ĐBQH Dương Trung Quốc phản ứng việc tích hợp môn Lịch sử
Ông Dương Trung Quốc: “Để Lịch sử đứng độc lập là môn riêng còn nan giải thì nay đem tích hợp thì sẽ mang lại hiệu quả ra sao?”.
Trong dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể do Bộ GD-ĐT đưa ra lấy ý kiến, dự kiến tích hợp môn Lịch sử với môn Đạo đức – Công dân và Quốc phòng – An ninh thành môn mới là “Công dân với Tổ quốc” đã gây xôn xao dư luận trong thời gian qua.
Trao đổi với PV bên lề kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XIII, đại biểu Dương Trung Quốc (tỉnh Đồng Nai) đã cho rằng đây chỉ là dự án của một nhóm tác giả do Bộ GD-ĐT chỉ đạo, chưa từng được lấy ý kiến rộng rãi mà đã tuyên bố như công cụ để thay thế.
ĐBQH Dương Trung Quốc trao đổi với PV tại hành lang Quốc hội
“Không phải giới lịch sử chúng tôi đề cao môn học này, mà trong bối cảnh tình hình đất nước, láng giềng, khu vực và quốc tế như hiện nay cho thấy vấn đề chủ quyền, hội nhập là rất hệ trọng. Vì thế, hơn bao giờ hết, không thể lãng quên lịch sử, đánh mất mình. Do vậy, nếu muốn thay đổi thì cần làm hết sức cẩn trọng, không thể làm đơn giản”, đại biểu Dương Trung Quốc bày tỏ.
Đại biểu cho hay, kết quả là nhiều người thất vọng với ý tưởng “khai tử” môn Lịch sử. Thất vọng không phải vì mọi người không ủng hộ Bộ GD-ĐT tìm ra phương hướng phát triển trong sự nghiệp trồng người, mà thất vọng vì 2 điều.
Thứ nhất, những gì mà Bộ GD-ĐT đã làm, tạo nên thực trạng dạy và học Sử hiện nay. Thứ hai là cách làm, cách triển khai. “Bộ GD-ĐT luôn lập luận không bỏ môn Lịch sử nhưng theo tôi, đó chỉ là cách nói và chúng tôi rất nghi ngờ”, đại biểu Dương Trung Quốc nêu vấn đề.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng, Bộ GD-ĐT cần hết sức thận trọng. Dường như những người đưa ra ý tưởng và triển khai sự đổi mới này đã quá tự tin vào việc vận dụng mô hình tích hợp theo hướng giảm nhẹ áp lực học cho học sinh, đi sâu vào trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản.
Video đang HOT
Vấn đề dạy và học Lịch sử đã được báo động cách đây 2 thập kỷ, ở thời điểm năm 1996. Khi đó, báo chí cũng đã nhắc nhiều về vấn đề thờ ơ, lạnh nhạt với môn Lịch sử ngày càng trầm trọng.
“Mặc dù có nhiều lý do để dẫn đến tình cảnh này nhưng lẽ ra, thay vì Bộ GD-ĐT tăng cường cải thiện tình hình, khắc phục hạn chế để thúc đẩy môn Lịch sử, thì nay lại chủ trương thay đổi bằng một phương thức hoàn toàn mới. Dù môn Lịch sử vẫn được dạy ở một số môn học tích hợp, nhưng đến giai đoạn quan trọng nhất là bậc THPT thì lại tích hợp gộp 3 môn lại. Hơn nữa, mục tiêu đặt ra trong việc tích hợp môn Lịch sử cũng chưa được những người soạn thảo trình bày một cách thấu đáo” – đại biểu bức xúc.
Đại biểu Dương Trung Quốc thắc mắc, mục tiêu của tích hợp là gì thì Bộ GD-ĐT chưa lý giải được thấu đáo, hay chỉ đơn thuần là con số cộng. Mặt khác, để Lịch sử đứng độc lập là môn riêng còn nan giải thì nay đem tích hợp thì sẽ mang lại hiệu quả ra sao?
Hơn nữa, Bộ GD-ĐT muốn thay đổi bất cứ điều gì cũng cần căn cứ trên cơ sở luật pháp. Môn Giáo dục Quốc phòng – An ninh có hẳn Bộ luật riêng là Luật Giáo dục quốc phòng và an ninh, có thể gọi riêng, được định vị rõ ràng, nay lại xóa cả môn học như không có gì. Vì vậy, nhiều nhà sử học không tán thành cách ứng xử với môn Lịch sử của Bộ GD-ĐT theo kiểu “cái gì không làm được thì bỏ đi”.
“Chúng tôi mong muốn Bộ GD-ĐT nên tham khảo, tranh thủ ý kiến của Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam cũng như nhiều tổ chức liên quan trong quá trình xây dựng dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. Ngay trong Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam đã có riêng một bộ phận giảng dạy Lịch sử.
Giáo sư Phan Huy Lê thất vọng với cách thức tích hợp môn Lịch sử
VOV.VN -Lắp ghép một ít nội dung lịch sử rồi cho là môn Lịch sử đã được tích hợp, hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học.
Ngay cả tại hội thảo, những người tham dự trong đó có tôi, rất lấy làm thất vọng khi những ý kiến đóng góp từ giới sử học được đáp lại bằng việc đại diện bên soạn thảo luôn khẳng định cách làm của họ là đúng, không có gì sai” – ông Dương Trung Quốc nói.
Theo đại biểu Dương Trung Quốc, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam sẽ lắng nghe và sẽ cho ý kiến rõ ràng trong buổi hội thảo riêng về vấn đề này vào giữa tháng 11/2015./
Lại Thìn
Theo_VOV
Bộ trưởng 2 lần nhận tín nhiệm "báo động" - quyết định thuộc Đảng
"Có một số Bộ trưởng đã có nhiều cố gắng sau lần lấy phiếu đầu tiên nhưng vẫn chưa có kết quả cao trong lần lấy phiếu vừa qua. Việc điều chuyển, thay đổi vị trí công tác đối với những chức danh này hay không phụ thuộc cơ quan của Đảng"...
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc trao đổi trong cuộc họp báo công bố kết quả kỳ họp thứ 8 của Quốc hội chiều tối 28/11.
Kết quả sau cùng với việc sửa Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm các chức danh lãnh đạo chủ chốt của nhà nước do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn theo hướng giảm tần suất lấy phiếu từ định kỳ hàng năm xuống 1 lần/nhiệm kỳ, giữ nguyên 3 mức đánh giá tín nhiệm tiếp tục nhận nhiều quan tâm của báo giới, dư luận.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc chủ trì cuộc họp báo sau lễ bế mạc kỳ họp thứ 8 của Quốc hội.
Một băn khoăn được gửi tới Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc là kết quả tổng hợp ý kiến kiến nghị cử tri cho thấy, tại 13 tỉnh thành cử tri có ý kiến về việc sửa Nghị quyết 35 đều thể hiện nguyện vọng duy trì ít nhất 2 lần lấy phiếu/nhiệm kỳ, thiết kế phiếu tín nhiệm với 2 mức đánh giá, khác với phương án quyết định của Quốc hội khi thông qua Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết 35.
"Vậy kết quả hơn 81% đại biểu tán thành thông qua Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm (sửa đổi) của Quốc hội hôm nay có phản ánh đúng, phù hợp với nguyện vọng, ý chí của cử tri?" - đây là câu hỏi báo giới đặt ra với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc xác nhận, trong quá trình thảo luận về việc sửa Nghị quyết 35 tại hội trường cũng còn ghi nhận nhiều ý kiến khác nhau. 6/6 đại biểu phát biểu trên hội trường cho là nên lấy 2 lần/nhiệm kỳ. Tuy nhiên, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội giải thích, các đại biểu khác chưa phát biểu hoàn toàn có thể là những ý kiến đồng tình với phương án như dự thảo Nghị quyết sửa đổi đề ra.
"Và kết quả biểu quyết với hơn 81% đại biểu tán thành việc lấy phiếu 1 lần/nhiệm kỳ, đánh giá tín nhiệm ở 3 mức hôm nay đã thể hiện điều đó" - ông Phúc nhấn mạnh.
Nói thêm về vấn đề phiếu tín nhiệm phân làm 2 mức hay 3 mức, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội nhắc lại nguyên tắc lấy phiếu để thăm dò tín nhiệm đối với những cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị quản lý. Việc này nhằm phục vụ việc phân công, điều chuyển, luân chuyển cán bộ cũng như để chuẩn bị nhân sự cho nhiệm kỳ sau. Theo đó, việc lấy phiếu ở 3 mức sẽ giúp có nhiều lựa chọn, đánh giá cụ thể hơn đối với cán bộ chứ không hướng tới mục đích xử lý cán bộ.
"Khi tiếp xúc cử tri, chúng tôi cũng sẽ trao đổi vấn đề này, để giải thích với cử tri điều đó và tôi tin cử tri sẽ hiểu, thông cảm" - ông Nguyễn Hạnh Phúc đáp.
Một câu hỏi khác đặt ra cho Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, việc lấy phiếu tại nhiệm kỳ Quốc hội khoá XIII cho thấy có những Bộ trưởng đã 2 lần liên tiếp nhận kết quả đánh giá tín nhiệm "báo động", có cơ chế điều chuyển, thay đổi vị trí công tác?
Chủ nhiệm Nguyễn Hạnh Phúc xác nhận: "Đúng là có một số vị Bộ trưởng, Trưởng ngành đã có nhiều cố gắng sau lần lấy phiếu đầu tiên nhưng vẫn chưa có kết quả cao trong lần lấy phiếu vừa qua. Điều đó là lời nhắc nhở để các vị đó cần phát huy hơn nữa. Còn vấn đề có điều chuyển, thay đổi vị trí công tác đối với những chức danh này hay không là phụ thuộc vào cơ quan tổ chức cán bộ, cơ quan của Đảng".
Quốc hội không can thiệp việc mâu thuẫn của đại biểu
Vấn đề khác đặt ra với Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội là hiện tượng đại biểu Quốc hội có những hình thức tranh luận "quá lố" xúc phạm nhau, như vụ ông "nghị" Hoàng Hữu Phước viết blog "nhạo" đại biểu Trương Trọng Nghĩa (cùng đoàn ĐBQH TPHCM) gây sóng dư luận từ đầu kỳ họp. Được biết, ít ngày trước, đoàn ĐBQH TPHCM đã họp, yêu cầu ông Phước phải xin lỗi cả tập thể nhưng ông Phước không đồng ý ký biên bản làm việc. Đây không phải là lần đầu ông "nghị" Phước bài bác đồng nghiệp một cách xúc phạm trên blog cá nhân. Trước đó, trong bài viết "tứ đại ngu", ông Phước đã hướng mũi công kích tới đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) và phải đính chính, xin lỗi ông Quốc sau đó. Băn khoăn đặt ra là làm sao để đảm bảo văn hoá nghị trường, tránh hiện tượng đại biểu xúc phạm nhau qua các sự việc này? Đáp lại câu hỏi, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhìn nhận, chuyện tranh luận, trao đổi với nhau là quyền riêng tư của đại biểu, trong đó có cả việc phát ngôn, nêu quan điểm, viết bài trên blog. "Chuyện chưa hiểu nhau, mâu thuẫn, bức xúc giữa 2 đại biểu cũng là hoàn toàn bình thường. Các đại biểu đã tự phân giải được, tự xin lỗi nhau, không còn ý kiến là một việc tốt, chưa có vấn đề gì cần đưa ra lên đến Quốc hội" - ông Phúc phân tích. Ngoài ra, theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, việc muốn đưa ra Quốc hội giải quyết cũng cần có văn bản đề xuất, nêu ý kiến của đoàn ĐBQH trực tiếp quản lý đại biểu gửi lên. Đến thời điểm này, Quốc hội chưa nhận được thông tin, văn bản nào về vấn đề này.
P.Thảo
Theo Dantri
Đại biểu QH Dương Trung Quốc: Từ chức ở xứ ta là bất... Đại biểu QH, nhà sử học Dương Trung Quốc khẳng định như vậy bên lề QH sáng 8-6 xung quanh sự việc ông Nguyễn Sự, Bí thư Thành ủy Hội An (tỉnh Quảng Nam) từ chức. - Phóng viên: Bí thư Thành ủy Hội An, tỉnh Quảng Nam Nguyễn Sự bất ngờ "treo ấn từ quan", ông có suy nghĩ gì về vấn...