ĐBSCL: Đẩy nhanh xuống giống lúa đông xuân để né hạn mặn
Dự báo hạn mặn về sớm và diễn biến phức tạp nên Bộ NN-PTNT yêu cầu các địa phương ven biển như Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu, Tiền Giang, Sóc Trăng… xuống giống sớm.
Ngày 1-12, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) cho biết, hiện nay các tỉnh ĐBSCL bước vào cao điểm xuống giống hơn 1,55 triệu ha lúa đông xuân năm 2019-2020, với sản lượng ước khoảng 10,7 triệu tấn. Dự báo hạn mặn về sớm và diễn biến phức tạp nên Bộ NN-PTNT yêu cầu các địa phương ven biển như Kiên Giang, Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu, Tiền Giang, Sóc Trăng… xuống giống sớm.
Những ngày qua, nhiều nông dân ĐBSCL đã cơ bản xuống giống xong đợt 1 và đợt 2 với diện tích 1-1,2 triệu ha; hiện đang khẩn trương xuống giống đợt 3 từ nay đến cuối tháng 12-2019 cho những diện tích còn lại.
Video đang HOT
Theo tính toán, trong 937.000ha lúa đông xuân ở các tỉnh ven biển thì có hơn 55.000ha có nguy cơ bị hạn mặn đe dọa. Cục Trồng trọt khuyến nghị, nông dân cần chọn giống ngắn ngày, sạ sớm và theo dõi chặt diễn biến hạn mặn để ứng phó kịp thời.
Tổng cục Thủy lợi cũng lưu ý, do năm nay đỉnh lũ thấp nên khả năng mặn xuất hiện sớm hơn trung bình nhiều năm 1-2 tháng. Dự báo, tháng 12-2019, ranh mặn 4g/lít xâm nhập vào đất liền 20-30km; sang tháng 1 và tháng 2-2020, ranh mặn 4g/lít lấn sâu vào đất liền 40-67km, cao hơn 15km so trung bình nhiều năm. Đây là phạm vi ảnh hưởng đến khả năng lấy nước của các công trình thủy lợi. Đến tháng 3-2020, tùy thuộc vào lượng nước điều tiết từ các hồ chứa ở thượng nguồn sông Mê Công, mặn có thể giảm.
NGUYỄN THANH
Theo SGGP
Khẩn trương chống mưa bão và kiểm soát dịch bệnh tại Trung bộ
Theo cập nhật cảnh báo từ Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, hiện nay vùng áp thấp ở biển Đông đang có xu hướng phát triển lên thành áp thấp nhiệt đới, sau đó tiếp tục phát triển thành bão, di chuyển về phía đất liền Trung bộ trong khoảng ngày 8 đến 9-11.
Trong khi đó, tại Trung bộ, hiện đang tồn tại 1 dải hội tụ nhiệt đới hoạt động nối với vùng áp thấp ở giữa biển Đông. Trước khi áp thấp mạnh lên thành bão thì dải hội tụ nhiệt đới đang gây mưa gió tại nhiều nơi ở Trung bộ. Theo ghi nhận ngày 4-11, ở các tỉnh từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Thuận đã có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to. Trung tâm nhận định, từ ngày 5 đến 10-11, mưa lớn ở các tỉnh Trung Trung bộ và Nam Trung bộ có diễn biến rất phức tạp.
Ngày 4-11, Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN-PTNT đã có công điện hỏa tốc gửi giám đốc các Sở NN-PTNT: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận; giám đốc các ban quản lý đầu tư và xây dựng thủy lợi 5, 6... đề nghị kiểm kê lượng nước trữ trong các hồ chứa để cập nhật danh sách công trình xung yếu, hồ chứa đã trữ đầy nước. Để bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và phòng chống ngập lụt, úng, giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra cho sản xuất nông nghiệp, dân sinh. Chủ động triển khai thực hiện phương án bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và phòng chống, khắc phục hậu quả của ngập lụt, úng cho cây trồng do ảnh hưởng của mưa lớn...
Không chỉ áp lực về thời tiết, hiện một số địa phương còn đứng nguy cơ dịch bệnh bùng phát, nghiêm trọng nhất là sốt xuất huyết (SXH). Theo thống kê, riêng tại huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định đã có trên 1.100 ca nhiễm SXH (chiếm 20,8% toàn tỉnh). Tại TP Quy Nhơn, có 550 ca mắc SXH, tập trung nhiều nhất ở các phường Quang Trung, Đống Đa, Nhơn Bình, Ngô May, Nhơn Phú... Ông Bùi Ngọc Lân, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bình Định cho biết, đơn vị đang mở nhiều chiến dịch để kiểm soát dịch bệnh SXH tại các điểm nóng ở TP Quy Nhơn và huyện Hoài Nhơn. Tuy nhiên, trong điều kiện mưa bão diễn biến phức tạp thì rất khó để kiểm soát được dịch bệnh.
VĂN PHÚC
Theo SGGP
Phòng chống ngập ngập, úng cho cây trồng do ảnh hưởng của mưa lớn Theo dõi chặt chẽ thông tin dự báo thời tiết, mưa, lũ của các cơ quan dự báo khí tượng thủy văn, chỉ đạo từ cấp có thẩm quyền để triển khai thực hiện phương án bảo đảm an toàn công trình thủy lợi và phòng, chống, khắc phục hậu quả của ngập lụt, úng cho cây trồng. Đó là một trong những...