ĐBQH không hài lòng việc Phó TT Vương Đình Huệ trả lời về đặc khu
Theo Phó Thủ tướng đặc khu là đặc biệt nên cán bộ cũng phải đặc biệt, trong dự thảo Luật Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc cũng quy định việc lựa chọn Chủ tịch, tức là người đứng đầu đặc khu rất quan trọng.
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ.
Chiều nay (6.6), Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã đăng đàn trả lời chất vấn, đã có hơn 70 đại biểu đăng ký chất vấn. Đại biểu Nguyễn Văn Thân, Thái Bình đặt câu hỏi: Sắp tới Quốc hội thông qua 3 vùng kinh tế đặc biệt, Chính phủ có tiêu chí gì đặc biệt tuyển chọn cán bộ, đặc biệt chức danh chủ tịch vùng?
Trả lời câu hỏi này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, đã nói đặc khu là đặc biệt, tính chất đặc biệt, nhiệm vụ đặc biệt, cán bộ cũng phải đặc biệt. “Vừa rồi trong dự thảo Luật có quy định người đứng đầu đặc khu rất quan trọng, quy trình cán bộ rất chặt chẽ theo hướng Chủ tịch tỉnh giới thiệu, Bộ Nội vụ thẩm định, HĐND bầu, Thủ tướng phê chuẩn. Với quy trình cán bộ chặt chẽ tôi tin sẽ chọn được người đủ đức, đủ tài đứng đầu đặc khu”, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nói.
Chất vấn Phó Thủ tướng, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) đã đặt vấn đề: Xin Phó Thủ tướng cho biết một cách khái quát, nếu triển khai thành công 3 đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc thì kinh tế xã hội của các địa phương đó sẽ phát triển như thế nào, đóng góp như thế nào cho kinh tế Việt Nam.
Đại biểu Nguyễn Anh Trí (Hà Nội -ảnh VPQH).
Video đang HOT
Đại biểu Trí cũng đề nghị Phó Thủ tướng phân tích giữa mối quan hệ giữa phát triển kinh tế ở 3 đặc khu đó với sự ổn định về an ninh quốc phòng, vẹn toàn lãnh thổ đất nước theo thời gian 10 năm và lâu hơn nữa.
Trả lời câu hỏi của đại biểu Trí, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, đặc khu thì là nơi thử nghiệm thể chế và tạo cực tăng trưởng. “Chúng ta tính toán lợi ích tổng thể kinh tế ,đầu tư, quan hệ kinh tế- quốc phòng, an ninh, những vấn đề này Quốc hội đang thảo luận. Khi có những đặc khu này thì Hà Nội và TP. HCM vẫn là 2 đầu tàu kinh tế. Dù có hay không đặc khu, 7 vùng kinh tế trọng điểm vẫn phải tập trung chính sách để lan toả tới các địa phương khác. Có hay không có đặc khu thì cũng không thay đổi chính sách hay tập trung nguồn lực tới 2 TP lớn và 7 vùng kinh tế”, Phó Thủ tướng cho biết.
Tranh luận lại, đại biểu Nguyễn Anh Trí cho rằng ông và cử tri không hài lòng với nội dung trả lời của Phó Thủ tướng. “Tôi không đề cập tới 2 đầu tàu kinh tế hay 7 vùng kinh tế. Tôi hỏi Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc phát triển thế nào, kinh tế – xã hội thế nào, xin Phó Thủ tướng cho vài nét khái quát để người dân yên tâm…”đại biểu Trí nói.
Trước vấn đề này, Chủ tịch Quốc hội cho biết, dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc chưa được thông qua, đang bàn, do đó để có câu trả lời đầy đủ cần nghiên cứu cặn kẽ hơn và Phó Thủ tướng sẽ trả lời vấn đề đại biểu Trí nêu bằng văn bản.
Cũng liên quan đến vấn đề đặc khu, đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) đặt câu hỏi; “nếu Quốc hội thông qua Luật ba vùng kinh tế đặc biệt (Đặc khu), Chính phủ có tiêu chí nổi trội gì về việc chọn cán bộ, đặc biệt là chức danh chủ tịch ?
Trả lời câu hỏi này, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho hay, nói là đặc khu là những cái đặc biệt, tính chất đặc biệt, nhiệm vụ đặc biệt “thì chắc cán bộ cũng phải đặc biệt”.
Phó Thủ tướng cũng cho biết, trong dự luật cũng quy định lựa chọn người đứng đầu là Chủ tịch đặc khu với quy trình chặt chẽ theo hướng: Chủ tịch tỉnh giới thiệu, Bộ Nội vụ thẩm định, HĐND bầu và Thủ tướng phê chuẩn
“Tôi nghĩ chắc chắn sẽ chọn được người đủ đức đủ tài”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình)
Về câu hỏi liên quan đến vấn đề quản lý tiền ảo bitcon của đại biểu Thân nêu, Phó Thủ tướng cho biết: Khi có thông tin liên quan đến người dân ở một số TP lớn mua máy đào bitcon, sử dụng thẻ cào thanh toán qua mạng, kinh doanh tiền ảo 15 nghìn tỷ mà Công an đã khởi tố, Thủ tướng chỉ đạo yêu cầu Bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước xây dựng khuôn khổ quản lý tiền ảo nói chung.
Ngân hàng Nhà nước ra văn bản không công nhận bitcon, và tiền ảo khác. Nhưng tình trạng mua máy đảo tiền ảo rất sôi động. Năm trước đã có hơn 15 nghìn máy đào tiền ảo, trong đó ở TP. HCM khoảng 9 nghìn máy, Hà Nội khoảng 6 nghìn máy. “Có lẽ sẽ xem xét không cho nhập máy này”, Phó Thủ tướng cho biết.
Theo Danviet
Thủ tướng nhận được nhiều tin nhắn, thư về cho thuê đất 99 năm
Sáng nay (4.6), trao đổi nhanh với báo chí bên hành lang Quốc hội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho hay cá nhân ông nhận được rất nhiều tin nhắn, thư, điện thoại của các nhân sĩ trí thức, đại biểu Quốc hội... về vấn đề cho thuê đất 99 năm trong dự thảo luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc (ảnh Chinhphu).
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, Chính phủ rất lắng nghe các ý kiến của các nhà khoa học, các đại biểu Quốc hội và người dân. "Quốc hội xem xét một cách thận trọng và Quốc hội quyết định thế nào thì Chính phủ cũng rất trân trọng", Thủ tướng chia sẻ.
Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vấn đề cho thuê đất 99 năm không phải là điểm mấu chốt, mà quan trọng nhất ở dự luật là môi trường đầu tư làm sao để thu hút, tạo sự cạnh tranh với các đặc khu khác, vì thế giới đã làm nhiều đặc khu, làm từ lâu và nhiều đặc khu đã rất thành công, chúng ta bây giờ mới làm là chậm.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: "Riêng vấn đề cho thuê đất 99 năm cũng rất đặc biệt, nếu có thì Thủ tướng cũng sẽ xem xét một cách rất chặt chẽ, cùng với nhiều điều kiện khác và tất nhiên, trước đó là phải lấy ý kiến các ngành liên quan". Ông nói thêm, việc thành lập các đặc khu kinh tế trên thế giới đã làm từ lâu và nhiều nơi họ làm thành công.
Trước đó vào ngày 23.5, khi thảo luận về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc có nhiều đại biểu đã nhắc đến vấn đề cho nhà đầu tư thuê đất 99 năm. Đáng chú ý có ý kiến tranh luận của đại biểu Nguyễn Văn Thân (Thái Bình) và Dương Trung Quốc (Đồng Nai).
Đại biểu Thân cho rằng để đảm bảo tính vượt trội, đột phát, nếu không đưa ra những ưu đãi giao đất đến 99 năm thì các nhà đầu tư sẽ nhìn vào và so sánh. Ông nói ở các nước đã làm việc này nếu chúng ta không có quy định vượt trội thì nhà đầu tư không vào, "chúng ta không lo lắng bởi tài sản, công trình họ nằm đều nằm trên đất nước ta", đai biểu Thân nói.
Sau phát biểu của đại biểu Thân, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai), bấm nút xin phát biểu tranh luận. Ông cho biết, rất hoan nghênh việc dự luật đã điều chỉnh lại giao thẩm quyền quyết định về giao đất dài hạn cho Thủ tướng Chính phủ.
"Đại biểu Thân có thể đưa ra dẫn chứng nơi nào trên thế giới để chấp nhận điều kiện này (giao đất dài hạn cho nhà đầu tư). Vấn đề này chúng ta phải hết sức thận trọng, chúng ta là những người sống trong thời đương đại, chúng ta có thể đại diện cho thế hệ chúng ta 100 năm nữa không?", đại biểu Quốc nêu.
Vị đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai này cho rằng, nói đến đặc khu đừng bỏ qua hai yếu tố, thứ nhất là thử nghiệm, thử nghiệm có thể thành công, có thể thất bại; thứ hai là vấn đề địa chính trị, đặc biệt là khu Vân Đồn (Quảng Ninh). "Với tất cả các yếu tố trong đó có bất động sản nếu không cẩn thận sẽ đặc khu sẽ thành nơi di dân", đại biểu Quốc cảnh báo.
Theo Danviet
"Lò đã nóng, không ai muốn thêm nhiều củi sau khi 3 đặc khu ra đời" "Lò đã nóng lắm rồi và chúng ta không ai muốn tiếp tục có thêm nhiều củi sau khi 3 đặc khu ra đời", đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP.HCM) nêu quan điểm tại phiên thảo luận tại Quốc hội sáng nay về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt. Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (ảnh VPQH). Cuối...