ĐBSCL sẵn sàng “sống chung với lũ”
Nhờ mô hinh “Nhà vượt lũ”, hàng vạn người dân sinh sống trong vùng ngập lũ vôn thường xuyên phải đối mặt với những môi nguy hiểm đe dọa tính mạng, mât mat tai san… nay đa có thể yên tâm “sống chung với lũ”…
Ám ảnh trận lũ thế kỷ
Người dân tại một cụm dân cư vượt lũ ở tỉnh Hậu Giang đang xây nhà trên nền đất tránh lũ
Hàng triệu người dân tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vẫn không thể quên trận lũ lịch sử xảy ra vào năm 2000. Sự khốc liệt của cơn lũ lịch sử này được thể hiện qua con số thống kê của Bộ Xây dựng: 539 người chết (trong đó hơn 300 người là trẻ em), 212 người bị thương, 890.000 căn nhà ngập trong nước, trong đó 9.457 căn nhà bị sập hoàn toàn; gần 15.000 phòng học và cơ sở y tế bị ngập trong nước; hơn 62.000 hộ dân phải di dời nhà ở, trong đó nhiều hộ phải di chuyển chỗ ở 2 – 3 lần, hơn nửa triệu người phải cứu trợ khẩn cấp, hơn 80 vạn học sinh phải nghỉ học từ 1-3 tháng…
Để hạn chế tối đa thiệt hại do lũ gây ra, bảo đảm chỗ ở an toàn, ổn định cho các hộ dân trong vùng thường xuyên bị ngập lũ tại khu vực ĐBSCL, tạo điều kiện cho họ có điều kiện sinh sống an toàn, ổn định và từng bước tiến tới phát triển bền vững, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định về việc phát triển Kinh tế – Xã hội vùng ĐBSCL, đầu tư tôn, nền nhà vượt lũ để xây dựng các cụm, tuyến dân cư – vùng ngập sâu gia đoạn 1. Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư vùng ngập lũ ĐBSCL nhằm đảm bảo chỗ ở an toàn, ổn định khi có lũ lụt cho 146.000 hộ dân đang sống trong vùng thường xuyên bị ngập lũ.
Trong tiềm thức của nhiều người dân ĐBSCL, trận lũ lịch sử xảy ra năm 2000 vẫn hằn sâu những tang tóc, đau thương
Quá trình triển khai thực hiện chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL, Bộ Xây dựng đã ban hành trên 40 văn bản đôn đốc các địa phương hiện, 11 công văn gửi các Bộ, ngành phối hợp triển khai thực hiện và nhiều văn bản hướng dẫn khác, thành lập 6 đoàn kiểm tra liên ngành kiểm điểm đánh giá.
Năm 2011 năm, ĐBSLC tiếp tục phải hứng chịu một trận lũ nghiêm trọng khác. Tuy nhiên, số người chết chỉ bằng 1/20 so với năm 2000. Sau đó, giai đoạn 2 thuộc Chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vùng ngập lũ ĐBSCL tiếp tục thực hiện đảm bảo chỗ ở an toàn cho 56.000 hộ dân thuộc 7 tỉnh, thành phố là Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang và thành phố Cần Thơ. Đồng thời bổ sung một số hạng mục hạ tầng thiết yếu như bãi rác, kè chống sạt lở cho một số cụm, tuyến trong giai đoạn 1.
Khu vực cụm dân cư tránh lũ có nền cao hơn mặt ruộng lúa trên 4m
Video đang HOT
Để đảm bảo chất lượng các công trình, không để xảy ra tiêu cực, thất thoát; công tác tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, chỉ đạo chủ đầu tư hoàn tất các thủ tục hoàn trả vốn vay theo quy định của các cơ quan cho vay; chỉ đạo thực hiện việc thanh, quyết toán các nguồn vốn đầu tư theo quy định.
Tuy nhiên, quá trình triển khai giai đoạn 2 vẫn còn chậm, một số dự án, công tác thiết kế chưa có sự đầu tư nghiên cứu sâu để phù hợp với yêu cầu của cụm dân cư nông thôn. Nhiều đơn vị tư vấn – thiết kế còn áp dụng “máy móc” các công thức chung của thiết kế đô thị để áp đặt cho cụm dân cư nông thôn, đặc biệt là thiết kế các công trình hạ tầng kỹ thuật có quy mô quá lớn không phù hợp với nguồn vốn đầu tư; các nguồn vốn tham gia khác (nguồn vốn ngân sách địa phương, nguồn vốn lồng ghép hay huy động các nguồn vốn) hợp pháp để triển khai thực hiện chưa đáp ứng kịp thời…
Sẵn sàng “sống chung với lũ”
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam thăm các hộ dân tại nhà ở vượt lũ của tỉnh An Giang và Hậu Giang
Để đánh giá lại quá trình thực hiện chương trình xây dựng cụm, tuyến dân cư và nhà ở vượt lũ tại khu vực ĐBSCL, từ ngày 30/3, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam đã dẫn đầu đoàn công tác của Bộ Xây dựng kiểm tra thực tế tại các cụm dân cư vượt lũ tỉnh An Giang và Hậu Giang.
Tại tuyến dân cư (TDC) Vĩnh Lợi 2 và Bình Thuỷ (thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang) sau khi tận mắt chứng kiến những thành quả mà chương trình đem lại cho người dân tại đây, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam đánh giá cao nỗ lực của thị xã Tân Châu đã thực hiện rất tốt chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ. “Sau nhiều năm thực hiện chương trình, đến nay mục tiêu an toàn cho dân nghèo vùng lũ đã đạt được, mùa màng canh tác của bà con được đảm bảo, lũ về không bị ảnh hưởng, tăng được số vụ canh tác trong năm” – Thứ trưởng khẳng định.
Báo cáo với Đoàn công tác, lãnh đạo tỉnh An Giang cho biết, hiện tổng số tuyến dân cư trên địa bàn giai đoạn II là 7 dự án, với tổng diện tích 51,69 ha. Trong đó, diện tích sử dụng 46,37 ha, bố trí 2.670 nền nhà. Đến nay đã hoàn thành 7/7, với tổng vốn trên 145 tỷ đồng và đã xét duyệt, bố trí dân vào ở đạt 98,5%, trong đó, tỷ lệ đã ở ổn định 85,67%. Song song với đó, địa phương cũng kiến nghị Nhà nước tiếp tục cho vay xây dựng nhà ở đối với số hộ đã được xét duyệt nhưng chưa được vay vì mới xét bổ sung. Đặc biệt, địa phương đề nghị được đầu tư giai đoạn III của chương trình, do tình hình sạt lở vẫn diễn biến phước tạp, gây nguy hiểm cho các hộ sống ven sông Tiền và sông Hậu.
Cụm dân cư vượt lũ tại An Giang với cơ sở hạ tầng, nhà cửa khang trang
Sau khi kiểm tra thực tế, Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam yêu cầu các cơ quan chức năng của địa phương cần có quy hoạch và giám sát chặt chẽ các dự án, thực hiện tốt các chỉ giới để đảm bảo các khu dân cư phải có vỉa hè rộng, thoáng, vệ sinh được đảm bảo.
Trong ngày 31/3 và 1/4, Thứ trưởng Bộ Xây dụng Nguyễn Trần Nam tiếp tục chuyến làm việc tại tỉnh Hậu Giang, Thứ trưởng Nam khẳng định: Chương trình xây dựng cụm – tuyến dân cư vượt lũ tại đây đã mang lại hiệu quả rất cao.
Lãnh đạo tỉnh Hậu Giang báo cáo, qua 6 năm thực hiện chương trình, đến nay Hậu Giang đã có 10 cụm – tuyến dân cư vượt lũ (DCVL) trên với tổng diện tích 62 ha, trong đó: 01 tuyến DCVL và 09 cụm trên 04 địa bàn huyện và 01 cụm tại thị xã. Tổng giá trị hơn 237 tỷ đồng (trừ vốn vay NHCSXH), hiện đã giải ngân được hơn 207 tỷ đồng, đạt 95,5%, với tổng số nền được phân bổ là 3.707 nền, đến nay đã xây dựng được 2.861 căn (đạt 77,18%).
Ông Nguyễn Liên Khoa – Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang chia sẻ, 6 năm thực hiện chương trình, tuy có nhiều thuận lợi nhưng bên cạnh đó cũng còn nhiều khó khăn, hiện tỉnh còn 1 cụm DCVL với 100 nền do bị ảnh hưởng của dự án đường 927C cắt ngang, bên cạnh đó cũng nên có nhiều chính sách hỗ trợ cho bà con trong chương trình, vì đa số người dân sống trong cụm – tuyến DCVL đều có hoàn cảnh khó khăn, chưa có việc làm ổn định.
Một ngôi trường mầm non khá đẹp trong cụm dân cư vượt lũ tại Hậu Giang
Thứ trưởng Nguyễn Trần Nam nhìn nhận: “Chương trình đã mang lại hiệu quả rất tốt về mặt kinh tế – xã hội, ổn định được cuộc sống cho người dân vùng lũ”.
Trung Kiên
Theo Dantri
ĐBSCL: Sau "lũ ngọt" là "hạn mặn"
Trung tuần tháng 3/2015, tình hình khô hạn, nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng các tỉnh ven biển ở ĐBSCL. "Một ngày nào đó, ở hạ lưu ĐBSCL sẽ không có nguồn cung cấp nước ngọt vào mùa khô kiệt" - chuyên gia thủy lợi cảnh báo.
Nhiều địa phương ở ĐBSCL đang xây dựng hệ thống cống ngăn mặn
"Lưỡi mặn quét sâu vào nội đồng"!
Theo Bộ NN-PTNT, mùa khô hạn, ĐBSCL có khoảng 400.000 ha đất sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của khô hạn và mặn xâm nhập. Hiện tại có hàng ngàn héc ta đất sản xuất nông nghiệp có nguy cơ mất trắng và bị thiệt hại nặng. Sau khi tìm ra giải pháp sống chung với lũ, giờ người dân ĐBSCL phải tìm ra phương kế thích hợp để chung sống với "hạn mặn"!
"Độ mặn lớn nhất trong đầu mùa khô năm 2015 cao hơn cùng năm ngoái từ 1-10g/l (1-10) ở nhiều cửa sông ĐBSCL. Theo đó, mùa khô năm nay, dòng chảy về đồng bằng thấp hơn năm ngoái, nên mặn trên sông, kênh ven biển sẽ tăng và lan nhanh" - Tổng cục Thủy lợi nhận định.
Viễn cảnh châu thổ không còn là "túi nước ngọt" rất gần - nhất là trong mùa khô khi "lưỡi mặn" từ biển Đông và biển Tây quét sâu vào đất liền. Lâu nay, các nhà khoa học nhấn mạnh đến tầm quan trọng của vùng ĐBSCL - vùng hạ lưu cuối cùng của sông Mekong trước khi đổ ra biển.
Đây là vùng thu nhập nguồn nước lớn nhất nước, cả từ sông và biển. Nhờ nguồn nước dồi dào, khối lượng phù sa lớn và điều kiện khí hậu tương đối thuận lợi, trong nhiều thập niên qua đây là vựa lúa lớn nhất của cả nước, đóng vai trò then chốt đảm bảo an ninh lương thực và cung ứng nguyên liệu cho xuất khẩu gạo.
Hiện, tài nguyên nước ở ĐBSCL đang bị suy thoái cả về số lượng và chất lượng. Lũ thấp kết hợp với tình trạng không khí nóng làm nguồn nước hiếm hoi, nhiều vùng ven biển bị khô hạn nghiêm trọng, nước mặn từ biển Đông, biển Tây xâm nhập sâu vào đất liền khiến nhiều nơi khó khăn trong cung cấp nước ngọt phục vụ sinh hoạt và sản xuất.
"Hạn hán sẽ kéo dài, nước mặn xâm nhập cao hơn lên thượng nguồn sông Mekong, sông Đồng Nai và sông Sài Gòn. Đặc biệt, mức độ sẽ nghiêm trọng hơn do nước biển dâng và lượng mưa thay đổi" - đây là cảnh báo các nhà khoa học đưa ra cho mùa khô hạn năm 2015. Thực tế, trong những năm gần đây "lưỡi mặn" từ biển Tây đã tràn vào tuyến kinh xáng Xà No, làm tê liệt nguồn cung cấp nước ngọt cho thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) trong mùa khô.
"Xây hồ trữ ngọt"!
Vừa qua, Hậu Giang phải xây dựng nhà máy nước gần Cần Thơ để lấy nguồn nước ngọt cung cấp cho khu vực Vị Thanh. Song "chất lượng nguồn nước mặt ở ĐBSCL ngày càng suy giảm, xâm nhập mặn trên sông Hậu đã tiến sát thành phố Cần Thơ. Nguồn nước mặt ở các tỉnh phía hạ lưu gần như không thể sử dụng cho mục đích cấp nước vì nhiễm phèn và nhiễm mặn" - đây là nhận định của Bộ Xây dựng. Đó cũng là một viễn cảnh tồi tệ cho "túi nước ngọt" ĐBSCL trong tương lai.
Thực tế, chi phí đầu tư lớn khi xây dựng hệ thống cấp nước vùng ĐBSCL, hiệu quả kinh tế ban đầu không cao. Hiện Bộ Xây dựng đang xúc tiến dự án cấp nước vùng liên tỉnh ĐBSCL (Cần Thơ, An Giang, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang). Mục tiêu của dự án là đảm bảo an ninh nguồn nước, an sinh xã hội cho khu vực, cải thiện điều kiện sống và môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân khu vực ĐBSCL.
Theo đó, Bộ Xây dựng dự kiến chọn phương án xây dựng 2 nhà máy nước sông Hậu, mỗi nhà máy có công suất 400.000 m3/ngày; tổng nguồn vốn cần để đầu tư hoàn thiện hệ thống này khoảng 1,67 tỷ USD. ĐBSCL được dự báo chịu tác động lớn của BĐKH, trong đó có vấn đề mực nước biển dâng. Nếu mực nước biển dâng 1m sẽ có 39% diện tích ĐBSCL bị ngập, 35% dân số bị tác động trực tiếp.
Biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt hơn và tác động mạnh, gây ảnh hưởng xấu ở ĐBSCL. Dễ thấy nhất là mực nước lũ ngày càng thấp hơn, điều đó đồng nghĩa với việc trữ nước ngọt trong vùng ngày càng thấp. Ngược lại, mực nước biển ngày càng dâng cao, ranh mặn ngày càng lấn sâu vào nội đồng và ngày càng có nhiều địa phương ghi nhận "lần đầu" nước mặn tràn vào các sông, tiến gần đến các đô thị xưa nay là vùng nước ngọt. Đất nông nghiệp bị khô hạn, xâm nhập mặn gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, người dân thiếu nước ngọt trong sinh hoạt sẽ là hai yếu tố "đe dọa" đến sự phát triển bền vững của khu vực ĐBSCL.
Vĩnh Tường - Phạm Tâm
Theo Dantri
Rắn lục đuôi đỏ nhiều bất thường có thể do lũ lịch sử 2013 Có ít nhất 200 người bị rắn lục đuôi đỏ cắn từ đầu tháng 10 ở Bình Định và Quảng Ngãi. Các chuyên gia nhận định loài rắn này tăng đột biến nhiều khả năng do lũ lịch sử năm trước. Các chuyên gia lấy mẫu vật rắn lục đuôi đỏ ở huyện Mộ Đức (Quảng Ngãi).Ảnh: Trí Tín. Ngày 15/12, Chi cục...