ĐBSCL: Lốc xoáy tiếp tục tàn phá, lũ vượt mức báo động 2
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương, mực nước trên sông Tiền, sông Hậu ở một số tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ,… đã vượt mức báo động 2. Ngoài ra, lốc xoáy tiếp tục tàn phá tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng gây thiệt hại hàng tỷ đồng.
Cụ thể, mực nước trung, hạ lưu sông Mê Kông, đầu nguồn sông Cửu Long đang lên, hạ nguồn biến đổi chậm theo triều. Trong những ngày này, mưa lớn kết hợp với triều cường đã gây ngập cục bộ tại nhiều thành phố. Riêng một số khu vực trồng lúa, trồng cây ăn quả, nuôi cá,… ở cặp sông Tiền, sông Hậu, như các huyện, Bình Tân (Vĩnh Long); Lai Vung (Đồng Tháp),… đang bị nước lũ đe doạ. Nhiều địa phương khác thuộc thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng, Vĩnh Long… nông dân đang đối mặt với tình trạng lúa bị đổ do mưa gió khiến chi phí thu hoạch tăng đáng kể.
Song song với công tác giúp người dân khắc phục hậu quả do lốc xoáy, Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão các tỉnh ĐBSCL đang tích cực công tác gia cố đê bao để bảo vệ diện tích lúa vụ 3 và vườn cây ăn trái.
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thuỷ văn quốc gia trong những ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên chậm, vùng Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên xuống theo triều. Đến ngày 27/9, mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 3,65m; tại Châu Đốc ở mức 2,9m.
Video đang HOT
Trong lúc mực nước lũ đang dâng cao, liên tiếp mấy ngày qua lốc xoáy tiếp tục tàn phá một số tỉnh ĐBSCL làm sập và tốc mái hàng trăm nhà dân, nhưng nặng nhất là tỉnh Kiên Giang và Sóc Trăng.
Cụ thể, tại Kiên giang, theo thống kê chưa đầy đủ đến chiều nay trên địa bàn 5 huyện Hòn Đất, Tân Hiệp, U Minh Thượng, An Minh và Vĩnh Thuận,… giông lốc đã làm 85 căn nhà bị sập hoàn toàn, 149 căn tốc mái, 5 tàu cá bị chìm và 3 người bị thương, ước thiệt hại hơn 2 tỷ đồng.
Tại Sóc Trăng, tính đến ngày 23/9 trên địa bàn lốc xoáy đã làm hơn 140 căn nhà bị thiệt hại, trong đó có 36 căn bị sập hoàn toàn, còn lại là tốc mái và xiêu vẹo do gió lốc xảy ra tại địa bàn 5 xã Mỹ Quới, Long Bình, Tân Long, Long Tân và Mỹ Bình của huyện Ngã Năm. Ngoài ra, lốc xoáy cũng đã làm gãy đổ nhiều cột điện, cây cối, hoa màu của người dân, hư hỏng nặng 3 điểm trường. Ước thiệt hại 1,5 tỉ đồng.
Theo Dantri
Khởi công xây dựng cầu dây văng dài và lớn nhất Việt Nam
Ngày 10/9, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng chính thức phát lệnh khởi công cầu Vàm Cống thuộc dự án Kết nối khu vực trung tâm Đồng bằng sông Cửu Long, tại huyện Lấp Vò, Đồng Tháp.
Sáng 10/9, tại tỉnh Đồng Tháp, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) phối hợp với UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ khởi công xây dựng cầu Vàm Cống. Đến dự có Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Vĩnh Trọng cùng lãnh đạo một số bộ, ngành và các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Cầu Vàm Cống bắc qua sông Hậu (thuộc địa phận huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp và quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ), cách bến phà Vàm Cống hiện hữu khoảng 2,5km về phía hạ lưu và cách cầu Cần Thơ khoảng 48km về phía thượng lưu. Tổng chiều dài cầu là 2.970m với kết cấu nhịp cầu dây văng, hai mặt dây.
Thử tướng Nguyễn Tấn Dũng chính thức phát lệnh khởi công xây dựng cầu Vàm Cống nối liền Cần Thơ và Đồng Tháp
Cầu Vàm Cống có 4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ, dải phân cách, dải an toàn, vận tốc thiết kế 80km/giờ. Quy mô mặt cắt ngang cầu (cầu chính và cầu dẫn) là 24,5m. Cầu chính là cầu dây văng có khẩu độ nhịp chính dài 450m. Tổng chiều dài cầu dẫn phía Đồng Tháp và Cần Thơ gần 2km.
Tổng mức đầu tư dự án là 5.687 tỷ đồng. Dự kiến thời gian hoàn thành dự án là 48 tháng. Đây là dự án giao thông quan trọng thuộc Dự án Kết nối khu vực Đồng bằng Mê Kông. Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, dự án sẽ kết nối mạng lưới giao thông khu vực ĐBSCL, đảm bảo giao thông thông suốt liên tục tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung.
Phát biểu tại buổi lễ khởi công, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: "Bộ GTVT tiếp tục đôn đốc, giám sát các doanh nghiệp, nhà thầu thực hiện đúng tiến độ dự án. Đồng thời, bảo đảm chất lượng, an toàn lao động. Các bộ, ngành liên quan, UBND tỉnh Đồng Tháp và TP Cần Thơ phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo an ninh trật tự trong quá trình thực hiện dự án cũng như kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh nếu có. Thời gian tới, các địa phương trong vùng ĐBSCL cần tiếp tục quan tâm huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là hạ tầng GTVT".
Dự án cầu Vàm Cống được đầu tư bằng nguồn vốn vay của Chính phủ Hàn Quốc thông qua Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF). Đây là dự án góp phần hoàn thiện mạng lưới đường bộ, thúc đẩy phát triển kinh tế và củng cố an ninh quốc phòng của khu vực Tây Nam bộ.
Nguyễn Hành
Theo Dantri
Thanh niên ôm cụ già, diễn trò "mẹ bị ung thư" để xin tiền Nam thanh niên vô cùng mạnh khỏe "đu bám" một phụ nữ lớn tuổi cùng diễn trò "mẹ mắc bệnh ung thư" nhằm lừa đảo xin tiền khách qua đường. Khoảng 20h ngày 12/8, nhiều người lưu thông trên tuyến đường Nguyễn Văn Cừ (đoạn trước cổng trường Đại học Khoa học tự nhiên), phường 4, quận 5, TPHCM nhìn thấy môt cảnh...