ĐBSCL: Khẩn trương tiêu thoát nước, cứu lúa bị ngập úng
Ngày 20-10, ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, đã trực tiếp khảo sát và chỉ đạo vận hành các cống ngăn mặn dọc quốc lộ 1A, nhằm tiêu úng cho hàng chục ngàn hécta lúa hè thu trong giai đoạn thu hoạch và trà lúa thu đông vừa xuống giống bị ngập.
Ngày 20-10, ông Dương Thành Trung, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, đã trực tiếp khảo sát và chỉ đạo vận hành các cống ngăn mặn dọc quốc lộ 1A, nhằm tiêu úng cho hàng chục ngàn hécta lúa hè thu trong giai đoạn thu hoạch và trà lúa thu đông vừa xuống giống bị ngập.
Theo ông Trung, việc điều tiết nước phải thực hiện ngay, bởi hiện nay đã bớt mưa, đợt triều cường cũng qua đỉnh; vì vậy cần phải mở tối đa các cống thoát nước. Cụ thể, mỗi ngày nếu mở được từ 4 – 6 giờ, với hệ thống trên 20 cống thì sẽ tiêu được lượng nước đáng kể. Toàn tỉnh Bạc Liêu có gần 20.000 ha lúa bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau; trong đó trà lúa thu đông xuống giống bị thiệt hại hơn 7.000 ha. Nhiều cánh đồng ngập trắng nước, trong khi mực nước dưới kênh khá cao, nên việc bơm tát khó khăn. Chỉ có vận hành mở đồng loạt hệ thống cống dọc quốc lộ 1A thì mới nhanh chóng tiêu úng được.
Nhiều diện tích lúa ở ĐBSCL bị ngập úng, cần nhanh chóng bơm, tiêu thoát nước để cứu lúa
Tại Cà Mau, các đơn vị chức năng vận động người dân chủ động bơm tát nước bảo vệ sản xuất. Huyện Trần Văn Thời đang vận hành hết công suất 5 trạm bơm, 28 cống tiêu thoát nước, huy động 41 máy gặt đập liên hợp, 29 máy suốt, cùng lực lượng giúp dân thu hoạch lúa. Ở Kiên Giang, Sóc Trăng… cũng tập trung bơm tát, vận hành các cống thủy lợi nhằm tiêu thoát nước, cứu lúa bị ngập úng kéo dài.
Video đang HOT
*Chiều 20-10, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay thiên tai đã làm thiệt hại trên địa bàn tỉnh khoảng 7,1 tỷ đồng tăng hơn 2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.
Nông dân Hậu Giang tranh thủ thu hoạch lúa bị đổ ngã
Theo đó, những ngày qua do ảnh hưởng mưa lớn liên tục làm cho 9.700 ha lúa thu đông bị đổ ngã, ngập úng. Mưa lớn, làm triều cường các sông, kênh rạch dâng cao, gây ngập úng cục bộ cho các vườn cây ăn trái với hơn 304 ha. Có hơn 26 ha mía bị đổ ngã, 1.062 ha mía bị ngập từ 5 – 30 cm, những diện tích mía này đang giai đoạn sắp thu hoạch. Theo ghi nhận có 333 ha rau màu bị ngập úng cục bộ, ước tỷ lệ thiệt hại từ 5 – 30%. Đáng lo ngại là tình trạng sạt lở diễn biến phức tạp; đến thời điểm này ở Hậu Giang xảy ra 47 điểm sạt lở, với chiều dài 1.210 m, diện tích mất đất 5.825 m 2… Trước tình hình phức tạp của thiên tai và hiện đang vào mùa mưa bão, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang, yêu cầu các huyện, thị xã, thành phố, tăng cườngkiểm tra, rà soát thiệt hại; chỉ đạo UBND cấp xã có nhà sập và nhà tốc mái điều động lực lượng giúp người dân khắc phục, dọn dẹp, hỗ trợ bà con bị thiệt hại ổn định cuộc sống…
Quảng Bình hoãn Đại hội Đảng để tập trung khắc phục hậu quả lũ lụt
Trước tình hình mưa lũ đặc biệt nghiêm trọng trên địa bàn, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình đã quyết định hoãn tổ chức Đại hội để tập trung ứng phó mưa lũ.
Ngày 19/10, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Bình thông báo, do mưa lũ diễn biến rất phức tạp nên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh quyết định hoãn tổ chức Đại hội Đảng bộ tỉnh để tập tung ứng phó với mưa lũ. Thời gian tổ chức Đại hội sẽ có thông báo sau.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm PTDS tỉnh Quảng Bình cho biết do mưa lớn, sáng 19/10, mực nước trên sông Kiến Giang tại Lệ Thủy là 4,88 m, trên mức BĐ III 2,18 m (trên lũ lịch sử năm 1979 là 0,97 m). Tình trạng ngập lụt nghiêm trọng diễn ra trên diện rộng ở hạ lưu các sông và vùng trũng thấp tất cả các huyện.
Mưa lớn đã khiến nước lũ các sông dâng lên nhanh đã làm ngập 71.155 nhà nhà ngôi nhà. Trong đó, huyện Lệ Thủy khoảng 30.000 nhà, huyện Quảng Ninh 13.067 nhà, huyện Bố Trạch 9.872 nhà, huyện Minh Hóa 1.080 nhà, huyện Tuyên Hóa 3.482 nhà, thị xã Ba Đồn 22.032 nhà, TP. Đồng Hới 1.239 nhà, huyện Quảng Trạch 3.833 nhà.
Quảng Bình di dời người dân khỏi nơi ngập lụt.
Do nước lũ lên nhanh nên nhiều thôn, bản bị chia cắt, cô lập tăng liên tục, cụ thể: Huyện Quảng Ninh có 64 thôn/11 xã; huyện Tuyên Hóa có 23 thôn, bản/10 xã; huyện Bố Trạch có 37 thôn, bản; huyện Minh Hóa có 17 bản/3 xã.
Tính đến sáng ngày 19/10, các lực lượng đã di dời 8.229 hộ dân, trong đó: Huyện Bố Trạch 2.770 hộ, thị xã Ba Đồn 2.459 hộ, huyện Quảng Ninh 1.500 hộ, huyện Lệ Thủy 955 hộ...
Mưa lũ đã làm 3 người chết trong lúc di chuyển tránh lũ bị lật đò, 4 người bị thương.
Sở GTVT Quảng Bình cho biết, mưa lớn làm toàn tuyến Quốc lộ 1 đã đóng đường, không lưu thông, nguy cơ sụt trượt tại các đoạn tuyến khu vực miền núi khá cao, nhất là các vị trí đã sụt trượt trước đó. Các vị trí ngầm tràn bị ngập, nước chảy xiết nguy hiểm...
Hiện Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã điều 13 thuyền, 4 ô tô kéo và hàng trăm chiến sỹ tham gia ứng cứu, khắc phục hậu quả; Bộ chỉ huy Bộ đội Biên Phòng tỉnh đã triển khai 3 tổ công tác với 5 xuồng cao tốc lên cứu trợ cho huyện Quảng Ninh, Lệ Thủy, Minh Hóa.
Công an tỉnh chủ động thành lập các tổ công tác trực ứng phó với mưa lũ, sẵn sàng tăng cường cho công an các địa phương trong công tác cứu hộ, cứu nạn.
Cà Mau: Bộ đội, dân quân giúp dân "chạy lúa" Sau những trận mưa liên tiếp, nhiều cánh đồng lúa ở vùng ngọt hóa huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) chìm trong biển nước. Lực lượng bộ đội, dân quân cùng người dân đã ngâm mình dưới nước hàng giờ để thu hoạch lúa. Mưa lớn kéo dài khiến nhiều diện tích lúa hè thu ở huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) chìm...