ĐBQH Vương Thị Hương: “Chất vấn Thủ tướng, tôi không tránh khỏi sự hồi hộp”
“Lần đầu tiên chất vấn Thủ tướng, là đại biểu trẻ tôi không tránh khỏi sự hồi hộp.
Tuy nhiên, nội dung tôi chất vấn là những kiến nghị chính đáng và là tâm tư nguyện vọng của cử tri…”.
Chia sẻ với phóng viên Dân trí, nữ đại biểu Quốc hội Vương Thị Hương (đoàn Hà Giang) cho biết, bản thân bà và cử tri mong muốn Chính phủ tập trung nguồn lực khơi thông “điểm nghẽn” giao thông ở vùng sâu, vùng xa để thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Đưa kinh nghiệm thực tiễn vào diễn đàn Quốc hội
Là đại biểu Quốc hội, bà có mong muốn gì trong việc xây dựng quê hương, đất nước, cũng như nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân quê hương?
- Được cử tri tín nhiệm bầu là đại biểu Quốc hội, đối với tôi đây là niềm vinh dự lớn lao nhưng cũng là trách nhiệm cao cả trước cử tri, đất nước. Tham gia nhiệm kỳ Quốc hội – một diễn đàn lớn, quan trọng, tôi mong muốn được đóng góp xây dựng quê hương, đất nước giàu mạnh. Bằng những trải nghiệm thực tiễn của mình tại cơ sở, tôi sẽ chuyển tải những vấn đề dân sinh bức xúc, nguyện vọng của cử tri đến Quốc hội làm cơ sở cho việc hoạch định, điều chỉnh chính sách phù hợp với thực tiễn, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân.
Đại biểu Quốc hội Vương Thị Hương phát biểu tại hội trường Diên Hồng, nhà Quốc hội (Ảnh: Quang Khánh).
Theo dõi kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, cử tri và nhân dân cả nước nhận thấy bà chất vấn Thủ tướng và thành viên Chính phủ những câu hỏi khá gai góc. Là nữ đại biểu trẻ, lần đầu tiên đăng đàn chất vấn, chắc hẳn bà có nhiều cảm xúc, áp lực?
- Lần đầu tiên chất vấn Thủ tướng và thành viên Chính phủ, là đại biểu trẻ tôi không tránh khỏi sự hồi hộp. Tuy nhiên, những nội dung mà tôi chất vấn là những kiến nghị chính đáng và là tâm tư, nguyện vọng của cử tri nên với vai trò của người đại biểu, tôi có trách nhiệm truyền đạt kiến nghị đó tới Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan.
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại diễn đàn Quốc hội được cử tri cả nước rất quan tâm, theo dõi. Nếu nói về áp lực, có thể tôi có một chút áp lực làm sao thực hiện tốt trách nhiệm của người đại biểu Quốc hội. Hơn nữa, thời gian chất vấn và trả lời chất vấn trực tiếp tại nghị trường không nhiều trong khi rất nhiều đại biểu khác cũng đăng ký câu hỏi chất vấn. Rất may mắn tại diễn đàn Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV, tôi đã được trực tiếp tham gia chất vấn những vấn đề mà cử tri quan tâm và có vấn đề đã được Thủ tướng Chính phủ, thành viên Chính phủ giải đáp trực tiếp, đáp ứng kỳ vọng, mong muốn của cử tri quê hương.
Tại kỳ họp thứ 2 khi chất vấn Thủ tướng về giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng, bản thân bà có mong muốn gì về việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng cho vùng dân tộc miền núi?
Video đang HOT
- Việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông được rất nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm, phát biểu thảo luận tại nghị trường. Đối với vùng dân tộc miền núi hạ tầng giao thông đang là “điểm nghẽn” cản trở sự phát triển kinh tế – xã hội.
Không chỉ cá nhân tôi mà cử tri vùng cao đều mong muốn trong thời gian tới Chính phủ tiếp tục quan tâm bố trí nguồn lực ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trong đó có hạ tầng giao thông tại các tỉnh thuộc vùng dân tộc miền núi. Cử tri tỉnh Hà Giang rất mong muốn Chính phủ sẽ sớm đầu tư tuyến đường cao tốc nối Hà Giang với đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ nhằm khơi thông “điểm nghẽn” để tỉnh Hà Giang và các tỉnh trong khu vực phát triển.
Cử tri vui mừng khi tâm tư được giải quyết
Từng chất vấn Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về mức lương hiện nay của người nghỉ hưu trước năm 1995 và các gói hỗ trợ đối với người chịu ảnh hưởng dịch Covid-19, bà đánh giá thế nào về phần trả lời của Bộ trưởng Đào Ngọc Dung?
- Mức lương của người nghỉ hưu trước năm 1995 là vấn đề cử tri rất quan tâm và tại diễn đàn Quốc hội cũng đã có nhiều đại biểu có ý kiến. Nội dung trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung về vấn đề này, tôi thấy rất thỏa đáng. Thực hiện đúng lời hứa của Bộ trưởng với cử tri cả nước, ngày 7/12/2021, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã tham mưu, trình Chính phủ ban hành Nghị định số 108/2021/NĐ-CP về điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng (có hiệu lực thi hành từ 1/1/2022).
Theo bà, những chính sách an sinh xã hội đã được thực hiện trong năm 2021 có ý nghĩa như thế nào đối với người chịu tác động bởi dịch bệnh?
- Năm 2021 trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn do tác động của dịch bệnh, việc triển khai hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, các gói hỗ trợ đã góp phần giúp người dân vượt qua khó khăn; doanh nghiệp, hộ kinh doanh không những đủ sức cầm cự qua thời kỳ khó khăn, mà còn chủ động phát triển sản xuất, thích ứng với tình hình mới. Với quan điểm “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, tôi mong muốn trong quá trình tổ chức thực hiện, các gói hỗ trợ sẽ được triển khai kịp thời, đúng định mức, đúng đối tượng, tránh trường hợp “phát nhầm, nhận nhầm” đáng tiếc xảy ra.
Sau những phiên chất vấn, bà nhận được chia sẻ như thế nào của cử tri và người dân?
- Những nội dung tôi chất vấn tại nghị trường là những kiến nghị chính đáng của cử tri chuyển đến Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan hữu quan. Sau phiên chất vấn có nhiều cử tri gọi điện cho tôi bày tỏ sự vui mừng, đặc biệt là các bác nghỉ hưu trước năm 1995. Các bác rất phấn khởi khi vấn đề lương hưu được Chính phủ, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quan tâm, giải quyết.
Là nữ đại biểu, bà cân bằng thế nào giữa gia đình và để thực hiện tốt vai trò người đại biểu, là cầu nối giữa cử tri với Quốc hội như đã hứa trong chương trình hành động khi ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV?
- Rất may mắn khi tôi có được sự chia sẻ, hậu thuẫn của hai bên nội ngoại. Và để cân bằng được, tôi cũng phải có kế hoạch, bố trí sắp xếp thời gian phù hợp giữa gia đình và công việc để vừa có thời gian cho gia đình và vừa có thời gian thực hiện tốt nhiệm vụ, vai trò của người đại biểu.
Xin cảm ơn bà!
Khơi dậy ý chí thoát nghèo ở vùng nông thôn miền núi - Bài 2: Đi tìm nguyên nhân dẫn đến tái nghèo
Ở một số nơi đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn tập quán canh tác lạc hậu, thiếu kiến thức về khoa học, kỹ thuật.
Một số thể chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội liên quan đến khu vực này vẫn còn bất cập, thiếu đồng bộ, nguồn lực đầu tư hạn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu.
Theo Báo cáo của Chính phủ, số dân là đồng bào dân tộc thiểu số chỉ chiếm 14,7% dân số của cả nước, nhưng tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm đến 57,1% số hộ nghèo cả nước.
Gia đình chị Giàng Xa Ninh, xã Ma Li Pho, huyện Phong Thổ (Lai Châu) có 2 héc ta chuối, mỗi năm thu hoạch hơn 100 triệu đồng. Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,88% năm 2015 xuống còn 2,75% năm 2020
Những năm qua, cấp ủy và chính quyền các cấp luôn quan tâm, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cùng với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2021 đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận.
Theo Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự nỗ lực của toàn dân, công tác giảm nghèo đã đạt được những thành tựu nổi bật. Chính sách pháp luật ngày càng hoàn thiện, ngân sách nhà nước huy động nguồn lực xã hội ngày càng tăng, ý chí vươn lên của người dân được nâng lên, các tấm gương thoát nghèo và các điển hình ngày càng nhiều.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 9,88% năm 2015 xuống còn 2,75% năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giảm 4%/năm. Nhiều huyện nghèo, xã nghèo đặc biệt khó khăn được đầu tư cải thiện hệ thống cơ sở thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Hộ nghèo được hỗ trợ sinh kế, tạo việc làm, tăng thu nhập được tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch. Đặc biệt sự chuyển biến về nhận thức và hành động của một bộ phận người nghèo đã xuất hiện một số điển hình làm đơn tự nguyện xin thoát nghèo.
"Chúng ta đã trải qua 6 lần điều chỉnh tiêu chí giảm nghèo. Từ tiêu chí về bảo đảm lương thực nhằm có ăn, có mặc, đến xóa đói giảm nghèo, rồi có mức sống tối thiểu... và hiện nay đang áp dụng chuẩn nghèo đa chiều. Chính vì vậy mà Việt Nam là một trong 30 quốc gia trên thế giới và cũng là nước đầu tiên trong khu vực châu Á áp dụng phương châm "không để ai bị bỏ lại phía sau", sớm hoàn thành mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng về giảm nghèo trên thế giới", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho hay.
Cũng theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, giai đoạn 2021-2025 chúng ta đặt mục tiêu yêu cầu cao về giảm nghèo đa chiều, bình quân cả nước giảm từ 1 - 1,5% trong năm. Chương trình quốc gia về giảm nghèo chú ý đến địa bàn là hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên phạm vi toàn quốc. Trong đó, có cả các đối tượng nghèo mới phát sinh vì các lý do khác nhau, kể cả những ảnh hưởng do COVID-19, đối tượng nghèo có cả ở nông thôn và thành thị. Chú trọng các địa bàn còn nhiều khó khăn.
Mặc dù chính sách giảm nghèo đã có nhiều kết quả, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, đó là tốc độ giảm nghèo nhanh nhưng chưa bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo vẫn nằm trong nhóm cao nhất của cả nước. Một bộ phận các hộ đã thoát nghèo, nhưng ở những nơi thường xuyên chịu tác động của thiên tai vẫn có nguy cơ cao tái nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào DTTS vẫn còn ở mức cao và thu nhập bình quân đầu người thấp.
Giải bài toán thoát nghèo bền vững
Bà Âu Thị Mai, dân tộc Sán Chay, đại biểu Quốc hộ tỉnh Tuyên Quang cho rằng, nguyên nhân của việc giảm nghèo nhanh nhưng chưa bền vững là do nguồn lực thực hiện chương trình chưa đảm bảo, còn dàn trải, manh mún, các mô hình sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ nhưng hiệu quả kết nối giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm phát triển theo chuỗi giá trị còn hạn chế. Các mục tiêu về hỗ trợ đất ở, đất sản xuất, sử dụng nước, hợp vệ sinh, sử dụng điện lưới quốc gia chưa đạt yêu cầu đề ra. Bên cạnh đó nhiều hộ gia đình còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào nhà nước, chưa có ý thức vươn lên thoát nghèo.
Đồng quan điểm này, bà Triệu Thị Huyền, dân tộc Dao, đại biểu Quốc hội tỉnh Yên Bái cho rằng nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do khu vực miền núi phía Bắc có địa hình đồi núi chia cắt mạnh lại thường xuyên chịu tác động của thiên tai. Hơn nữa, hạ tầng kinh tế - xã hội thiếu đồng bộ, giao thông đi lại khó khăn, diện tích đất canh tác hạn chế, người dân còn thiếu tư liệu sản xuất. Trình độ dân trí chưa đồng đều, chất lượng nhân lực thấp.
Cán bộ, chiến sỹ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lai Châu giúp nhân dân huyện Phong Thổ làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN.
Tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV khi thảo luận về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, nhiều đại biểu Quốc hội đồng tình khi Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 kết cấu với 6 dự án, 11 tiểu dự án; trong đó bổ sung các tiểu dự án để giải quyết các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội như nhà ở cho hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện nghèo, cải thiện dinh dưỡng cho người nghèo là cần thiết.
Để Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 đạt hiệu quả, đồng thời khắc phục những hạn chế trong giai đoạn vừa qua, một số đại biểu Quốc hội cho rằng Chính phủ, các cấp, các ngành cần có giải pháp căn cơ, tập trung giải quyết những vấn đề bức thiết về đời sống của người dân như tình trạng thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt của đồng bào DTTS vùng nghèo và hộ nghèo ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn. Đây là điều kiện tiên quyết trong công tác giảm nghèo bền vững.
Bà Âu Thị Mai, đại biểu Quốc hội tỉnh Tuyên Quang đề nghị cần tiếp tục tích hợp ban hành các chính sách hỗ trợ giảm nghèo trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội theo hướng hỗ có điều kiện. Chỉ hỗ trợ trực tiếp đối với các chính sách có ảnh hưởng lớn đến an sinh xã hội như giáo dục, y tế. Còn lại các chính sách khác hỗ trợ bằng hình thức cho vay có hoàn trả. Đồng thời, tiếp tục tăng mức hỗ trợ cho vay tín dụng ưu đãi và kéo dài thời hạn vay vốn đối với lãi suất cho một số loại hình sản xuất có chu kỳ như: Chăn nuôi trâu, bò, trồng rừng và các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở vùng đặc biệt khó khăn, vùng nông thôn. Thực tế hiện nay có nhiều hộ gia đình có nhu cầu vay vốn rất lớn nhưng tâm lý do lo ngại rủi ro, chi phí sản xuất cao, lợi nhuận thấp, không có khả năng trả nợ.
Phải đặt người nghèo ở vị trí chủ thể trung tâm của công tác giảm nghèo. Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền mục tiêu giảm nghèo đến các cấp, các ngành, mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là người nghèo. Khơi dậy ý thức tự chủ, vươn lên thoát nghèo, loại bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào chính sách của nhà nước mà phải sử dụng hiệu quả nguồn lực của nhà nước, của cộng đồng để vươn lên thoát nghèo.
Trung ương cần tiếp tục dành nguồn lực đầu tư cho các tỉnh miền núi, trong đó ưu tiên đầu tư hạ tầng kết nối giao thông, kết nối vùng, liên vùng và kết nối các tỉnh miền núi, các huyện nghèo trong vùng. Hạ tầng điện lưới quốc gia theo thống kê thì hiện nay cả nước còn khoảng 900.000 hộ chưa được sử dụng điện lưới quốc gia. Các công trình dự báo, cảnh báo, phòng và chống thiên tai tiếp tục bố trí nguồn lực sớm hoàn thiện. Sắp xếp và bố trí lại dân cư, di dân khỏi vùng nguy cơ cao lũ ống, lũ quét và sạt lở đất, nhằm hạn chế mức thấp nhất ảnh hưởng của thiên tai tới đời sống và sản xuất của người dân.
Khu vực miền núi phía Bắc là nơi đồng bào DTTS sinh sống, là địa bàn có tỷ lệ che phủ rừng cao so với bình quân chung của cả nước nhưng lại là lõi nghèo, sinh kế của người dân chủ yếu gắn với kinh tế rừng. Vì vậy, thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần bảo vệ tài nguyên rừng, môi trường sinh thái đầu nguồn, trung ương cần có chính sách đặc thù hỗ trợ các địa phương quản lý, phát triển, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ nguồn nước, phát triển kinh tế - xã hội để người dân sống được bằng nghề rừng và làm giàu từ rừng.
Theo thống kê hiện trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số còn khoảng 58.000 hộ thiếu đất ở, đất sản xuất. Trên 300.000 hộ thiếu nước sinh hoạt.
Bài cuối: Chuyển người nghèo từ đối tượng sang chủ thể
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Thấm thía và day dứt về những việc chưa làm được! Khái quát về kết quả công tác năm 2021, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung chia sẻ, toàn ngành có một năm nỗ lực vượt bậc nhưng tự nhận thấy mong muốn còn rất lớn mà nhiều việc vẫn chưa làm được. Hội nghị triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Bộ LĐ-TB&XH được tổ chức chiều 12/1/2022 (ảnh: Mạnh Quân). Phát...