ĐB Nguyễn Hữu Cầu : Tôi hỏi ĐB Nhưỡng có bao nhiêu quan chức phè phỡn
Chiều nay (30/5), tại phiên thảo luận của Quốc hội, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) đã giơ biển tranh luận sau phát biểu của ĐB Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre).
ĐB Lưu Bình Nhưỡng và ĐB Nguyễn Hữu Cầu.
ĐB Nguyễn Hữu Cầu (Nghệ An) nói: Khi tôi giơ biển tranh luận, tôi mong Quốc hội và cử tri thông cảm, tại sao tôi lại hay tranh luận với ĐB Lưu Bình Nhưỡng. Sau câu nói này của ĐB Cầu, một số ĐBQH đã cười.
ĐB Cầu cho rằng, khi nghe bài phát biểu của ĐB Nhưỡng, trước hết quyền phát biểu của ĐB nên ông rất tôn trọng. “Nhưng để diễn đàn thế này mà tôi không nói lại thì cử tri lại hiểu sai. Tôi không cổ súy cho bất cứ ai sai phạm, Đảng và Nhà nước xử lý nghiêm minh và cử tri cũng rất nghiêm túc trước những sai phạm của cán bộ. Trong khi ĐB Lưu Bình Nhưỡng nói một cách rất chung chứ không cụ thể. Tôi xin hỏi: Hiện nay có bao nhiêu quan chức đi ăn chơi phè phỡn nước ngoài như quan lại ngày xưa. Đề nghị ĐB Nhưỡng nói rõ cho Quốc hội biết, Đảng, Nhà nước, Quốc hội sẽ sẵn sàng xử lý nghiêm những cán bộ như vậy”, ĐB Cầu nói và cho biết nếu không nói rõ thì nhiều người nghĩ đất nước chúng ta có màu tối.
Trước đó, khi phát biểu trước Quốc hội, ĐB Lưu Bình Nhưỡng cho biết, tất cả những tồn tại hạn chế đều từ công tác cán bộ. Trong Báo cáo của Chính phủ cũng thể hiện vấn đề này. ĐB Nhưỡng cho rằng, so với Báo cáo của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thì thấy đánh giá về cán bộ trong Báo cáo của Chính phủ chưa thành mục riêng, cần phải đánh giá sâu hơn.
Video đang HOT
ĐB Nhưỡng cho hay, từ trước đến giờ thấy các ĐBQH phát biểu đã đề cập nhiều vấn đề như vì sao ma túy tràn lan số lượng lên tới hàng tấn; vì sao cử tri và nhân dân không yên tâm, không nguôi bức xúc trước gian lận thi cử, không nguôi bức xúc với việc các quyết định, các kết luận, các phát biểu, cách xử sự của cán bộ; vì sao cử tri có thái độ gay gắt với ông Bộ trưởng này, ông quan tỉnh, quan huyện kia.
“Điều đó là do người dân không còn niềm tin ở những vị được gắn mác công chức. Cán bộ công chức, nhất là lãnh đạo cấp cao mà không khiêm tốn, thiếu gương mẫu, sống như thái tử, hoàng tử, chúa rừng xanh, thái độ như tuần phủ, tri phủ, chánh tổng; có người lợi dụng chức vụ quyền hạn vun vén đủ thứ từ học hàm, học vị, bằng cấp, sắp xếp bộ máy toàn cánh hẩu đệ tử, sống xa hoa, thậm chí cờ bạc thâu đêm, đi nước ngoài ăn chơi bằng tiền ngân sách thử hỏi làm sao cử tri và nhân dân yêu mến, kính trọng và ủng hộ”, ĐB Lưu Bình Nhưỡng nói…
Trước đó tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, ĐB Nguyễn Hữu Cầu và ĐB Lưu Bình Nhưỡng đã có tranh luận sôi nổi khi ĐB Nhưỡng đưa ra ý kiến “vi phạm của cơ quan điều tra rất khủng khiếp”.
Theo Danviet
"Ông Tất Thành Cang sẽ chỉ đạo thế nào khi viết lịch sử Thủ Thiêm?"
Việc ông Tất Thành Cang làm Phó Ban chỉ đạo công trình "Lịch sử TP.HCM" khiến dư luận đặt câu hỏi, liệu sự phân công này có phù hợp khi một người đã từng "dính" kỷ luật của Đảng?
Sau khi bị kỷ luật ông Tất Thành đã được phân công nhiệm vụ mới (đồ họa Việt Anh).
Theo đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng, Phó Ban Dân nguyện, đối với trường hợp cán bộ thoái hóa, có nhiều vi phạm, bị thi hành kỷ luật với hình thức cách chức thì không nên sắp xếp vào vị trí lãnh đạo nữa.
Đại biểu Nhưỡng cho rằng, đối với người làm công tác liên quan đến viết sử thì phải chính đạo, là người trung thực, tâm sạch, người chỉ đạo làm công việc viết sử lại là người từng có những vi pham khiến dư luận sẽ rất băn khoăn.
"Dư luận đặt câu hỏi, ông Tất Thành Cang sẽ chỉ đạo thế nào khi viết về lịch sử phát triển của Thủ Thiêm - TP.HCM (ông Tất Thành Cang có liên quan đến sai phạm đất đai ở Thủ Thiêm -PV), rồi những vấn đề có liên quan đến việc làm sai phạm trước đó của ông Cang liệu ông có chỉ đạo để viết trung thực, khách quan", đại biểu Nhưỡng nói.
Dư luận cho rằng, một người có những sai phạm, bị thi hành kỷ luật ở mức cao thì tốt nhất không nên bố trí vào một công việc có tính chất lãnh đạo, chỉ đạo nào nữa. Trường hợp cán bộ có tự trọng thì tốt nhất nên chủ động rút ra khỏi bộ máy.
Ông Ngô Văn Sửu, nguyên Vụ trưởng của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho rằng, cán bộ, công chức công tác trong lĩnh vực nào, làm ở vị trí nào cũng phải có đạo đức, chứ không phải làm công tác liên quan đến lịch sử. Ông Sửu cho rằng, việc ông Tất Thành Cang vừa bị Trung ương thi hành kỷ luật lại được phân công làm Phó Ban chỉ đạo công trình Lịch sử TP.HCM là chưa phù hợp, dư luận sẽ có những nhìn nhận không tốt.
TS Nguyễn Tiến Dĩnh, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ thì cho rằng, ông Tất Thành Cang sau khi bị kỷ luật vẫn là Thành ủy viên, nghĩa là diện cán bộ do Thành ủy TP.HCM quản lý nên chịu sự phân công công việc của Thành ủy. Việc bố trí công việc mới cho ông Cang là do Thành ủy TP.HCM xem xét, quyết định dựa trên những căn cứ mà trong tổ chức mới nắm rõ.
Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 9 khóa XII (tháng 12.2018), Ban Chấp hành Trung ương đã tiến hành xem xét thi hành kỷ luật ông Tất Thành Cang bằng hình thức: Cách chức Ủy viên Trung ương Đảng khoá XII; Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2015 - 2020, vì đã có những khuyết điểm, vi phạm rất nghiêm trọng.
Cụ thể, ông Tất Thành Cang vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc, vi phạm thẩm quyền, nguyên tắc, quy trình xử lý công việc, vi phạm quy định của Thành ủy về quản lý, sử dụng tài sản tại các doanh nghiệp thuộc sở hữu Đảng bộ Thành phố và các quy định pháp luật trong việc quyết định chủ trương hợp tác kinh doanh, chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các doanh nghiệp thuộc Thành ủy, chấp thuận chủ trương để người đại diện phần vốn của Thành ủy biểu quyết phát hành cổ phần cho cổ đông chiến lược tại doanh nghiệp; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để lĩnh vực được phân công phụ trách có nhiều vi phạm pháp luật, gây thiệt hại lớn cho ngân sách Đảng bộ Thành phố.
Trong thời gian giữ cương vị Thành ủy viên, Ủy viên UBND Thành phố, Giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM, ông Tất Thành Cang đã vi phạm quy định pháp luật về đất đai và quản lý đầu tư xây dựng trong việc ký quyết định phê duyệt dự án và ký tắt hợp đồng dự án đầu tư xây dựng 4 tuyến đường chính trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo Danviet
Nóng nghị trường về số liệu vi phạm "dậy sóng" lực lượng công an Đại tá Nguyễn Hữu Cầu, Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An và đại biểu Lưu Bình Nhưỡng tranh luận gay gắt ngay tại hội trường về con số mà từ đó đại biểu Nhưỡng đánh giá là "vi phạm của cơ quan điều tra rất khủng khiếp". Đại tá Cầu cho rằng, thông tin của đại biểu Nhưỡng khiến lực lượng công...