ĐBSCL cần quan tâm công tác đào tạo nhân lực
- “Các địa phương vùng ĐBSCL cần quan tâm việc cải cách thủ tục hành chính cũng như tạo điều kiện tốt để thu hút các nhà đầu tư”.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong buổi làm việc với Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ trưa 29-1 tại trụ sở của Ban ở TP Cần Thơ lưu ý như trên.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gắn huân chương Độc lập hạng Nhất trên cờ truyền thống của Viện Lúa ĐBSCL. Ảnh: GIA TUỆ
Chủ tịch nước cũng lưu ý Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và các địa phương trong vùng tập trung vào tái cơ cấu kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu nông nghiệp với các mũi nhọn là gạo, thủy sản, trái cây. Bên cạnh đó, “Ban chỉ đạo Tây Nam Bộ và các địa phương quan tâm công tác đào tạo nguồn nhân lực, chú trọng chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tranh thủ các nguồn lực để thực hiện các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu…” – Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Cùng ngày, Chủ tịch nước đã dự lễ kỷ niệm 38 năm thành lập Viện Lúa ĐBSCL (1977-2015) và đón nhận huân chương Độc lập hạng Nhất. Chủ tịch nước ghi nhận những đóng góp của Viện đối với ngành sản xuất lúa gạo vùng ĐBSCL, đồng thời yêu cầu Viện tiếp tục nghiên cứu, tạo ra nhiều giống lúa mới, cây trồng phù hợp với ĐBSCL và của cả nước.
Video đang HOT
GIA TUỆ
Theo_PLO
Chủ tịch nước: "Không được để xảy ra oan sai và bỏ lọt tội phạm"
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chỉ đạo TAND các cấp trong quá trình xét xử phải đảm bảo yêu cầu cao nhất là ra bản án, quyết định đúng pháp luật, mang lại công lý cho mọi người, không được để xảy ra oan sai và bỏ lọt tội phạm.
Phát biểu chỉ đạo triển khai công tác năm 2015 của TAND các cấp sáng 19/1, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang - Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương, cho rằng năm 2014 ngành tòa án đã nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; nổi bật là tỷ lệ giải quyết các loại vụ án đạt cao (92,8%), án để quá hạn luật định, bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của thẩm phán đều giảm so với năm 2013; chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa được nâng lên. "Nét mới là nhiều vụ án tham nhũng lớn, xã hội hết sức quan tâm, được đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh. Trong quá trình xét xử, khi phát hiện tội phạm mới đã tiến hành khởi tố tại tòa hoặc xem xét lại tội danh một số hành vi phạm tội để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Ngành tòa án cũng tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng, kiểm tra, giám đốc một số vụ án hình sự có đơn kêu oan, nhìn chung được dư luận đồng tình ủng hộ, hoan nghênh"- Chủ tịch nước đánh giá.
Chủ tịch Trương Tấn Sang chỉ đạo ngành tòa án phải bảo đảm ra bản án, quyết định đúng pháp luật, mang lại công lý cho mọi người, không được để xảy ra oan sai và bỏ lọt tội phạm. Ảnh: TTXVN
Chủ tịch nước cho rằng bên cạnh những kết quả quan trọng, thành tích đạt được, trong năm 2014, tòa án các cấp vẫn còn một số khuyết điểm, hạn chế như: Còn một số chỉ tiêu công tác chưa đạt yêu cầu các Nghị quyết của Quốc hội đề ra; tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan vẫn còn nhiều, chưa khắc phục triệt để án quá hạn luật định do lỗi chủ quan của thẩm phán; vẫn còn một số bản án quyết định không rõ ràng, gây khó khăn cho việc thực hiện.
"Một số cán bộ, công chức, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp, trình độ năng lực còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, có trường hợp bị xử lý kỷ luật. Việc thực hiện một số nhiệm vụ cải cách tư pháp còn chậm so với yêu cầu... Những hạn chế này làm ảnh hưởng tới chất lượng công tác của ngành tòa án. Tôi đề nghị các đồng chí tập trung thảo luận, phân tích làm rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan để nghiêm túc rút kinh nghiệm và sớm đề ra các giải pháp khắc phục trong thời gian tới"- Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Chủ tịch nước yêu cầu năm 2015 toàn ngành phải làm tốt công tác tổng kết thực tiễn xét xử và đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật. "Trong quá trình xét xử, yêu cầu cao nhất là bảo đảm ra bản án, quyết định đúng pháp luật, mang lại công lý cho mọi người, không được để xảy ra oan sai và bỏ lọt tội phạm"- Chủ tịch nước giao nhiệm vụ.
Không có trường hợp nào kết án oan người không có tội
Theo báo cáo của TAND Tối cao, từ ngày 1/10/2013 đến 30/9/2014, các tòa án đã giải quyết 385.356 vụ án các loại trong tổng số 415.038 vụ án đã thụ lý (đạt tỷ lệ 92,8%); số vụ án còn lại hầu hết là mới thụ lý và còn trong thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật. Trong công tác xét xử các vụ án hình sự, cơ bản đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không có trường hợp nào kết án oan người không có tội.
Trong số 2.161 trường hợp tòa án trả yêu cầu điều tra bổ sung, có 90% đảm bảo có căn cứ, đúng pháp luật và được VKSND chấp nhận, một số trường hợp VKSND không chấp nhận do còn có quan điểm khác nhau, dẫn tới có vụ án toà án tuyên bố bị cáo không phạm tội hoặc phải chuyển tội danh khác so với truy tố của VKS. Quá trình giải quyết các vụ án, khi phát hiện căn cứ cho rằng có dấu hiệu bỏ lọt hành vi phạm tội hoặc người phạm tội, tòa án đã yêu cầu khởi tố vụ án hoặc khởi tố thêm bị can; đồng thời khi phát hiện có sự buông lỏng, sơ hở trong công tác quản lý là nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm, các tòa án đã kiến nghị với các cơ quan có liên quan để khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong công tác quản lý. Các vụ án được dư luận xã hội quan tâm, đặc biệt là các vụ án về tham nhũng đã được các tòa án khẩn trương nghiên cứu hồ sơ để đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh, đáp ứng yêu cầu chính trị của địa phương cũng như cả nước.
Điển hình là vụ án Vũ Việt Hùng - nguyên Giám đốc Ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh khu vực Đăk Lắk - Đắk Nông cùng các đồng phạm phạm tội "Nhận hối lộ" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản"; vụ án Huỳnh Thị Huyền Như cùng các đồng phạm phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức"; vụ án Nguyễn Thanh Huyền - nguyên Phó tổng giám đốc Vifon cùng các đồng phạm phạm tội "Tham ô tài sản" và "Lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản"; vụ án Dương Chí Dũng cùng các đồng phạm phạm tội "Tham ô tài sản" và "Cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng"; vụ án Nguyễn Đức Kiên cùng các bị cáo khác phạm tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Cố ý làm trái các quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", "Trốn thuế", "Kinh doanh trái phép"; vụ án Nguyễn Hùng Dũng cùng các đồng phạm phạm tội "Tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý" ở Quảng Ninh...
Đối với việc xử phạt tù nhưng cho bị cáo được hưởng án treo, cải tạo không giam giữ tiếp tục được các hội đồng xét xử xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, đảm bảo đúng hướng dẫn tại Nghị quyết số 01/2013 của Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao. Các bị cáo được tòa án cho hưởng án treo là những bị cáo tham gia với vai trò thứ yếu, nhất thời phạm tội hoặc bị rủ rê, lôi kéo, có nhiều tình tiết giảm nhẹ (bị cáo hoặc gia đình bị cáo đã khắc phục toàn bộ hậu quả).
Tỷ lệ các bị cáo được tòa án cho hưởng án treo là 18,7%, giảm 1,3% so với cùng kỳ năm trước, quan trọng hơn là 99,5% các trường hợp cho hưởng án treo đảm bảo đúng căn cứ pháp luật, không bị tòa án cấp phúc thẩm giám đốc thẩm hủy, sửa án. Đối với các vụ án về kinh tế, tham nhũng, các tòa án đều đảm bảo xét xử nghiêm khắc, tỷ lệ các bị cáo phạm tội tham nhũng được tòa án cho hưởng án treo chiếm tỷ lệ 18,8%, giảm hơn 8,2% so với năm 2013, chỉ có 1/129 trường hợp cho hưởng án treo đối với các bị cáo phạm tội tham nhũng bị sửa án do áp dụng không đúng quy định của pháp luật...
Thế Kha
Theo Dantri
Thủ tướng chấp thuận đầu tư casino tại đảo Phú Quốc Thủ tướng Chính phủ vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu du lịch, dịch vụ và vui chơi giải trí tổng hợp có dịch vụ casino tại huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang). Theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với UBND tỉnh Kiên Giang và các cơ quan liên...