ĐBQH đề nghị đưa Luật Từ chức vào chương trình kỳ họp Quốc hội
Chiều nay (11/6), với hơn 92,56% số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định (ảnh quochoi.vn).
Theo Nghị quyết, tại kỳ họp thứ 9 (năm 2020), Quốc hội sẽ ý kiến về những luật đáng chú ý như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính; Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sửa đổi); Luật Biên phòng Việt Nam…
Trong báo cáo Giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nêu:
Video đang HOT
Một số ý kiến của đại biểu đề nghị bổ sung vào Chương trình các dự án, dự thảo để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế – xã hội như: Nghị quyết thực hiện thí điểm một số nội dung về đất đai; Nghị quyết về việc thi hành Luật Quy hoạch và các luật có liên quan đến quy hoạch; sửa đổi Luật Giao thông đường bộ, Luật Bảo hiểm y tế; xây dựng Luật Hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp, Luật Kiến thức khoa học, Luật Làng nghề Việt Nam, Luật Phê bình, tự phê bình, Luật Từ chức, Luật Chuyển đổi giới tính, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật Ngôn ngữ, Luật hoặc Nghị quyết về quy trình, thủ tục thí điểm …
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo cụ thể như sau: Về Nghị quyết thí điểm một số nội dung về đất đai: nội dung này khá phức tạp, liên quan chặt chẽ đến việc sửa đổi Luật Đất đai. “Theo dự kiến chương trình, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai đã được đưa vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2020. Do đó, không cần thiết phải thực hiện thí điểm một số nội dung về đất đai mà Chính phủ cần tập trung chỉ đạo việc tổng kết thi hành Luật Đất đai hiện hành, đánh giá tác động các chính sách cần sửa đổi để xây dựng dự án Luật trình Quốc hội”, ông Nguyễn Khắc Định, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho biết.
Về dự án Luật Hành nghề kỹ sư chuyên nghiệp, theo ông Nguyễn Khắc Định ngày 28/5/2019, Liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuật Việt Nam đã gửi hồ sơ đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét; trường hợp bảo đảm đủ điều kiện sẽ bổ sung vào Chương trình.
Đối với đề nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các luật còn lại, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được ghi nhận và chuyển các kiến nghị này đến Chính phủ để chỉ đạo các cơ quan có liên quan nghiên cứu, phục vụ việc đánh giá, tổng kết các văn bản luật có liên quan; trường hợp cần thiết sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới thì Chính phủ chỉ đạo xây dựng hồ sơ đề nghị để đưa vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.
“Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị các vị đại biểu Quốc hội có sáng kiến có thể chủ động nghiên cứu, hoàn thiện hồ sơ kiến nghị về luật để trình bổ sung vào Chương trình theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ giao Văn phòng Quốc hội và Viện Nghiên cứu lập pháp hỗ trợ đại biểu để thực hiện việc xây dựng hồ sơ đề nghị theo yêu cầu”, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật nói.
Theo Danviet
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình nói gì về quy định nêu gương từ chức?
Sáng nay (1.11), tại phiên chất vấn của Quốc hội, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đã trả lời câu hỏi của đại biểu Quốc hội xung quanh vấn đề cán bộ nêu gương từ chức khi không đủ uy tín.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình (ảnh IT).
Đại Nguyễn Anh Trí (TP Hà Nội) đã đặt vấn đề: Hội nghị Trung ương 8 khóa XII có quy định trách nhiệm nêu gương, trong đó có nói cán bộ lãnh đạo chủ động từ chức nếu không đủ điều kiện, năng lực, uy tín. "Làm thế nào để quy định này áp dụng được với các cán bộ, đảng viên", đại biểu Trí đặt câu hỏi.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho biết: Từ chức là vấn đề mới, là hình thức tự nguyện nếu như người được bầu hoặc bổ nhiệm thấy mình không đủ sức khỏe, uy tín hoặc có vi phạm. Trong Luật cán bộ công chức cũng quy định 5 hình thức kỷ luật đối với cán bộ công chức, riêng đối với cán bộ có thêm hình thức miễn nhiệm và bãi nhiệm. Ông cho biết, pháp luật hiện nay chưa có quy định rõ về hình thức từ chức.
"Sau khi có Nghị quyết Trung ương 8 khóa XII, Quốc hội, Chính phủ sẽ cụ thể hóa. Vấn đề từ chức không chỉ trong các cơ quan Chính phủ, mà cả trong Đảng, trong hệ thống chính trị, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ. Đây là vấn đề khá rộng cần phải nghiên cứu để tiếp tục hoàn thiện. Đối với Chính phủ cũng sẽ nghiên cứu để ban hành một hình thức văn bản, ví dụ như Nghị định hướng dẫn cụ thể các văn bản của Quốc hội hay Luật cán bộ, công chức", Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ cho biết.
Vẫn theo Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ, từ chức là hình thức tự nguyện, nếu cán bộ đó vi phạm mà không từ chức, cơ quan chức năng sẽ bỏ phiếu tín nhiệm, anh không đạt phiếu theo quy định thì bị bãi nhiệm. Về trách nhiệm pháp lý của cán bộ công chức vi phạm đó vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hay kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính.
Theo Danviet
ĐB Dương Trung Quốc : Chưa bao giờ được DN rượu bia mời đi nước ngoài Liên quan đến việc góp ý vào dự thảo Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia, người ta có nói tôi tham gia vào một số sinh hoạt của hiệp hội rượu, bia. Đó là chuyện hết sức bình thường, tôi nói tiếng nói của mình ở đó và phải chịu trách nhiệm về ý kiến đó, ĐBQH Dương Trung Quốc nói...