ĐB Phước và những hành động khác người
Từng viết thư cho Saddam Hussein xung phong là quân sư để ngăn chặn Mỹ và liên quân tấn công hay viết thư cho TBT Đảng Cộng sản Mỹ, ĐB Phước cho rằng, những việc đó không có gì khác người.
Thưa ông, có một bài viết trên blog khá nhiều người xem nói rằng, hồi học Đại học, ông cố tình ở lại năm thứ 3 để tránh phải đi bộ đội trong lúc cả nước đang tổng động viên vì bọn bành trướng xâm lược ở biên giới phía Bắc? Điều này có thật không?
Ồ, nói thật với anh, nếu giai đoạn đó tôi có đăng ký xung phong đi bộ đội thì cũng chẳng được vì tôi lúc ấy rất ốm yếu, mắt bị cận nặng, quân đội không bao giờ chấp nhận được thể trạng và mắt kém như thế!
Tôi học Đại học khóa đầu tiên sau ngày giải phóng. Lúc đó, có 2 khóa đầu nhập lại thành một lớp đầu tiên. Hoàn cảnh ngày mới giải phóng là thời điểm giao thời nên chưa được bài bản bình thường đâu. Rất nhiều trường hợp phải học trộn chung như tôi chứ không phải chỉ mình tôi.
Việc nói tôi cố tình để tránh đi bộ đội là suy diễn, bịa đặt đấy. Tôi còn giữ học bạ mà.
Cũng trong bài viết nói trên, tác giả còn nói thêm nữa rằng, trong kỳ thi tốt nghiệp Đại học, ông bị rớt một môn chính. Ông đã đến nhà cô giáo “xin” điểm. Xin không được, ông đã dọa tự tử tại nhà khiến cô giáo hoảng hồn hoảng vía, phải gọi điện lên phường và trường, công an và bạn học phải đến “lôi” ông về?
À, chuyện này thì tôi có nghe rồi. Hồi năm 2011, trong một kỳ họp Quốc hội, anh Đặng Thành Tâm mở xem báo mạng trên điện thoại, đọc thấy bài đó, liền đưa tôi xem. Sau đó tôi đã có viết bài về cô giáo của tôi tên Trương Tuyết Anh trên blog. Cô rất quý tôi và đã có những nhận xét rất tốt trong học bạ của tôi khi tốt nghiệp. Tôi sẽ gửi cho anh xem bảng điểm học và nhận xét của nhà trường về tôi ở Đại học.
Tôi đã bị đe dọa, vu cáo như thế nhiều lắm.
Có những chuyện ông đã làm khiến nhiều người ngạc nhiên, thán phục nhưng ngược lại, có không ít người bảo anh là …không bình thường! Trước hết là việc anh viết thư xung phong làm quân sư cho cựu tổng thống Iraq Saddam Hussein bày kế liên hoành để ngăn chặn Mỹ và liên quân tấn công. Đầu đuôi chuyện này là thế nào? Sao ông lại lấy tên là Lăng Tần để gửi thư cho ông Saddam Husein?
Tôi là người tu theo Phật, thường hay đọc kinh. Trong kinh Lăng Nghiêm có dịch từ chữ Phạn, có con chim ngậm xâu chuỗi bay là là theo Đức Phật tên là Ca Lăng Tần Già. Tôi lấy 2 chữ giữa là Lăng Tần làm bút hiệu, muốn thể hiện cái tâm hướng thượng theo Phật và những gì tốt đẹp của thế gian.
Video đang HOT
Nếu trường hợp bãi miễn xảy ra, tôi sẽ luôn chứng minh tôi luôn là công dân tốt, gương mẫu. Ảnh: Tá Lâm
Tôi dùng bút hiệu Lăng Tần Hoàng Hữu Phước viết thư cho Saddam Husein hiến kế liên hoành với mục đích tránh chiến tranh. Giờ tôi vẫn còn giữ các hóa đơn của bưu điện tiền gửi thư qua Iraq cho tổng thống Saddam.
Theo đó, tôi đề nghị Saddam cử tôi làm đại sứ đặc mệnh toàn quyền để đi công du ở các nước, tạo thế chân vạc liên hoành giữ cho Mỹ không thể gây chiến tranh, giữ hòa bình thế giới. Điều đó không chỉ có lợi cho nhân dân Iraq mà còn có lợi cho chính nước Mỹ, Việt Nam ta và thế giới…
Tổng thống Saddam Hussein có phúc đáp lại không? Đại sứ Iraq tại Việt Nam có liên lạc trao đổi gì về lá thư đó?
Không!
Còn người Mỹ?
Không! Chẳng ai nói gì với tôi cả vì thư tôi gửi được một tháng thì chiến tranh đã nổ ra. Liên quân Mỹ – Anh nhanh chóng đánh bại quân đội của Saddam Husein. Ông ta bị bắt và bị treo cổ. Âu cũng là mệnh trời!
Ông làm việc này thực sự nghiêm túc, đã có suy nghĩ chín chắn chưa?
Rất nghiêm túc, rất chín chắn! Lúc ấy tôi là công dân bình thường nhưng có điều kiện để thực hiện nếu được ông Saddam Husein đồng ý. Mục đích rất rõ, góp phần ngăn cản chiến tranh. Điều đó có lợi cho thế giới, cho nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tiếc rằng, chiến tranh diễn ra quá nhanh.
Hình như hồi còn sinh viên, ông đã từng có việc làm “khác người”, như viết thư cho TBT Đảng Cộng sản Mỹ?
Chẳng có gì khác người đâu, tôi viết thư cho Tổng bí thư Đảng Cộng sản Mỹ với mục đích tìm hiểu của người Cộng sản ở đất nước tư bản như Mỹ. Thư gửi đi, 3 tháng sau tôi nhận được thư trả lời của ông Tổng bí thư Đảng cộng sản Mỹ. Họ rất lịch sự, đàng hoàng.
Trở lại vấn đề đang nổi đình nổi đám hiện nay, qua báo chí, được biết ông Dương Trung Quốc đã chấp nhận lời xin lỗi của ông. Tuy nhiên, dư luận và cử tri có vẻ chưa thực sự hài lòng. Ông có muốn nói thêm điều gì?
Tôi là người Việt và luôn đối xử với những người quanh tôi bằng tình tương thân, tương trợ, thông cảm, hiểu biết, nâng đỡ, động viên. Những khi họ phạm lỗi, tôi phải tự đặt câu hỏi cho chính mình là liệu mình có đang “bao che” hay không. Chính vì vậy, tôi sẽ không ngạc nhiên nếu dư luận và cử tri nhận xét con người phạm lỗi quanh họ cũng với sự hiểu biết, cảm thông, và nâng đỡ, v.v. trên tinh thần Việt như thế.
Các luật lệ được đặt ra là do con người không hoàn hảo lý tưởng một cách tuyệt đối. Chuyện ngụ ngôn khi vua Solomon bảo chỉ những người nào tuyệt hảo không tì vết mới được ném đá xử tử người phạm lỗi luôn là nội dung được nhắc đến và hầu như người tốt và người tốt hơn là nằm trong đa số nhân loại. Mỗi việc đều có một thang điểm đánh giá riêng hay cách xử lý riêng. Có người phạm tội mà dư luận muốn án nặng nhất nhưng luật pháp không thể áp dụng do người đó ở tuổi vị thành niên. Tôi có niềm tin rằng dư luận công chính và cử tri công tâm nước Việt mong muốn điều lớn lao nhất là Đại biểu Quốc hội phải có đủ tài để xây dựng đất nước hùng cường.
Việc một đại biểu thóa mạ một đại biểu khác sẽ chịu sự chế tài của các quy định hiện hành ngoài việc chủ động giải quyết ổn thỏa với đại biểu bị thóa mạ. Tôi cho rằng đó là cách xử lý vụ việc theo hướng tích cực.
Ông có dự kiến tình huống xấu nhất xảy ra (ví dụ như bị bãi miễn…). Nếu xảy ra thì ông sẽ như thế nào?
Tôi luôn tôn trọng luật pháp quốc gia. (Điều này không có nghĩa tôi chưa bao giờ bị phạt vi phạm luật giao thông đường bộ). Thượng tôn luật pháp là tính văn minh của một công dân yêu nước, nghĩa là cố gắng tuân thủ luật pháp trong việc tránh vi phạm và trong việc chấp hành các xử lý. Tuân thủ luật đi đường nghĩa là khi vi phạm không được gây sự với công an viên làm rối loạn trật tự nơi công cộng.
Nếu trường hợp bãi miễn xảy ra, tôi sẽ luôn chứng minh tôi luôn là công dân tốt, gương mẫu, qua việc dù trước khi vào Quốc hội, trong thời gian ở Quốc hội, và trong thời gian trở về đời sống dân sự tôi sẽ luôn nói về, viết về lòng yêu nước, lòng tin vào Đảng Cộng Sản, và sự tôn trọng Nhà nước và Chính phủ, cũng như không ngừng đóng góp ý kiến xây dựng cho Đảng và Nhà Nước, điều mà tôi đã luôn thực hiện từ lúc còn là một giáo viên trẻ.
Như vậy, việc nghiêm túc chấp hành quyết định của quốc hội cũng chính là dịp nêu gương của người đại biểu Quốc hội.
Theo 24h
ĐBQH Hoàng Hữu Phước: Sẽ không từ nhiệm
"Tôi là người lớn mà, một khi đã thấy sai thì sẽ phục thiện. Chắc chắn trong vài ngày tới tôi sẽ viết thư xin lỗi anh Dương Trung Quốc".
Đó là những chia sẻ của đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hoàng Hữu Phước với báo chí trong cuộc gặp chiều 19/2 xung quanh bài viết công kích ông Dương Trung Quốc (Dương Trung Quốc: Bốn điều sai năm cũ (Tứ Đại Ngu)) trên blog cá nhân của mình. Trong chiếc áo màu đỏ sậm, thắt chiếc caravat màu hồng, mái tóc được chải chuốt chỉnh tề, ông Phước mở đầu câu chuyện: "Đầu năm gặp nhau giá như là vì lập được một kỳ công nào đó với Nhà nước thì hay biết mấy; còn cuộc gặp hôm nay vì tôi gây chuyện làm anh em nhức đầu".
Viết blog như đặt "thùng nước đá" bên đường
- Phóng viên: Cho đến lúc này, khi thật sự lắng lại, ông suy nghĩ gì về việc làm của mình, với tư cách là một ĐBQH?
Ông Hoàng Hữu Phước: Tôi đã sai về phương pháp truyền tải chính kiến của mình. Tôi xin chấp nhận sự sai ấy như một sự phục thiện. Nhưng cũng xin nói thêm, cái sai này xuất phát từ việc tôi có thói quen viết blog từ hơn 10 năm nay. Tôi cứ nghĩ, khi tôi không đồng ý về vấn đề nào đó thì tôi viết ra chính kiến của mình và đưa lên blog ai đọc hay không đọc thì thôi, xem như "thùng nước đá" đặt bên lề đường cho mọi người đi qua uống hay không uống thì tùy.
Tôi cũng hay viết phê bình phiếm chỉ theo kiểu dí dỏm, trêu đùa. Trước đây thì tôi hay cứ viết trống không (không nêu đích danh) ai muốn hiểu gì thì hiểu. Nhưng điều sai ở đây là trong bài viết này, tôi viết châm biếm mà nêu đích danh ông Dương Trung Quốc. Đáng lẽ ở đây khi nêu đích danh tôi nên gửi trực tiếp cho ĐB đó thì hay hơn.
- Vậy ý ông là ông chỉ sai về mặt phương pháp truyền tải chính kiến của mình? Nhưng chắc ông biết rằng mình đang là ĐBQH và người dân thật khó chấp nhận khi đọc những câu chữ, lời lẽ miệt thị, đả kích trong bài viết?
Ban đầu là tôi chủ quan nghĩ "có gì đâu", bài viết của mình trên blog như "thùng nước đá" đặt dọc đường. Nhưng giờ tôi đã thay đổi nhận thức của mình rằng việc đưa chính kiến lên blog đâu phải "như thùng nước đá" kia sao cũng được; ai muốn uống hay không uống cũng được. Hai năm nay, tôi không chỉ là một công dân thường mà còn là một ĐBQH. Tôi phải làm sao để thùng nước đá kia phải là thùng nước tinh khiết. Người ta khi uống cũng phải uống được nước ngon chứ không phải nước không sạch.
Tôi cũng thấy rằng việc mình làm dễ để cho các thế lực khác lợi dụng công kích. Vì họ sẽ đặt ra câu hỏi: Có ai đứng đằng sau lưng giật dây tôi; QH mất đoàn kết, hay có vấn đề gì trong tranh luận nghị trường để đến nỗi các ĐB phải viết blog giãi bày... Tôi đã rút ra bài học sâu sắc cho mình là không nên tạo cớ cho cộng đồng mạng nổi giận, cử tri bức xúc và các thế lực khác lợi dụng.
ĐBQH Hoàng Hữu Phước: "Mọi người hãy chờ xem tôi sẽ hành động thế nào sắp tới"
"Lo trước cái lo của thiên hạ"
- Thưa ông, người dân rất mong có một không khí tranh luận thẳng thắn trong nghị trường, rất mong các ĐBQH phản biện, góp ý xây dựng chính sách, luật pháp để phát triển đất nước. Nhưng sự thật là không ai trông chờ cái kiểu tranh luận như trường hợp của ông trong sự việc này cả?
Điều này đúng! Tôi không nói thêm gì ở đây.
- Dư luận đồ rằng có bài viết này vì ông cay cú với ĐB Dương Trung Quốc xoay quanh các ý kiến về dự luật Biểu tình vào kỳ họp cuối năm 2011. Hỏi thật, ông có cay cú không?
Không có sự cay cú nào. Tôi chỉ nêu chính kiến cá nhân. Tuy nhiên, tôi không lường trước hậu quả sự việc này. Tôi cũng không phản đối Luật Biểu tình. Tôi chỉ cảnh báo các hệ quả gặp phải đối với người dân thôi. Giả dụ như một ông bố đặt con lên vai để đi biểu tình, ai đó lợi dụng tạt sơn vào, rồi chụp ảnh tung lên mạng la lên là Nhà nước đàn áp dân biểu tình thì sao? Hay như bà bán hàng rong sẽ bị thiệt hại vì biểu tình làm bà bán hàng không được thì sao? Trong chương trình hành động tôi có nói "tôi lo trước cái lo thiên hạ" và tôi cho là tôi giữ được điều này - cái không phải ĐB nào cũng có. Tôi chỉ lo, lường trước cho dân thôi.
- Ông đã chính thức bày tỏ lời xin lỗi của mình với ông Dương Trung Quốc trên báo chí. Thế ông đã gọi điện thoại trực tiếp chưa?
Thú thật là chưa. Nhưng tôi là người lớn mà, một khi đã thấy sai thì sẽ phục thiện. Chắc chắn trong vài ngày tới tôi sẽ viết thư xin lỗi anh Dương Trung Quốc. Và tôi sẽ gửi thư ấy qua Văn phòng Đoàn ĐBQH TP.HCM nhờ chuyển cho anh Quốc.
Chấp nhận xử lý nhưng không từ nhiệm
- Có ý kiến cho rằng ông dùng những lời lẽ đó là vi phạm quy định của pháp luật dân sự vì đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín người khác. Ông thấy sao?
Tôi là công dân, lại là ĐBQH. Nếu tôi sai thì tôi sẽ phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật thôi.
- Nếu được rút lại các nội dung trong bài viết, ông sẽ rút lại những gì?
Tôi không rút các quan điểm tranh luận về các vấn đề. Nếu được như thế tôi chỉ rút tên ông Dương Trung Quốc, đồng thời cách trình bày sẽ không giễu cợt với các câu cú, ngôn ngữ thể hiện, diễn đạt không đúng các nội dung đó. Vì nó không phù hợp với suy nghĩ của mọi người hiện nay.
- Ông nghĩ sao về niềm tin về việc cử tri vào ông sẽ sụt giảm lớn sau sự việc này?
Cử tri cũng có nhiều kiểu suy nghĩ khác nhau. Có người nếu thấy tôi làm không đúng mà biết phục thiện thì sẽ nghĩ khác. Có người chắc chắn sẽ rất nghiêm khắc với ĐB của mình. Nếu tôi là cử tri, tôi mong ĐB hãy làm gì cho đất nước khởi sắc lên. Đây là những kỳ vọng chính đạo - chính đáng - chính tâm. Và mọi người hãy chờ xem tôi sẽ hành động thế nào sắp tới.
- Có ý kiến cho rằng Quốc hội nên bãi miễn tư cách ĐBQH của ông?
Vấn đề này có quy trình, quy định rất cụ thể. Nếu xảy ra thì tôi tuân theo xử lý của QH mà không phàn nàn gì. Chẳng hạn như khi bị cảnh sát thổi phạt vì vượt đèn đỏ, anh không thể biện bạch vì anh đau bụng nên phải chạy vượt đèn.
Nhưng đây cũng là cơ hội tốt cho hai vấn đề: Một là cho mọi người về cách dùng từ ngữ phải thận trọng, không nên dùng từ nặng nề xúc phạm người khác. Thứ hai, tôi sẽ cho mọi người thấy nếu tôi có ra khỏi QH cũng không hề nói xấu Đảng, Nhà nước hay tổ chức mà mình đã từng tham gia như một số ít người mới ra đi là đã quay lưng lại nói xấu. Tôi vẫn là tôi, dù có bị ra khỏi QH, tôi cũng sẽ góp công sức xây dựng đất nước. "Thất phu hữu trách" tức kẻ vô học còn có trách nhiệm xây dựng đất nước nữa là tôi.
- Thế ông có nghĩ tới việc sẽ từ nhiệm không?
Không, tôi không nghĩ tới điều đó. Tôi sẽ ở đây ngoại trừ tổ chức có quyết định xử lý buộc tôi phải ra đi.
- Bài học lớn nhất mà ông rút ra qua sự vụ này là gì?
Sự cẩn trọng không bao giờ thừa.
Trao đổi với PV, luật sư Trần Quốc Thuận, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH, đề nghị Ủy ban MTTQ TP.HCM (đơn vị giới thiệu ông Hoàng Hữu Phước ra ứng cử ĐBQH khóa XIII) và Ủy ban Thường vụ QH cần phải có những đề xuất cụ thể lên QH để xem xét tư cách ĐB đối với ông Phước và có hình thức xử lý thích đáng.
Về vấn đề này, sáng 19/2, bà Võ Thị Dung, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ TP.HCM, cho hay: Việc đánh giá tư cách ĐB của ông Hoàng Hữu Phước phải do tập thể Ban Thường trực tiến hành. Trong thời gian qua, Ban Thường trực cũng đã theo dõi việc này và thấy những thông tin như vậy cũng đã rõ. Tuy nhiên, cho đến nay Ban Thường trực chưa bàn về tư cách ĐB Phước và cũng chưa có kế hoạch để bàn việc này, còn việc giám sát ĐB thì MTTQ vẫn theo kế hoạch giám sát thường xuyên.
Đối với việc đề xuất bãi miễn ĐB Hoàng Hữu Phước, bà Dung cho hay hiện mặt trận chưa nhận được đề xuất cụ thể nào như thế. Khi nào có ý kiến đề xuất thì Ban Thường trực sẽ xem xét.
Theo Vietnamnet, sau khi đọc bài báo "ĐB Hoàng Hữu Phước xin lỗi ĐB Dương Trung Quốc", trong đó ông Phước thông qua Vietnamnet gửi lời xin lỗi vì đã "sai khi sử dụng phương pháp trình bày các ý kiến qua blog" khi nhằm vào cá nhân ĐB Dương Trung Quốc, ông Dương Trung Quốc nói: "Anh Phước đã có lời xin lỗi thì mình vui vẻ nhận lời thôi. Đấy là ứng xử tối thiểu".
Ông Quốc nói thêm: "Cá nhân tôi vẫn tôn trọng anh Phước vì anh Phước đang là ĐBQH TP.HCM. Sau những sự việc như vậy thì mỗi người đều có bài học cho riêng mình. Quan trọng nhất vẫn là ý kiến của cử tri bầu ra mình". Ông Quốc cũng cho biết "không có ý kiến" trước một số ý kiến cho rằng ĐB Phước xứng đáng bị đem ra bãi miễn tư cách ĐBQH.
Theo 24h
ĐBQH xúc phạm nhau: Luật chưa đề cập Hôm qua, ĐBQH Hoàng Hữu Phước cho biết đã gỡ bỏ bài viết xúc phạm đến ĐBQH Dương Trung Quốc. Xung quanh câu chuyện gây ầm ĩ này có nhiều vấn đề đáng bàn về văn hóa tranh luận. Trên blog của ông Hoàng Hữu Phước, đại biểu Quốc hội, có đăng bài "Dương Trung Quốc và bốn điều sai năm cũ (tứ...