ĐB Mai Sỹ Diến: Chất vấn Bộ trưởng NNPTNT về dịch tả lợn châu Phi
“Bộ NN&PTNT đã có những chỉ đạo quyết liệt trong phòng chống dịch tả lợn châu Phi, triển khai hỗ trợ tiêu huỷ, nhưng tôi rất quan tâm và muốn hỏi trách nhiệm của Bộ trưởng như thế nào khi dịch vẫn xảy ra ở 63 tỉnh thành và chỉ đạo ngành thực hiện tái cơ cấu chăn nuôi ra sao?”, đại biểu Mai Sỹ Diến (tỉnh Thanh Hoá) cho biết.
Ngày mai (6/11), Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường là thành viên Chính phủ đầu tiên sẽ trả lời chất vấn của Quốc hội về những vấn đề “ nóng” thuộc phạm vi quản lý của ngành như: Bệnh dịch tả lợn châu Phi, nhiều nông sản giảm giá sâu, chương trình xây dựng nông thôn mới, khắc phục thẻ vàng của EU trong vấn đề khai thác, đánh bắt hải sản trên biển…
Đại biểu Mai Sỹ Diến (đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hoá)
Trao đổi với PV Dân Việt, đại biểu Mai Sỹ Diễn (tỉnh Thanh Hoá) cho biết: “Một trong những vấn đề tôi quan tâm nhất hiện nay là tình hình dịch tả lợn châu Phi, thiệt hại do dịch bệnh này gây ra đối với ngành chăn nuôi và bà con nông dân là rất lớn, dù Nhà nước đã có sự hỗ trợ một phần và Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo thực iện tái cơ cấu chăn nuôi rất mạnh mẽ, cái này tôi rất đồng tình, nhưng nông dân đang có tâm lí tái đàn tự phát vì thấy giá lợn hơi tăng cao, không tuân thủ chỉ đạo tái cơ cấu của Bộ NN&PTNT. Vì vậy tôi muốn hỏi trách nhiệm của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT như thế nào trong việc chỉ đạo ngành nông nghiệp các địa phương triển khai chủ trương tái cơ cấu?”.
Thứ 2 là Luật Thuỷ sản có hiệu lực từ 1/1/2019, tuy nhiên Việt Nam lại đang bị EU phạt “thẻ vàng”, việc chống đánh bắt thuỷ sản bất hợp pháp đang nỗ lực thực hiện nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn, vậy trách nhiệm của Bộ trưởng trong chỉ đạo, phối hợp với các Bộ, ngành trong việc chỉ đạo đảm bảo triển khai khắc phục thẻ vàng EU như thế nào, gúp nông dân khắc phục những khó khăn trong khai thác, đánh bắt hải sản trên biển theo Luật Thuỷ sản ra sao?
Thủ tướng đã từng chỉ đạo “chống dịch tả châu Phi phải như chống giặc”, ai để dịch xảy ra ở địa bàn của mình thì lãnh đạo nơi đó phải chịu trách nhiệm. Thế nhưng đến nay, dương như chưa có ai lên tiếng nhận trách nhiệm khi dịch đã bùng phát ở 63 tỉnh, thành phố. Là người đứng đầu ngành nông nghiệp, tôi cũng muốn làm rõ trách nhiệm của Bộ trưởng trong vấn đề này như thế nào, tình hình khắc phục hậu quả dịch bệnh ra sao?
Video đang HOT
“Tôi cũng cho rằng, trước Quốc hội, cần phân định rõ trách nhiệm của Bộ trưởng và người đứng đầu các địa phương. Theo tôi được biết, một trong những nguyên nhân dẫn đến dịch bùng phát diện rộng, lây lan ra khắp cả nước là do nhiều nơi phòng chống dịch chưa thực sự nghiêm túc, việc kiểm soát tại các chốt kiểm dịch có lúc chưa chặt chẽ, vẫn để xảy ra tình trạng tuồn lợn bệnh ra ngoài tiêu thụ, vứt xác lợn chết ra sông, kênh mương…”, đại biểu Mai Sỹ Diến cho biết.
Cũng theo đại biểu Mai Sỹ Diến, một số địa phương, ngay cả tỉnh Thanh Hoá đã để xảy ra dịch và tái phát dịch ở những nơi đã qua 30 ngày. Thực tế có chuyện khi thấy qua 30 ngày không phát sinh ổ dịch mới, một số nơi đã coi đó là thành tích, dẫn tới chủ quan trong phòng chống, chỉ đạo bị buông lỏng dẫn tới lại tái dịch.
“Trong chuyện này, có trách nhiệm rất lớn của các địa phương từ kiểm soát, tuyên truyền tới vệ sinh phòng dịch, tiêu thụ thịt lợn tới từng hộ gia đình. Cái khó của bệnh dịch này là chưa có vaccine và thuốc chữa bệnh, thì chỉ có giải pháp ngăn chặn dịch lây lan tốt nhất là kiểm soát chặt, khoanh vùng dịch, thực hiện chăn nuôi an toàn dịch bệnh”, đại biểu Mai Sỹ Diến nói thêm.
Theo Danviet
Giá lợn hơi tăng cao, nguồn cung khan hiếm
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, thị trường cuối năm 2019 có thể thiếu 200.000 tấn thịt lợn. Tuy nhiên, căn cứ vào đàn lợn hiện có và quá trình tái đàn của các doanh nghiệp, trang trại, Bộ NNPTNT khẳng định, nguồn cung lợn không đến nỗi thiếu hụt.
Giá liên tiếp lập đỉnh
Trong những ngày đầu tháng 10/2019, giá lợn hơi trên cả nước liên tục tăng mạnh, giá tại nhiều tỉnh phía Bắc đã vượt 60.000 đồng/kg, còn các tỉnh miền Nam có nơi đã đạt 60.000 đồng/kg. So với cuối tháng 9/2019, giá lợn trên cả nước tăng từ 6.000 - 13.000 đồng/kg.
Các doanh nghiệp đang nỗ lực tái đàn để đảm bảo nguồn cung thịt lợn không bị thiếu hụt.
Giá lợn hơi tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên cũng tăng mạnh, so với cuối tháng 9/2019 cũng đã tăng tới hơn 10.000 đồng/kg. Giá lợn hơi tại các tỉnh khu vực miền Nam cũng theo đã tăng mạnh. Nguyên nhân giá lợn hơi tăng mạnh trong thời gian qua là do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi nên nguồn cung mặt hàng thịt lợn giảm mạnh. Trong khi, nhu cầu đối với các mặt hàng thực phẩm, nguyên vật liệu cuối năm tăng nên thị trường khá sôi động.
Giá lợn hơi được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên mức cao, nhất là những tháng cuối năm do dịch tả lợn châu Phi vẫn không ngừng bùng phát ở nhiều nơi, tổng đàn lợn bị giảm mạnh, trong khi người chăn nuôi không dám tái đàn.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, dịch tả lợn châu Phi làm cho sản lượng lợn thịt năm 2019 thấp hơn nhiều so với năm 2018. Thời điểm cuối năm 2019 sản lượng thịt lợn hơi sẽ giảm khoảng 200.000 tấn so với năm 2018. Hiện nay, các khu vực trang trại chăn nuôi lớn và những khu vực chăn nuôi đã an toàn dịch bệnh được khuyến khích tăng đàn. Bên cạnh đó, để bù đắp vào lượng thịt lợn thiếu hụt, sản lượng các loại thịt khác như bò, gà... tăng khá.
Điều đáng nói, nguồn lợn ngày càng khan hiếm. Thương lái hiện đang tỏa đi khắp các địa phương để lùng mua lợn, giá cao nhưng vẫn khó mua được hàng. Nguyên nhân do nhiều trại chăn nuôi không vội vàng xuất lợn vì kỳ vọng mức giá còn tiếp tục tăng trong thời gian tới khi nguồn lợn ngày càng khan hiếm.
Không chỉ khan hiếm lợn thương phẩm, lợn giống cũng đang khan hiếm trầm trọng, đẩy giá tăng cao do người dân ở nhiều nơi đang rục rịch tái đàn.
Tại tỉnh Cà Mau, giá lợn giống tốt hiện ở mức 1,2 - 1,5 triệu đồng/con (10 - 12kg). Nguồn lợn giống hiện tại là ở các trang trại và các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Dịch vẫn diễn biến phức tạp
Tuy nhiên, điều lo ngại nhất đối với các tỉnh miền Trung hiện nay là dịch tả lợn châu Phi chưa có dấu hiệu lắng xuống. Đơn cử như tại xã Tịnh Hà (Sơn Tịnh, Quảng Ngãi), thời gian qua, trên địa bàn xã có gần 1.000 con lợn mắc bệnh phải tiêu hủy. Còn nếu tính trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thì đã có 111 xã của 13/14 huyện, thành phố (trừ huyện Lý Sơn) xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, có gần 27.000 con lợn bị mắc bệnh, phải tiêu hủy.
Trong khi đó, tại Nghệ An, trong bối cảnh dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến phức tạp thì tình hình buôn bán, vận chuyển lợn ra vào vùng dịch vẫn khó kiểm soát. Cụ thể, chiều tối 22/10, tại chốt trực dịch tả lợn châu Phi ở thị trấn Con Cuông, huyện Con Cuông, lực lượng chức năng trong quá trình làm việc phát hiện 2 xe chở lợn từ miền xuôi lên miền núi để tiêu thụ. Tại thời điểm phát hiện, lợn trên xe đều trong tình trạng sức khỏe yếu, có con sắp chết. Điều này sẽ khiến dịch bệnh lây lan, khó kiểm soát.
Tại Đồng Nai, theo Chi cục Chăn nuôi thú y tỉnh, đến ngày 20/10, toàn tỉnh đã tiêu hủy trên 428.000 con lợn. Số lượng lợn tiêu hủy trong vài tuần trở lại đây đã giảm mạnh so với cao điểm xảy ra dịch tả lợn châu Phi. Các địa phương dẫn đầu về lượng lợn tiêu hủy gồm: Huyện Thống Nhất với trên 95.000 con, huyện Trảng Bom trên 80.500 con; huyện Long Thành gần 75.000 con; huyện Vĩnh Cửu 72.000 con.
Trước cảnh báo sẽ thiếu hụt thịt heo những tháng cuối năm, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường yêu cầu các doanh nghiệp phải bảo vệ thị trường cùng với người tiêu dùng, không được tăng giá vô lối, không găm hàng làm giá. "Các trang trại, doanh nghiệp tuyệt đối không được xuất khẩu lợn sang Trung Quốc. Bởi, Việt Nam và nước bạn chưa ký kết chính thức xuất khẩu chính ngạch, đồng thời chúng ta cũng phải có trách nhiệm bảo vệ kiểm dịch động vật ở biên giới" - Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nói.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng lưu ý, ngành nông nghiệp sẽ khuyến khích những hộ chăn nuôi trang trại lớn và vừa, doanh nghiệp đảm bảo an toàn sinh học đẩy mạnh tăng đàn. Những hộ nhỏ lẻ không đảm bảo an toàn thì kiên quyết không tái đàn, tránh dịch lại xảy ra gây thiệt hại.
Theo Danviet
Dự kiến 5 nhóm vấn đề chất vấn tại kỳ họp thứ 8 Ngày 28/10, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã gửi phiếu xin ý kiến đến các vị ĐBQH với đề nghị các vị đại biểu hồi âm trong cùng ngày. Quang cảnh phiên họp Quốc hội sáng 28/10. Ảnh: Quang Vinh. Theo đó, nhóm vấn đề thứ nhất thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tập trung vào:...