ĐBSCL: Nhà vườn tích cực chuẩn bị ứng phó xâm nhập mặn
Cao điểm hạn mặn sẽ từ 8/2 đến 6/2 năm2021. Hiện nay, chính quyền địa phương và nhân dân ở vùng ĐBSCL đang tích cực thực hiện nhiều giải pháp phòng chống xâm nhập mặn.
Tại Tiền Giang, vùng có diện tích cây ăn trái lớn nhất ĐBSCL với trên 80 nghìn ha. Năm nay, chính quyền địa phương và bà con nông dân đang tích cực trữ nước ngọt phòng chống hạn mặn. Ông Nguyễn Thiện Pháp, Chi cục trưởng Chi cục thuỷ lợi Tiền Giang cho biết: Hiện chúng tôi đã có các phương án phòng chống xâm nhập mặn vào mùa khô sắp đến. Bên cạnh vận hành các cống ngăn mặn thì địa phương cũng đang triển khai đắp các đập tạm, ngăn kênh tích trữ nước ngọt. Dự kiến đắp khoảng 7- 8 đập tạm.
Nông dân trữ nước ngọt chống mặn. Ảnh: Minh Đảm.
Còn tại Vĩnh Long, theo Sở NN-PTNT trong điều kiện hạn, mặn ít gay gắt toàn tỉnh chủ động tưới tiêu 112.855 ha đất nông nghiệp kiểm soát mặn tốt. Tuy nhiên, trong điều kiện hạn, mặn gay gắt như mùa khô năm 2019- 2020, toàn tỉnh có trên 18.000 ha cây trồng bị thiếu nước tưới và khoảng 3.000 ha cây trồng bị nhiễm mặn. Ông Lưu Nhuận, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh cho rằng phải dùng giải pháp công trình để ứng phó xâm nhập mặn. Theo đó, cần phải đê bao khép kín kết hợp với hoàn thiện các công trình cống, đập, bộng để chủ động kiểm soát mặn.
Cụ thể, đối với vùng ảnh hưởng mặn từ phía sông Cổ Chiên, xây dựng cống Vũng Liêm, cống rạch Cái Tôm để ngăn mặn xâm nhập theo hướng sông Cổ Chiên vào các vùng Trung Thành Tây, Quới An và khu vực thị trấn Vũng Liêm (huyện Vũng Liêm). Các công trình này kết hợp với tuyến đê bao ven sông Cổ Chiên, các công trình đã có cống Nàng Âm, cống Cái Hóp để kết hợp ngăn mặn trong thời kỳ độ mặn ở sông Cổ Chiên lên cao (từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm). Bên cạnh đó là việc hoàn thiện các tuyến đê bao ven sông Cổ Chiên và sông Măng Thít, xây dựng các công trình kiểm soát nước dưới các tuyến đê bao, cống, bộng và hoàn thiện hệ thống cống kiểm soát mặn cho khu vực cù lao xã Thanh Bình (Vũng Liêm).
Tại Bến Tre, mùa hạn mặn năm nay, tỉnh chủ động triển khai các giải pháp ứng phó như: phát động nhân dân trữ nước mưa, nước ngọt và thực hiện các giải pháp công trình ngăn mặn. Đến nay, các cống ngăn mặn như: Trung Nhuận, Xẻo Rắn, cống Cây Da và cống Trục kênh 418 đã được thi công hoàn thành có thể khép kín, bảo vệ được cánh đồng 12.000 ha ở huyện Giồng Trôm và một phần của huyện Ba Tri. Bên cạnh đó, một số cống ngăn mặn ở An Hiệp, Sơn Đông thuộc thành phố Bến Tre đã thi công xong và sẵn sàng khép kín khi hạn mặn đến. Tỉnh cũng đã có kế hoạch đắp đập tạm sông Ba Lai khi mặn xâm nhập sâu vào nội đồng.
Video đang HOT
Đắp đập ngăn mặn tại Bến Tre. Ảnh: Minh Đảm.
Ông Huỳnh Quang Đức, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bến Tre thông tin: Năm nay người dân trong tỉnh có những động thái chuẩn bị ứng phó hạn mặn rất tốt. Cụ thể, tại những vùng sản xuất cây ăn trái, ngoài việc mua những túi trữ nước như những năm trước, người dân còn làm các hồ chứa nước để chủ động trong sản xuất cây giống cũng như một số cây đặc sản khác. Thêm vào đó, tại một số vùng, người dân cũng đã có sự chuyển đổi trong cơ cấu giống, mùa vụ.
Một số vùng trồng cây giống, bên cạnh việc đào ao trữ nước, người dân còn được ngành chuyên môn hướng dẫn dịch chuyển mùa vụ thu hoạch, tạo hoa, tạo quả phù hợp với điều kiện xâm nhập mặn bất khả kháng xảy ra.
Rút kinh nghiệm từ những thiệt hại do hạn mặn vừa qua, người dân Bến Tre luôn trong tâm thế sẵn sàng ứng phó sớm trước xâm nhập mặn mùa khô năm 2020-2021. Giải pháp được ưu tiên sử dụng là mua dụng cụ trữ nước ngọt. Ông Nguyễn Chí Tâm, chủ cơ sở Cây giống Tấn Tài tại xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách cho hay, đầu năm 2020, ở Phú Sơn mặn xâm nhập rất nặng nề. Hầu như các hộ sản xuất cây giống đầu phải tốn vài chục đến vài trăm triệu chở nước ngọt tưới cây. Năm nay, cơ sở của anh cũng chuẩn bị dụng cụ chứa nước ngọt. Hiện các hộ sản xuất cây giống ở địa phương đang tích cực đào ao, dùng bạt công nghiệp trải dưới đáy ao để chứa nước ngọt. Với cách làm này, những cơ sở sản xuất cây giống nhỏ cũng trữ được khoảng 200 – 300m3 nước ngọt. Các cơ sở sản xuất lớn trữ được từ 700 – 1.000 m3 nước ngọt phục vụ sản xuất trong các tháng mùa khô.
Mặn ở ĐBSCL lên cao nhất từ ngày 8/2-16/2/2021
Theo bản tin dự báo của Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam: Trung Quốc giảm xả nước từ thủy điện xuống hạ lưu từ ngày 5/1/2021 đến ngày 24/1/2021 để bảo trì lưới điện, lưu lượng xả ra từ thủy điện Cảnh Hồng xuống hạ lưu sẽ giảm xuống còn khoảng 1000 m3/s. Lưu lượng giảm 904 m3/s so với trước đó. Đây được xem là yếu tố bất lợi cho sản xuất trên Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) khi lượng trữ trong Biển Hồ (Tonle Sap) và dòng chảy đến trạm Kratie (Campuchia)-đầu châu thổ Mê Công đang giảm nhanh.
Tại đầu nguồn ĐBSCL, mực nước lớn nhất ngày 07/1 tại trạm Tân Châu đạt 1,65 m (cao hơn 0,52 m so với năm 2016 và cao hơn 0,55 m so với năm 2020). Tại Châu Đốc đạt 1,78 m (cao hơn 0,55 m so với năm 2016 và cao hơn 0,54 m so với năm 2020). Dự báo, nguồn nước mùa khô năm 2020-2021 về vùng ĐBSCL qua trạm Kratie xấp xỉ so với trung bình 10 năm gần đây, lưu lượng bình quân tháng 1/2021 cao hơn so với 2016 và tháng 2 thấp hơn so với 2016.
Người dân lót bạt trữ nước đấy ao dùng cho mùa khô xâm nhập mặn sắp tới. Ảnh: Minh Đảm.
Việc giảm xả thủy điện Trung Quốc với thời gian kéo dài 20 ngày ở tháng 1, sẽ ảnh hưởng đến ĐBSCL vào cuối tháng 1 và đầu tháng 2, dự báo hết ảnh hưởng ra đến biển đến 25/2/2021 và mặn lên cao nhất từ ngày 8/2-16/2/2021, đúng dịp tết Nguyên Đán-Xuân Tân Sửu. Độ mặn 4g/l có thể xâm nhập vào sâu trên dòng chính, các cửa sông Cửu Long từ 50-70km và từ 85- 95km trên sông Vàm cỏ..
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam khuyến cáo, các địa phương vùng ĐBSCL cần chủ động các biện pháp phòng chống hạn mặn này từ bây giờ, như: vận hành hệ thống công trình hợp lý, tăng cường khả năng lấy nước ngay khi có thể, hạn chế tiêu thoát, đảm bảo tích trữ nước trước khi các ảnh hưởng gia tăng từ thượng nguồn về. Đồng thời, giám sát chặt chẽ, thường xuyên xâm nhập mặn để điều chỉnh kế hoạch sản xuất phù hợp với các diễn biến nguồn nước. Việc tăng cường các giải pháp tích nước vào hệ thống kinh, mương, ao, các dụng cụ trữ khác ngay từ bây giờ đến 7/2/2021 rất cần thiết, góp phần hạn chế thiệt hại do đợt mặn tăng cao từ ảnh hường của giảm xả nước hồ chứa phía thượng lưu.
'3 kịch bản' ứng phó với hạn mặn
Theo dự báo của ngành chức năng, năm nay mặn sẽ đến sớm hơn trung bình nhiều năm, ảnh hưởng của hạn mặn sẽ nặng nề hơn.
Hiện các địa phương đã triển khai các biện pháp ứng phó với "3 kịch bản" của hạn mặn (ít gay gắt, gay gắt tương đương và gay gắt hơn mùa khô năm 2019 - 2020) với phương châm hạn chế tối đa thiệt hại cho người dân...
Các ống cống, cửa sông, cửa biển đã được chủ động đóng khi thuỷ triều lên.
Mặn sẽ tấn công mạnh trong mấy ngày Tết nguyên Đán
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam cũng cho biết, hiện lưu vực sông Mê Công đang ở thời kỳ đầu mùa khô năm 2020 - 2021. Nguồn nước mùa khô năm 2020 - 2021 về vùng ĐBSCL thấp hơn đáng kể so với trung bình nhiều năm, chỉ tương đương với các năm có hạn mặn lịch sử 2015-2016 hoặc 2019 - 2020. Vì vậy, mặn hạn ở khu vực này tiếp tục diễn biến phức tạp.
Theo đó, dự báo từ ngày 6 đến 16/2/2021 tức ngày 25 tháng Chạp năm Canh Tý đến mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu (ngay thời điểm vui Tết Cổ truyền-PV) mặn 4g/lít có thể xâm nhập vào sâu trên dòng chính, các cửa sông Cửu Long 50 đến 95 km trên sông Vàm Cỏ. Sẽ có rất nhiều cây trồng cần được cung cấp nước, không chỉ lúa, cây ăn trái vùng ven biển mà trên toàn vùng ĐBSCL, do vậy bà con nông dân phải hết sức lưu ý việc đưa nước vào ruộng, vườn, mương, ao tích trư nước trước thời gian này, vì theo dự báo dòng chảy sông Tiền, sông Hậu sẽ ít nước hơn hàng năm ở thời gian nêu trên.
Hiện ghi nhận ở một số địa phương vùng ĐBSCL, sau khi thông tin mặn bắt đầu xâm nhập, các cửa sông, cửa biển đã được theo dõi chặt và đóng, mở theo quy luật của thuỷ triều. Phòng NNPTNT huyện Long Phú (tỉnh Sóc Trăng) đã có báo cáo nhanh, độ mặn ghi nhận vào sáng 11/1 tại các cửa sông, cống ở đây bắt đầu tăng. Cụ thể, tại bến phà Đại Ân là 6,5 , cống Bà Xẫm 3,2 , cống Cái Oanh 0,8 , cống Cái Xe 0,4 ...
Ông Lâm Văn Vũ, Trưởng phòng NNPTNT huyện Long Phú cho biết, để ứng phó với đợt mặn tấn công trong những ngày tới, địa phương đã triển khai đóng tất cả các cống để giữ nước ngọt bên trong. Mặc dù tình hình xâm nhập mặn đến muộn hơn mùa khô năm 2020, tuy nhiên diễn biến hạn mặn của năm nay dự báo vẫn khó lường nên bà con không được chủ quan.
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam khuyến cáo, các địa phương nên chủ động các biện pháp phòng chống hạn mặn từ bây giờ; Vận hành hệ thống công trình hợp lý, tăng cường khả năng lấy nước ngay khi có thể, hạn chế tiêu thoát, đảm bảo tích trữ nước trước khi ảnh hưởng gia tăng từ hượng nguồn về. Đồng thời tăng cường công tác giám sát mặn, cập nhật các bản tin dự báo thường xuyên để điều chỉnh kế hoạch phù hợp với các diễn biến nguồn nước. Việc tăng cường các giải pháp tích nước vào hệ thống kênh, mương, ao, các dụng cụ trư khác ngay từ bây giờ đến ngày 7/2/2021 sẽ hạn chế thiệt hại đợt hạn mặn tăng cao do ảnh hưởng của giảm xả nước hồ chứa phía thượng lưu.
Sẵn sàng ứng phó với "3 kịch bản"
3 kịch bản mà các địa phương xây dựng và đưa ra các phương án đối phó là (ít gay gắt, gay gắt tương đương và gay gắt hơn mùa khô năm 2019 - 2020). Các tỉnh như Long An, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, cũng dự báo năm 2021 là năm mặn hạn cao. Cần chủ động có phương án tích trữ nước ngay trong lúc nguồn nước chưa bị ảnh hưởng bởi mặn để bảo vệ tốt vườn cây trái, hoa màu và giữ nước sinh hoạt.
Để chủ động ứng phó với hạn hán, xâm nhập mặn và các tác động của biến đổi khí hậu gây ra trong mùa khô năm nay, Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu đã phối hợp với các ngành, địa phương khẩn trương xây dựng và tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kịch bản phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2020 - 2021 với 3 kịch bản. Sự chủ động này đã từng giúp Bạc Liêu thực hiện thắng lợi các giải pháp ứng phó hạn hán, xâm nhập mặn trong năm qua và trở thành địa phương có mức độ thiệt hại thấp nhất khu vực ĐBSCL.
Bạc Liêu đã chủ động giảm thấp nhất các thiệt hại có thể xảy ra, theo đó diện tích sản xuất lúa đông xuân của Bạc Liêu sẽ giảm 3.400ha ở các nơi có nguy cơ thiếu nước ngọt. Trong trường hợp khẩn cấp, toàn tỉnh sẽ tiến hành đắp hệ thống 380 đập tạm để tổ chức bơm chuyền trữ nước ngọt cho vụ lúa đông xuân và dự kiến đầu tháng 3/2021.
Về đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho người dân nông thôn, hiện ngành Nông nghiệp và các ngành, địa phương đang tiếp tục huy động nguồn vốn để xây dựng các trạm cấp nước tập trung ở khu vực nông thôn để cấp nước sạch cho người dân và hạn chế tình trạng khoan giếng tự phát, góp phần bảo vệ nguồn nước ngầm. Tổ chức kiểm tra lại toàn bộ các trạm cung cấp nước, số hộ có khả năng thiếu nước sinh hoạt, xây dựng phương án, kế hoạch kinh phí cụ thể để đầu tư hệ thống cấp nước tập trung, khoan bổ sung hoặc kéo dài đường ống cấp nước... đảm bảo cung cấp đủ nước sinh hoạt cho người dân trong mùa khô 2020 - 2021.
Bên cạnh đó, Bạc Liêu sẽ phối hợp với tỉnh Sóc Trăng, Cà Mau trong công tác đo đạc, quan trắc, thông tin tình hình xâm nhập mặn và vận hành hệ thống cống (khi có nước ngọt trên kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp thì mở cống ở Sóc Trăng và Bạc Liêu để lấy nước ngọt, khi mặn thì đóng các cống không cho mặn xâm nhập vào vùng ngọt ổn định của 2 tỉnh; các cống ở tỉnh Cà Mau đóng, mở như các cống Giá Rai, Hộ Phòng ở tỉnh Bạc Liêu). Vì vậy, bà con nông dân cần nắm bắt thông tin vận hành cống, chủ động củng cố bờ bao và kịp thời bơm trữ nước ngọt trước khi nước mặn xâm nhập.
Nỗi đau Trà Leng: Cảnh báo sạt lở được không? Sau khi xác định nguyên nhân vụ sạt lở ở Trà Leng (Quảng Nam), Viện Khoa học Thủy lợi miền Trung - Tây Nguyên vừa đưa ra một số khuyến cáo đối với cơ quan chức năng và người dân Người thân dõi theo cuộc tìm kiếm của lực lượng chức năng tại hiện trường vụ sạt lở xã Trà Leng, huyện Nam...