ĐBSCL bắt đầu đối diện với tình trạng xâm nhập mặn
Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, từ giữa tháng 12/2019, một số nơi vùng ĐBSCL mặn xâm nhập sâu vào nội đồng khoảng 45 km tính từ cửa sông.
Tại khu vực Nam bộ, mực nước thượng lưu sông Mekong xuống dần và ở mức thấp, lượng dòng chảy từ thượng nguồn sông Mekong về đầu nguồn sông Cửu Long trong các tháng đầu mùa khô ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm từ 20-45%.
Sản xuất lúa đang đối diện với những khó khăn.
Hiện dòng chảy sông Mê Kông về ĐBSCL từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2020 rất hạn chế, dự báo có khả năng thiếu hụt khoảng 30-45%. Chính vì vậy, vùng ĐBSCL sẽ đối diện với tình trạng xâm nhập mặn gay gắt, diễn ra sớm và sâu hơn. Đặc biệt là ở các địa phương ven biển của vùng như: Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang, Long An, Kiên Giang.
Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, từ giữa tháng 12/2019, ở một số nơi vùng ĐBSCL mặn xâm nhập sâu vào nội đồng khoảng 35 – 45 km tính từ cửa sông, cao hơn năm 2016 từ 3 – 5 km; tháng 1 và 2/2020 ranh mặn 4 gam/lít xâm nhập sâu vào nội đồng lên đến 55 – 110 km, cao hơn năm 2016 từ 3-7 km.
Video đang HOT
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái cho biết dự báo mặn sẽ gay gắt ngay từ đầu năm: “Ngay từ tháng 7 nước đã thấp kỷ lục. Thấp kỷ lục trong gần nửa thế kỷ. Vì vậy không có nước vào 3 túi tạm trữ là Đồng Tháp Mười, Tức giác Long Xuyên và vùng Biển Hồ. Vì vậy qua mùa khô này là không có nước. Vì vậy mùa khô năm nay sẽ hạn mặn gay gắt hơn 2016. Bây giờ chỉ mới đầu mùa khô mà mưa thì còn tới 6 tháng nữa. Trong khi đó không có nguồn nước nào ở trên chảy về đủ mạnh để có thể làm giảm xâm nhập mặn. Ranh giới mặn ngọt ở ĐBSCL là sự đấu tranh liên tục ngày đêm của 2 lực là lực sông và lực biển. Bất cứ khi nào sông yếu thì biển lấn vào”.
Được biết, trong chiều 2/1, Bộ Nông nghiệp đi kiểm tra công trình và tình hình hạn mặn tại tỉnh Trà Vinh. Ngày mai 3/1, tại Bến Tre, Bộ sẽ tổ chức Hội nghị Triển khai công tác phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô năm 2019-2020 khu vực ĐBSCL./.
Theo Thanh Tùng/VOV- ĐBSCL
Nước cạn giữa mùa lũ, từ thiên tai đến "nhân tai"
Thiếu hụt nguồn nước mặt, sụt giảm trữ lượng nước ngầm đã hiện hữu và đặt ra thách thức không nhỏ đối với ĐBSCL.
Nghị quyết 120 của Chính phủ nêu rõ: "Việc khai thác tài nguyên nước trên thượng nguồn châu thổ, đặc biệt là xây dựng đập thủy điện đã làm thay đổi dòng chảy, giảm lượng phù sa, suy giảm nguồn lợi thủy sản, xâm nhập mặn sâu vào nội đồng, tác động tiêu cực đến phát triển KT-XH của vùng".
Cuối tháng 7 nhưng sông ở huyện đầu nguồn An Phú, tỉnh An Giang vẫn cạn trơ đáy.
Từ thực tế đó cho thấy biến đổi khí hậu với những đợt hán hán, xâm nhập mặn, sạt lở ở ĐBSCL đang diễn ra nhanh hơn so với dự báo, khiến nguồn nước ở toàn vùng có xu hướng giảm mạnh trong khi nhu cầu sử dụng nước ngày một tăng. Mâu thuẫn "cung"-"cầu" về nước đang đặt ra thách thức to lớn đối với khu vực, đòi hỏi phải thực hiện nhiều giải pháp tổng thể, đồng bộ và lâu dài.
Tháng 10, giữa cánh đồng đầu nguồn sông Tiền ở xã Vĩnh Lộc, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, vợ chồng ông Trịnh Văn Đảnh vẫn giăng lưới, bắt cá để mưu sinh. Ông Đảnh cho biết, đã làm nghề này gần 4 chục năm. Lượng cá bây giờ chỉ bằng phần ba so với trước. Còn mùa lũ những năm gần đây, đặc biệt là năm nay rất bất thường: Lũ về muộn chừng 2 tháng, nước ít và không còn nặng phù sa:
"Năm nay tôi 5 mươi mấy tuổi rồi. Tôi chưa thấy năm nào như năm nay, nước lên quá trễ, tháng 8 mới có nước", ông Đảnh cho biết.
Vợ chồng ông Trịnh Văn Đảnh chật vật mưu sinh mùa lũ muộn, giữa cánh đồng đầu nguồn sông Tiền ở xã Vĩnh Lộc, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang.
Theo quy luật tự nhiên, tầm giữa tháng 6 hàng năm, con nước ở ĐBSCL dâng lên từ từ. Khi đỉnh lũ vào tháng 9, tháng 10 nước tràn đồng, nhưng tới tận cuối tháng 8 năm nay, cả sông Tiền và sông Hậu vẫn cạn sâu. Cuối tháng 11 năm nay, Ủy hội Sông Mê Công cảnh báo tình trạng hạn hán nghiêm trọng đến cực đoan có thể xảy ra tại các quốc gia ở hạ lưu cho tới tháng 1 năm sau. Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định: từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, dòng chảy trên sông Mê Công về ĐBSCL rất hạn chế; khả năng thiếu hụt từ 30-45% so với trung bình nhiều năm. Tổng lượng nước về ĐBSCL khoảng 25 tỉ 600 triệu m3, thiếu hụt so với trung bình nhiều năm khoảng 3 tỉ 400 triệu m3.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, Chuyên gia độc lập về sinh thái Mê Công, phân tích: "Nước sông Mê Công một nửa nằm ở Trung Quốc, nhưng thực tế nước đóng góp từ Trung Quốc cho sông Mê Công rất nhỏ, chỉ có 16%. Còn 82% nước là từ khu vực khác, trong đó 35% là nằm bên Lào. Thái Lan, Campuchia là mỗi nước 18%. Việt Nam mưa tại chỗ đóng góp 11%. Như vậy, nước ta phụ thuộc vào lượng mưa ở Lào; mưa lại phụ thuộc vào thời tiết. Thời tiết phải theo chu kỳ El Nino và La Nina".
Mưa ít, kết hợp mùa khô hạn kéo dài khu vực thượng nguồn Mê Công là nguyên nhân chính làm mực nước vùng hạ lưu xuống thấp. Còn theo Báo cáo của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam: việc xây dựng thủy điện các quốc gia ven sông đã khai thác gần 50% tiềm năng phát triển thủy điện. Riêng Trung Quốc đã hoàn thành gần 70% tiềm năng và Lào cũng đang đẩy mạnh phát triển thủy điện dòng chính.
TS Tô Văn Trường, chuyên gia thủy lợi cho rằng, các đập thủy điện và hồ thủy nông phía thượng nguồn là "nhân tai" góp phần gây ra tình trạng này: "Tất nhiên là có ảnh hưởng của hệ thống đập thủy điện, hồ thủy nông ở thượng nguồn, kể cả ở Trung Quốc và 3 đập dâng mới được xây dựng ở Lào. Mức độ khai thác tài nguyên nước phục vụ sản xuất, đời sống của các nước dọc sông Mê Công, kể cả vùng tưới nước cho vùng đông bắc Thái Lan ngày càng lớn. Lưu vực sông Mê Công gồm 6 nước, hạ lưu gồm 4 nước mà ĐBSCL nằm ở cuối nguồn cho nên chắc chắn bị tình trạng khó khăn hơn so với các nước ở thượng nguồn".
Lượng nước giảm, xâm nhập mặn xuất hiện sớm ở ĐBSCL. Ngay từ tháng 7, nước mặn đã xâm nhập sâu chừng 20km tại Tiền Giang, nồng độ mặn đo được vượt ngưỡng trung bình nhiều năm. Giữa tháng 12, nước mặn đã vào tới thành phố Mỹ Tho, sớm hơn 2 tháng so với cùng kỳ nhiều năm. Xâm nhập mặn bất thường cũng xuất hiện giữa mùa mưa ở Hậu Giang hồi tháng 7, có nơi cách xa biển tới 70 kilomet cũng nhiễm mặn. Đến tháng 12, nước mặn 4 từ các cửa biển Tây xâm nhập vào nội đồng tại một số địa phương trong tỉnh với bán kính từ 30-60km. Cũng trong nửa đầu tháng 12, tại 13 điểm trên các sông chính ở Bến Tre, nước mặn 4%o đã xâm nhập cách các cửa sông chính gần 40 km, đe dọa hàng chục nghìn hecta cây ăn trái, cây giống, hoa kiểng của người dân.
Còn tại Kiên Giang, ngay tuần đầu tháng 8, nước mặn xâm nhập bất thường thuộc địa bàn 2 huyện Kiên Lương và Giang Thành. Độ mặn 4 trên sông Cái Lớn xâm nhập sâu 30km trong tháng 12, dự báo độ mặn sẽ tăng cao từ tháng 2 năm tới, đặc biệt vào cuối tháng tư, đầu tháng 5.
Theo ông Lê Xuân Hiền, Giám đốc Trung tâm khí tượng thuỷ văn Kiên Giang, mùa khô 2019-2020, xâm nhập mặn sẽ xuất hiện sớm hơn và sâu hơn mùa khô năm trước và trung bình nhiều năm: "Xu thế chung nhận định mùa mặn năm nay gần xấp xỉ năm 2016 do mưa kết thúc sớm là một. Thứ 2 là lưu lượng từ thượng nguồn năm nay lũ nhỏ. Chính vì lũ nhỏ nên năm nay hạn mặn dự báo ở mức cao".
Ở một số địa bàn khác, thời gian gần đây xâm nhập mặn đến sớm hơn và ngày càng sâu hơn. Sông Vàm Cỏ chảy qua Long An, trước đây nước mặn chỉ xâm nhập khoảng 60km nhưng năm 2016 sâu tới 130km. Các cửa sông Mê Công, trước đây nước mặn xâm nhập 40km thì gần đây đã lấn sâu 50km, thậm chí 75km. Điều đó cho thấy, quy luật lũ tại ĐBSCL thay đổi và hầu như không còn lũ lớn.
Bộ NN&PTNT nhận định: "Nguồn tài nguyên nước ngọt ở ĐBSCL đang suy giảm, nhất là tại các khu vực ven biển. Tình trạng này được dự báo sẽ còn gia tăng và trầm trọng hơn trong vài thập kỷ tới". Tại buổi làm việc của Thủ tướng Chính phủ với lãnh đạo các tỉnh, thành ĐBSCL tháng Tư năm nay, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã nêu 6 thách thức lớn mà khu vực đang đối mặt. Trong đó thách thức rất lớn nhất, lâu dài và trực tiếp nhất là "vấn đề an ninh nguồn nước": "Vấn đề nguồn nước ảnh hưởng bởi nguồn nước của các nước trên thượng nguồn sông Mê Công, ảnh hưởng đến dòng chảy, ảnh hưởng rất nhiều vấn đề mà chúng ta phải gánh chịu. Đây chắc chắn trong thời gian tới nó sẽ trở thành vấn đề rất lớn đối với ĐBSCL. Và nếu chúng ta đặt ở tầm cao hơn đó chính là vấn đề an ninh nguồn nước. Đây sẽ là thách thức rất lớn"./.
Theo Ngọc Năm, Nhật Trường, Lam Hiếu, Phan Ánh/VOV-ĐBSCL
Hạn mặn hoành hành ĐBSCL Mới đầu mùa khô, nhưng nước mặn đã bủa vây tứ phía vùng ĐBSCL. Nguồn nước tích ở biển Hồ đang thấp kỷ lục dẫn đến dòng chảy mùa khô năm 2019-2020 từ thượng lưu sông Mê Công về ĐBSCL có khả năng cũng sẽ ở mức thấp kỷ lục. Dự báo xâm nhập mặn vào mùa khô ĐBSCL sẽ rất nghiêm trọng,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Nhân viên y tế Bệnh viện Đa khoa Nam Định bị con trai bệnh nhân đấm liên tiếp

Bộ Ngoại giao thông tin vụ 4 người Việt tử vong ở Đài Loan

Vụ gần 600 loại sữa giả: Vì sao việc quy trách nhiệm trở nên mơ hồ?

Vụ cá bò hòm giá 3,5 triệu đồng/kg tại Nha Trang: Xác định nhiều vi phạm

Chủ tịch nước Lương Cường chiêm bái xá lợi Phật tại chùa Thanh Tâm

TP.HCM: Tai nạn giữa ô tô công nghệ và xe tải, tài xế mắc kẹt trong xe

Bị chặn đầu xe, bẻ cần gạt nước, tài xế ô tô chỉ im lặng ghi hình

Thiếu tướng công an nói về vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Điều tra viên cùng nhân chứng tới hiện trường vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long

Phát hiện hàng chục tấn nội tạng bốc mùi chuẩn bị lên bàn ăn ở Hà Nội

2 người tử vong sau cú va chạm trên cầu ở Hà Nội

TP HCM vào cuộc kiểm tra mặt hàng "lòng se điếu"
Có thể bạn quan tâm

Bạch Công Khanh trải lòng chuyện tình cảm sau sóng gió
Sao việt
22:54:51 06/05/2025
Thúy Diễm gợi cảm tại sự kiện, lần đầu thử sức ở vai trò mới
Hậu trường phim
22:51:03 06/05/2025
Khi người yêu cũ Lee Min Ho hoá Jennie: Khoe vòng eo của "mẹ một con" khiến dân mạng trầm trồ
Sao châu á
22:42:09 06/05/2025
Cặp chị em "hổ báo" nhất showbiz hội ngộ tại "Oscar giới thời trang", 2 đôi guốc lập tức lọt vào tầm ngắm
Nhạc quốc tế
22:37:13 06/05/2025
Xem phim "Sex Education", tôi đau lòng biết lý do con trai khóc nức nở trong nhà vệ sinh: Một câu thoại đã giúp tôi cứu vớt tâm lý con
Góc tâm tình
22:26:04 06/05/2025
Triệu tập đối tượng chặn đầu xe ô tô chửi bới, đập kính chiếu hậu ở Cần Thơ
Pháp luật
22:13:35 06/05/2025
Cả dàn mỹ nhân "hở bạo liệt" tại tiệc hậu Met Gala, bỗng bị Lisa (BLACKPINK) chiếm trọn spotlight vì 1 lí do!
Sao âu mỹ
21:59:22 06/05/2025
Ngoại giao hậu trường và thực tế chiến trường: Ukraine tại các cuộc họp của IMF
Thế giới
21:43:35 06/05/2025
Mặt trái của sự kiện tôn vinh cái đẹp Met Gala: Khi thời trang thăng hoa còn thân thể "gào thét"!
Phong cách sao
21:40:51 06/05/2025