ĐBQH: Phải sớm công bố nguyên nhân 7 người tử vong ở Hòa Bình
“Cần công bố khi tìm ra nguyên nhân vụ việc nghi sốc phản vệ trong chạy thận làm 7 người tử vong ở Hòa Bình”-GS -TS Nguyễn Anh Trí – Viện trưởng Viện huyết học truyền máu T.Ư nói.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí.
Sáng 30.5, trao đổi bên hang lang Quốc hội, GS -TS, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí – Viện trưởng Viện huyết học và truyền máu T.Ư đã thông tin một số vấn đề xung quanh vụ việc nghi sốc phản vệ làm 7 người tử vong ở Hòa Bình.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí nói: “Tôi là một cán bộ y tế, tôi khẳng định rằng sự cố xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình làm 7 người tử vong là một nỗi đau, là sự cố y khoa rất nghiêm trọng, cần phải được rút kinh nghiệm. Tôi xin được chia sẻ với nỗi mất mát của người dân, sự đau đớn của cán bộ y tế Bệnh viện Đa khoa Hoà Bình”.
Thăm hỏi bệnh nhân chạy thận tại Hòa Bình.
Là người trong ngành y tế, từ góc độ chuyên môn ông có thể đánh giá về vụ việc này, thưa ông?
- Tôi mới nghe phản ánh vụ việc này qua điện thoại. Đi sâu hơn về mặt chuyên môn, để kết luận chính thức chúng ta cần có điều tra khảo sát kỹ lưỡng vì nếu nói sớm có thể không đúng, thậm chí còn gây hoang mang, xáo trộn trong dư luận. Nhưng tôi nghĩ khả năng bệnh nhân bị sốc có thể là do nước, thuốc mà nhiều người trong lúc chạy thận đều sử dụng.
Tôi được biết trước sự cố này, Bệnh viện Đa khoa Hoà Bình, ngành y tế tỉnh Hoà Bình, Bộ Y tế rất quan tâm. Từ tối qua các cơ quan chức năng đã làm tất cả mọi việc để cứu sống những người còn lại trong số 18 người, kịp thời mời những chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực sốc phản vệ, chống độc tại trung tâm lớn nhất ở Bệnh viện Bạch Mai lên Hòa Bình để cùng hỗ trợ xử lý. Cơ bản chúng ta đang hạn chế tối đa thiệt hại của tai biến y khoa này.
Tôi được biết Bộ Y tế đã vào cuộc, PGS Lương Ngọc Khuê- Cục trưởng Cục quản lý khám chữa bệnh và đoàn đã lên Hòa Bình xử lý vụ việc. Phó Thủ tướng phụ trách công tác y tế Vũ Đức Đam cũng đã lên Hoà Bình. Nhìn chung, với con mắt y khoa, tôi cảm thấy việc xử lý sự cố như vậy là hợp lý, khẩn trương…
Thưa ông, từ trước tới nay chúng ta đã xảy ra những vụ việc sốc phản vệ nào đặc biệt nghiêm trọng như vụ ở Hòa Bình?
Video đang HOT
- Đây là sự cố y khoa gần như lần đầu tiên gặp trong chạy thận nhân tạo ở Việt Nam. Sốc phản vệ thì không ai nói trước được cả, thậm chí tiêm vitamin C, truyền máu cũng có thể bị sốc phản vệ, tử vong. Nhưng sự cố cả 18 người đều bị ảnh hưởng và 6 người tử vong ngay, như vậy rất cần thiết phải rút kinh nghiệm.
Trước mắt chúng ta cần tập trung cứu chữa những người còn lại để họ vượt qua được nỗi sợ. Tiếp tục giải quyết những người bị suy thận cần chạy thận nhân tạo. Sự chia sẻ của bệnh viện lân cận cũng như bệnh viện tuyến T.Ư với bệnh viện Hòa Bình lúc này là rất tốt. Vấn đề nữa, tôi mong Bộ y tế sẽ tiến hành rút kinh nghiệm vụ việc và phổ biến cho cả nước.
Tôi cho rằng việc tạm thời dừng hoạt động của cơ sở chạy thận để xảy ra sự cố là đúng đắn, để vừa rút kinh nghiệm, vừa rà soát lại hoạt động, trang thiết bị, đường dẫn, nước, thuốc men từ đó có bằng chứng rút kinh nghiệm tốt hơn.
100 người bệnh chạy thận ở Hòa Bình chuyển về Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội có quá tải không thưa ông?
- Chắc chắn là quá tải rồi. Phải nói nhóm bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo càng ngày càng nhiều, tỉnh Hòa Bình mới thành lập trung tâm nhưng bây giờ đã có đến hàng trăm người đến điều trị.
Xảy ra sự cố như vừa qua là nỗi lo nhưng đứng về góc độ chuyên môn thì một tỉnh miền núi như Hòa Bình đã tổ chức được trung tâm như vậy cũng là điều tốt.
Bộ Y tế cần vào cuộc để chia sẻ, bởi các máy chạy thận ở khu vực Hà Nội hiện nay rất nhiều, hoàn toàn đủ khả năng đảm đương cho bệnh nhân. Tôi tin Cục quản lý Khám chữa bệnh sẽ giải quyết được vấn đề này.
Theo ông, ngành Y tế cần làm gì để không xảy ra những sự cố đau lòng như ở Hòa Bình?
- Cả nước có rất nhiều cơ sở có máy chạy thận và các trung tâm chạy thận nhân tạo, chúng ta có rất nhiều bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo.
Có thể nói sự cố y khoa ở Hòa Bình là rất đau lòng nhưng đây cũng là việc vẫn xảy ra trong lúc hành nghề, bất cứ quốc gia nào cũng có thể gặp tình huống như vậy. Vấn đề của chúng ta là làm sao cho sự cố y khoa ít nhất, thấp nhất, ít nghiêm trọng.
Chúng ta cần sớm công bố khi tìm ra nguyên nhân vụ việc này. Rất nên công bố nguyên nhân và tôi đã nói điều này với Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình là cần phải sớm công bố. Tôi nghĩ không có bác sĩ, nhóm bác sĩ nào trong quá trình hành nghề lại mong muốn bệnh nhân tử vong nên cần phải công bố vụ việc để rút kinh nghiệm, xử lý cho đúng. Tôi nghĩ lãnh đạo tỉnh Hòa Bình, Bộ Y tế cũng sẽ hảnh động như vậy.
Xin cảm ơn ông (!)
Theo Danviet
Lời kể của người thoát chết trong lúc chạy thận ở Hòa Bình
Chưa hết bàng hoàng sau khi thoát khỏi tai biến, anh Tiến tâm sự: "Đến giờ tôi vẫn thấy mình may mắn".
Bệnh nhân chạy thận thoát chết sau sự cố xảy ra tại Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Hòa Bình
Theo thông tin từ Bệnh viện Bạch Mai, đến nay có 10 bệnh nhân chuyển về Bệnh viện này và chuyển về các khoa. Hiện sức khoẻ của bệnh nhân đang ổn định. May mắn thoát khỏi sốc phản vệ
Anh Lê Văn Tiến - 50 tuổi, hiện đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai là 1 trong 18 bệnh nhân bị sốc phản vệ. Trong số 6 bệnh nhân cùng ca chạy thận của anh, 5 người đã bị ngất, còn anh Tiến vì phải rửa cục lọc nên mới chạy được 20 phút và chạy sau những người khác nửa tiếng nên sức khỏe không bị ảnh hưởng nhiều.
Hiện tại, anh Tiến thấy người khoẻ, chờ lọc thận chu kỳ. Các bác sĩ sẽ chuyển anh Tiến sang Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai để lọc máu chu kỳ.
May mắn thoát khỏi tai biến y khoa, anh Tiến tâm sự: "Đến giờ tôi thấy mình quá may mắn. 7 năm chạy thận ở Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình, chứng kiến nhiều người tử vong vì căn bệnh này nên tôi không quá sợ cái chết".
Chưa hết bàng hoàng, bà Lê Thị Rấm - Kim Bôi, Hoà Bình kể, nhà bà cách Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình 4 km, 1 tuần bà lọc máu 3 lần và hôm qua vẫn đi lọc máu như mọi khi. Khi tai biến xảy ra, bà bị đau bụng và đã nhanh chóng được cấp cứu và chuyển xuống khoa Thận Tiết niệu, Bệnh viện Bạch Mai.
Trao đổi với phóng viên, bác sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Trưởng khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Bạch Mai cho hay: "Trên thế giới, lọc thận nhân tạo có khá nhiều biến chứng xảy ra, nhưng chỉ xảy ra đơn lẻ do các sự cố, thỉnh thoảng xảy ra với một số bệnh nhân chứ không trầm trọng thế này".
Bác sĩ Dũng cho biết, trong 45 năm trở lại đây, đây là lần đầu tiên có biến chứng hy hữu xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình.
BS Nguyễn Hữu Dũng (bìa phải) cho biết, đây là tai biến cực kỳ hi hữu trong y văn thế giới.
Theo bác sĩ Dũng, quy trình chạy thận, lọc máu rất phức tạp qua vài chục công đoạn. Trong quá trình lọc theo dõi trong 3-4 tiếng với nhiều việc phải làm, chỉ cần một sai sót nhỏ là bệnh nhân có thể biến chứng tắc mạch và tử vong.
Chuyển 100 bệnh nhân về Hà Nội
Sáng 30.5, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã vào Bệnh viện Bạch Mai thăm 10 bệnh nhân được chuyển từ Hòa Bình về đêm 29.5.
"Đây là sự cố y khoa không ai mong muốn. Tôi gửi lời chia buồn tới gia đình các nạn nhân. Bây giờ phải ưu tiên tiếp tục cứu chữa người bệnh", GS Tiến chia sẻ.
Lãnh đạo Bộ Y tế thông tin, 100 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hoà Bình sẽ chuyển về Hà Nội để tiếp tục lọc máu chu kỳ. Đến thời điểm này, Bệnh viện Thận Hà Nội đã nhận 30 bệnh nhân. Còn các bệnh nhân còn lại sẽ chuyển về các bệnh viện khác, cả trung ương và Hà Nội, để tiếp tục lọc máu.
GS Tiến cho biết, trước mắt nguyên nhân vẫn còn phải đợi để các chuyên gia thận nhân tạo, hồi sức, hội đồng khoa học của Bộ Y tế ghi nhận các xét nghiệm để xác định nguyên nhân.
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch, hiện tại có 10 bệnh nhân hoàn thành quá trình lọc máu, chỉ số sinh tồn bình thường. Còn 2 bệnh nhân hồi sức nặng đang được tập trung bằng mọi phương tiện, kể cả thuốc đặc biệt quý hiếm của Bệnh viện Bạch Mai mang lên.
"Chúng tôi tính nhiều khả năng xảy ra và cũng không khẳng định được nguyên nhân nào. Bệnh nhân hiện tại cần gì, chúng tôi điều trị cách đó. Đây là chuyện hy hữu. Chúng tôi sẽ cố gắng hết sức cho các bệnh nhân", bác sĩ Nguyên nói.
TS Đào Xuân Cơ, phó Trưởng khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai, cũng cho hay 10 bệnh nhân đánh giá tạm thời ổn định.
Truy nguyên nhân khiến 7 người tử vong do chạy thận Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, Bộ sẽ thành lập hội đồng chuyên môn, xác minh căn nguyên, đánh giá khách quan về tai biến này. Sở Y tế Hòa Bình phải cung cấp thông tin công khai, minh bạch. Nếu có sai phạm phải xử lý nghiêm theo pháp luật; Cố gắng không để bệnh nhân tử vong, không để bệnh nhân xảy ra sự cố đáng tiếc. Ông Nguyễn Quốc Anh, Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, bệnh viện sẽ miễn phí 100% những chi phí ngoài BHYT cho những bệnh nhân này.
Theo Danviet
Sốc phản vệ "chùm" như ở BV đa khoa Hòa Bình rất hiếm gặp Về trường hợp 18 người sốc phản vệ trong đó 6 người tử vong tại Khoa Chạy thận nhân tạo (Bệnh viện đa khoa tỉnh Hòa Bình), chiều tối ngày 29.5, TS Nguyễn Cao Luận-nguyên Trưởng khoa Chạy thận nhân tạo (Bệnh viện Bạch Mai) nhận định, nếu có trường hợp sốc phản vệ "chùm" như vậy thì phải xem xét nhiều yếu...