì Vĩnh Phúc

07:25:36 05/07/2024
Cả khu nhà xưởng rộng hàng nghìn m2 của Công ty Cổ phần nhựa và bao bì Vĩnh Phúc ở thành phố Phúc Yên bốc cháy, cột khói cao cả trăm mét.

Cháy nhà 5 tầng trong ngõ nhỏ ở Hà Nội

22:25:23 04/07/2024
Căn nhà 5 tầng ở thôn Cổ Điển A (xã Tứ Hiệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội) bốc cháy. Ngọn lửa đỏ rực bùng lên khiến nhiều người trong khu dân cư hoảng hốt.

Máy bay móp cánh vì đ.âm trúng cột đèn chiếu sáng sân bay Tân Sơn Nhất

20:14:33 04/07/2024
Máy bay của hãng Eva Air trong lúc lăn ra đường băng sân bay Tân Sơn Nhất để chuẩn bị cất cánh thì xảy ra sự cố đ.âm trúng cột đèn chiếu sáng, khiến một phần cánh máy bay bị móp.

Đắk Nông ghi nhận ca t.ử v.ong đầu tiên do sốt xuất huyết

19:33:56 04/07/2024
Do bệnh tình diễn tiến nặng, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, sau 4 ngày điều trị tại đây, bệnh nhân đã t.ử v.ong.

2 vợ chồng bị chó dại cắn rồi làm thịt chó ăn, người vợ t.ử v.ong

19:31:02 04/07/2024
Đồng thời vận động người dân khai báo với cơ quan thú y trong khu vực khi chó, mèo có biểu hiện bất thường để lấy mẫu xét nghiệm bệnh dại.

Có thể bạn quan tâm

Muốn diện áo xuyên thấu quyến rũ nhưng vẫn kín đáo, cứ áp dụng cách của Hoa hậu Thuỳ Tiên

Thời trang

07:59:57 07/07/2024
Vốn là nàng hậu nổi tiếng với phong cách tiểu thư và cá tính, Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên mới đây gây bất ngờ khi đăng tải một loạt ảnh phá cách đậm chất mùa hè với chiếc áo tulle màu trắng xuyên thấu.

Nụ cười cuối cùng đã trở lại với Ronaldo trong ngày phải cay đắng rời Euro: Khi gia đình là điểm tựa vững chắc nhất

Sao thể thao

07:47:40 07/07/2024
Siêu sao Cristiano Ronaldo không giấu được nỗi buồn sau khi đội nhà bị Pháp loại khỏi Euro 2024 trên chấm luân lưu. Hình ảnh được camera cho thấy Ronaldo rất xúc động, phải cố nén những giọt nước mắt vào bên trong.

Ly hôn chồng cũ vì vô sinh, cưới chồng mới có bầu, nhưng xét nghiệm ADN xong lại phải ly hôn

Góc tâm tình

07:46:48 07/07/2024
Chuyện hôn nhân của chị gái tôi cứ như cái bùng binh vậy, lòng vòng chán chê rồi kết quả toàn là bi kịch. Chồng ám ảnh chuyện người hàng xóm làm với tôi đòi xét nghiệm ADN cả 3 đứa con

Cây cảnh nở hoa như thác đổ, thơm ngào ngạt, dễ chăm, ít sâu bệnh, mang lại may mắn cho gia đình

Trắc nghiệm

07:42:43 07/07/2024
Nếu bạn muốn bớt rắc rối khi trồng cây cảnh dây leo trong sân nhà thì hãy lựa chọn 4 loại cây này.Cây cảnh vàng bạc, lá như tắc kè hoa sặc sỡ, thu hút tài lộc

Đội tàu hải quân Nga rời Venezuela

Thế giới

07:11:47 07/07/2024
Moskva và Caracas cũng có kế hoạch lắp đặt một nhà máy sản xuất insulin với công nghệ của Nga và một cơ sở cho hệ thống định vị vệ tinh Glonass ở Venezuela.

Người tố Nam Thư giật chồng đăng clip 6 phút: Run rẩy khi đọc tin nhắn, con trai kể 1 chi tiết g.ây s.ốc

Sao việt

07:02:53 07/07/2024
Chiều 6/7, Z.D tiếp tục đăng clip hơn 6 phút để lên tiếng về sự việc của gia đình, cô trực tiếp gọi tên Nam Thư và tiết lộ nhiều chi tiết g.ây s.ốc.

Cận cảnh nhan sắc "bà mẹ một con" Son Ye Jin qua camera thường liệu có gây thất vọng?

Sao châu á

07:00:02 07/07/2024
Nữ diễn viên ăn mặc đơn giản với áo phông và quần jeans, cũng không trang điểm cầu kỳ nhưng lại ghi điểm tuyệt đối bởi nhan sắc đằm thắm, thần thái tươi tắn, rạng rỡ ở t.uổi 42.

7 thức uống tốt nhất giải độc gan

Làm đẹp

06:39:23 07/07/2024
Có rất nhiều đồ uống thơm ngon, bổ dưỡng được pha chế dễ dàng từ những nguyên liệu sẵn có tại nhà, giúp giải độc gan, hỗ trợ chức năng gan và sức khỏe tổng thể.

Mỹ nam là "báu vật của showbiz" về quê chăn vịt

Hậu trường phim

06:31:37 07/07/2024
Sau nhiều năm hoạt động trong giới giải trí, Triệu Văn Tuyên hiện tại gần như ở ẩn. Nam nghệ sĩ xây nhà trên một ngọn núi ở Ninh Ba, Chiết Giang tận hưởng cuộc sống điền viên.

Hot nhất tập 2 Anh tài: Một sao nam 2 lần vén áo khoe bụng 8 múi!

Tv show

06:25:56 07/07/2024
Chia sẻ sau màn biểu diễn, Quốc Thiên hài hước cho biết anh bị anh tài Đăng Khôi xúi chơi chiêu khoe múi bụng trên sân khấu để tạo điểm nhấn không đụng hàng cho tiết mục nhóm.

Trực tiếp T1 vs Team Liquid - LOL Esports World Cup 2024

Mọt game

06:23:41 07/07/2024
T1 đang cho thấy một phong độ rất tốt tại giải đấu lần này. Các fan đang đùa rằng dường như cứ giải đấu nào có chữ World là T1 sẽ thi đấu với 200% công lực, và đúng thật là họ đang làm tốt hơn so với kỳ MSI 2024 trước đó.