ĐBSCL gồng mình chống hạn mặn
Xâm nhập mặn ĐBSCL năm nay xảy ra sớm và nghiêm trọng hơn so với trung bình nhiều năm. Ngay từ giữa tháng 12-2019 đã xuất hiện xâm nhập mặn cao đột biến ở nhiều cửa sông (ranh mặn 4 ở sông Hàm Luông cao nhất đến 57km, cao hơn cùng kỳ năm 2015 là 17km).
Cống đập Ba Lai góp phần giảm độ mặn cho đồng ruộng Bến Tre. Ảnh: Hoàng Trung
Xâm nhập mặn lan ra 10 tỉnh
Nguy cơ xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 74/137 huyện, thị xã thuộc 10/13 tỉnh trong khu vực (trừ Đồng Tháp, An Giang và Cần Thơ). Nhiều diện tích sản xuất nông nghiệp sẽ có nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước và nhiễm mặn. Nguồn nước sinh hoạt cho người dân cũng có nguy cơ bị thiếu hụt. Theo dự báo, có khoảng 136.000 ha diện tích cây ăn quả bị ảnh hưởng của hạn hán, xâm nhập mặn; 120.800 hộ thiếu nước sinh hoạt, nhất là tại Bến Tre với khoảng 36.800 hộ, Long An 32.400 hộ và Sóc Trăng 24.400 hộ.
Vụ lúa tôm năm nay ở Cà Mau, nhiều hộ dân sản xuất lúa cao sản ngắn ngày thì phấn khởi, còn ngược lại làm lúa mùa thì buồn. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Cà Mau, tổng diện tích bị thiệt hại do hạn mặn, xâm nhập đến cuối năm 2019 là trên 16.000 ha trong đó, thiệt hại từ 30% đến 70% trên 3.700 ha, thiệt hại trên 70% gần 13.000 ha.
Tại Bến Tre, nước mặn xâm nhập sâu vào các tuyến sông tại huyện Chợ Lách khiến nhiều nông dân không kịp trữ nước ngọt để tưới cây. Ông Nguyễn Văn Nhiên (xã Tân Thiềng, huyện Chợ Lách) cho biết: “Bình thường mọi năm sau Tết Nguyên đán nước mặn mới xâm nhập đến các tuyến sông nhưng năm nay bất ngờ đến sớm nên bà con không kịp đề phòng đóng các cống hay trữ nước ngọt trong mương vườn để sử dụng”. Xã Tân Thiềng có 8 tuyến sông dùng để trữ nước ngọt đã bị nhiễm mặn do không kịp đóng cống. Hiện tại, toàn xã có 1.538 ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó 80% là cây giống, cây ăn quả và hoa kiểng đang bị ảnh hưởng và có nguy cơ mất trắng do nước mặn. Trong đó, diện tích hoa kiểng phục vụ Tết Canh Tý có nguy cơ bị thiệt hại cao nhất do rất mẫn cảm với nước mặn và nhu cầu nước tưới lớn, phải tưới mỗi ngày.
Nỗ lực phòng chống
Hiện tại, ĐBSCL đang canh tác vụ lúa mùa, vụ Thu Đông 2019 và Đông Xuân 2019-2020, với gần 2,5 triệu ha. Theo Bộ NN-PTNT, việc chủ động bố trí thời vụ xuống giống sớm, linh hoạt cho những vùng ảnh hưởng của xâm nhập mặn tại các tỉnh ven biển bảo đảm thuận lợi hơn cho việc cung cấp đủ nguồn nước tưới, tránh thời gian xâm nhập mặn lên cao, hạn chế thấp nhất thiệt hại do hạn, mặn gây ra.
Trước ảnh hưởng của hạn, mặn, Bộ NN-PTNT đã tổ chức theo dõi, giám sát, dự báo tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn liên tục từ tháng 6-2019 để chủ động chỉ đạo các giải pháp ứng phó. Trong đó, chủ động thời vụ hợp lý, chuyển đổi khung thời vụ, khuyến cáo sử dụng các giống tốt, năng suất cao, chịu hạn, mặn tốt vừa bảo đảm yếu tố kinh tế và giảm nguy cơ thiếu nước cuối vụ. Bên cạnh đó, hiện nay, Bộ NN-PTNT cũng đang triển khai nhiều giải pháp công trình để chủ động kiểm soát xâm nhập mặn tốt hơn. Đồng thời, đã đẩy nhanh tiến độ thi công một số công trình để kịp đưa vào phục vụ trong mùa khô năm 2019-2020; chủ động trữ nước ngọt tại các hệ thống thuỷ lợi, kênh rạch,…; phối hợp với các doanh nghiệp để sản xuất các thiết bị tích trữ nước, lọc nước cho người dân.
Theo UBND tỉnh Tiền Giang, nếu hạn mặn tiến triển theo hướng cực đoan trong thời gian tới, Tiền Giang sẽ làm đập tạm thời để lấp cống Tân Thành, trữ nước ngọt cung cấp cho khoảng 800.000 dân phía Đông của tỉnh. Tại Bến Tre, Sở NN-PTNT phối hợp với các đơn vị liên quan cho đóng khoảng 14 cống trên tuyến thủy lợi Bắc Bến Tre, nạo vét hồ Sơn Đông và đưa vào khai thác một số hồ thủy lợi khác. Tại Vĩnh Long, Trà Vinh dự án xây dựng 3 cống ngăn mặn, trữ ngọt: Tân Dinh, Bông Bót và Vũng Liêm.
Ngay giữa tháng 1-2020, toàn hệ bộ Cống Bông Bót sẽ được đưa vào vận hành, kiểm soát mặn và triều cường, tạo ra nguồn nước sạch, tiêu úng, cải tạo đất cho 28.459 ha diện tích đất tự nhiên thuộc các huyện Vũng Liêm, Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long và huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh. Hiện tuyến đê sông Hàm Luông và 17 cống trên tuyến đê vẫn đang triển khai thi công. Dự án hệ thống thủy lợi Bắc Bến Tre có quy mô bao gồm 26 km đê bao sông Tiền, 9,6km đê bao sông Hàm Luông và xây dựng 38 cống hở, để cùng với tuyến đê biển Ba Tri, Bình Đại tạo thành hệ thống đê khép kín, kiểm soát mặn, giữ ngọt cho 139.000 ha diện tích đất tự nhiên vùng Bắc Bến Tre (các huyện Bình Đại, Châu Thành, Giồng Trôm, Ba Tri và TP Bến Tre). Hiện tại các công trình đã hoàn thành, góp phần kiểm soát mặn cho diện tích khu vực Bắc Bến Tre phần giáp sông Tiền cho 80.000 ha diện tích vùng dự án.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Bảo đảm đủ nước sinh hoạt và sản xuất, ứng phó hiệu quả với hạn mặn
Ngày 3-1, Bộ NN-PTNT tổ chức hội nghị Phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn, đảm bảo sản xuất nông nghiệp và dân sinh khu vực ĐBSCL mùa khô năm 2019-2020 tại Bến Tre. Đến dự và kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh các bộ ngành và tỉnh thành ĐBSCL phải bảo đảm đủ nước sinh hoạt và sản xuất, ứng phó hiệu quả với hạn mặn. Tập trung chăm lo, bảo đảm cho đời sống của người dân với phương châm là không được để người dân bị thiếu nước sinh hoạt và không để bùng phát dịch bệnh do hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài. Chủ động xây dựng phương án bảo đảm nguồn nước sinh hoạt cho người dân trên địa bàn; có các biện pháp tích trữ nước cho sinh hoạt; chủ động có các giải pháp cụ thể, phù hợp với từng địa phương để duy trì sản xuất, giảm thiểu thiệt hại, bảo vệ sản xuất; tăng cường kết nối, mở rộng mạng lưới cấp nước đô thị sang khu vực nông thôn lân cận.
Bộ NN-PTNT phối hợp với từng địa phương để tiếp tục điều chỉnh cơ cấu mùa vụ, cây trồng, giống phù hợp với tình hình sản xuất vụ đông xuân; gia cố đê bao, bờ bao, bảo vệ vùng cây ăn trái tập trung để ngăn ngừa xâm nhập mặn; tổ chức nạo vét các cửa lấy nước, cống, hệ thống kênh mương; chủ động tích nước trong các hồ chứa, đầm, ao, vùng trũng thấp, kênh rạch, đoạn sông/kênh cụt để sử dụng trong giai đoạn cao điểm hạn hán, xâm nhập mặn; lắp đặt và vận hành các trạm bơm dã chiến, đào ao, giếng, đắp đập tạm để trữ nước và ngăn mặn.
Về lâu dài, Bộ NN- PTNT và các địa phương vùng ĐBSCL cần tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, trong đó tập trung chuyển đổi sản xuất theo tinh thần Nghị quyết 120 của Chính phủ về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu. Trên cơ sở tái cấu trúc, tập trung lập quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn 2045, từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện quy hoạch, xác định rõ cơ cấu nguồn vốn, công trình, dự án ưu tiên đầu tư, đặc biệt là các công trình tích trữ nước ngọt, điều khối, điều tiết ngăn mặn, giữ nước ngọt trên cơ sở quy hoạch thủy lợi; các dự án cấp nước đô thị và nông thôn, đặc biệt là cho các vùng ven biển.
Video đang HOT
NHÓM PV
Theo SGGP
Toàn bộ Đồng bằng sông Cửu Long đã bị xâm nhập mặn
Nếu tốc độ xâm nhập mặn vẫn tiếp diễn như hiện nay, trong 3 năm tới, nền nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể sẽ bị kiệt quệ; đất nông nghiệp, lương thực trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn.
Đến trung tuần tháng 3, toàn bộ 13/13 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã bị nước mặn xâm nhập, trong đó có nhiều tỉnh bị mặn xâm nhập nặng nề như Bến Tre, Cà Mau, Kiên Giang... Riêng tại tỉnh Bến Tre, toàn tỉnh chỉ còn 4 xã tại địa bàn huyện Chợ Lách là chưa bị nước mặn xâm nhập.
Mức độ xâm nhập mặn tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long vào sâu khu vực nội đồng dao động ở mức 40-60 km, với tỉ lệ độ mặn từ 1-3 phần nghìn, có nơi lên đến 5-6 phần nghìn và dự báo sẽ còn tăng cao, kéo dài cho đến tháng 5.
Thành phố Cần Thơ trước đây chưa bao giờ bị xâm nhập mặn, thì từ đầu tháng 3 đến nay, nước mặn đã xâm nhập đến quận Cái Răng, với độ mặn dao động từ 1-2 phần nghìn.
Tại Cái Răng (Cần Thơ), theo quy định, các nhà máy xử lý nước sinh hoạt sẽ không được lấy nước để xử lý, vì nước mặn đã vượt mức quy chuẩn dưới 0,75 phần nghìn.
Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, hiện nay và dự báo trong thời gian tới, thời tiết nắng nóng nên nhu cầu sử dụng nước ngọt tưới cho sản xuất nông nghiệp lớn; đồng thời lượng bốc hơi cao, nước ngọt hao phí tự nhiên lớn.
Do các yếu tố trên, kết hợp với những ngày triều cường, gió chướng mạnh, nên xâm nhập mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long đã, đang và sẽ diễn ra nhiều bất lợi cho sản xuất và nguồn nước phục vụ sinh hoạt.
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam dự báo, một số khu vực tại Đồng bằng sông Cửu Long từ nay đến tháng 5 khi có gió chướng cấp 5-6 trở lên độ mặn sẽ tăng cao. Nếu tháng 5 có mưa tại Đồng bằng sông Cửu Long và lưu vực sông Mekong thì độ mặn sẽ giảm nhiều so với dự báo.
Các chuyên gia cho biết, nếu tốc độ xâm nhập mặn vẫn tiếp diễn như hiện nay, trong 3 năm tới, nền nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể sẽ bị kiệt quệ; đất nông nghiệp, lương thực trở nên khan hiếm và đắt đỏ hơn.
Và Đồng bằng sông Cửu Long sẽ giảm bớt diện tích nông nghiệp, giảm diện tích đất trồng cỏ cho gia súc, giảm phát triển chăn nuôi gia súc; đồng thời sẽ tăng nhập khẩu thức ăn chăn nuôi. Nền nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long sẽ co hẹp đáng kể.
Trước tình hình hạn hán và ngập mặn nghiêm trọng tại Đồng bằng sông Cửu Long, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã đưa ra và thực hiện nhiều giải pháp ứng cứu trước mắt cũng như lâu dài.
Nhiều hội thảo và tọa đàm cũng đã được tổ chức nhằm cung cấp, trao đổi các thông tin, báo cáo khoa học xoay quanh vấn đề hạn, mặn đang diễn ra khốc liệt, cũng như thích nghi với tình trạng này tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Nguồn: Cổng thông tin điện tử Chính phủ
Theo tuoitre.vn
Người dân Hải Phòng hoang mang vì nước sinh hoạt mặn bất thường Hàng chục nghìn hộ dân thuộc nhiều quận huyện của TP. Hải Phòng đang rất hoang mang vì nguồn nước sạch được Công ty Cổ phần Cấp nước Hải Phòng cung cấp nhiều ngày gần đây có vị mặn bất thường. Nước mặt sông Đuống 'chen ngang' các vùng quy hoạch cấp nước cũ Trao đổi với Tiền Phong chị N. B. H....