ĐB Hoàng Hữu Phước xin lỗi ĐB Dương Trung Quốc
Trả lời VietNamNet chiều 18/2, đại biểu QH TP.HCM Hoàng Hữu Phước có lời xin lỗi ông Dương Trung Quốc và thừa nhận việc tranh luận trên blog đã đi quá xa.
‘Không ngờ bị phản ứng’
Mấy ngày qua, dư luận rất quan tâm thông tin ông viết trên trang mạng Emotion phê phán “Dương Trung Quốc và bốn điều sai năm cũ” (tứ đại ngu). Lý do ông viết bài này là gì?
Thực ra, trang Emotion là một trang mạng diễn đàn của giới kinh doanh. Chủ trang này là một doanh nghiệp, người này đề nghị tôi viết vài bài. Lúc đầu chỉ tham gia thử, sau 4 năm, tôi viết đều, đến bây giờ chắc cũng được 700-800 bài rồi.
Trước đây, nói về luật Biểu tình, ông Dương Trung Quốc phát biểu tại hội trường: “Việt Nam đừng có làm cho mình trở thành một ốc đảo dị thường”. Báo chí sau đó lấy ra để đặt thành tít; khi đó tôi có viết một bài đưa lên trang Emotion.
Đại biểu QH Hoàng Hữu Phước: Thực sự tôi không lường được phản ứng của cộng đồng mạng. Ảnh: Thiện Lâm
Như vậy ngay từ năm 11/2011, tôi đã có bài “chỉnh lời” ông Dương Trung Quốc, tuy nhiên khi đấy tôi không nêu thẳng tên ông Quốc. Tôi đặt vấn đề thế nào là ốc đảo. Tại vì ông nói Việt Nam không có luật Biểu tình thì sẽ là một cái ốc đảo dị thường.
Trong bài viết, tôi nói câu này đã bị hiểu sai từ. Ý người đó muốn nói là hoang đảo chứ không phải ốc đảo. Cái ốc đảo là đẹp lắm. Ốc đảo là sự sống cả một vùng hoang mạc mà.
Video đang HOT
Sau này, ông Quốc có những phát biểu này phát biểu nọ, tôi cũng có những cái chỉnh nhưng chỉnh ở một góc độ nói trống không vậy đó. Những bài viết blog như vậy, gọi là “thuần nước đá”. Mình ví von blog như cuốn nhật ký, giống như để thùng nước đá do mình pha chế ngoài đường có đậy nắp, ai đi ngang khát nước dừng lại uống một chút.
Từ suy nghĩ đó tôi viết một bài hết sức vô tư, đăng trên trang mạng quen thuộc, không ngờ lại bị phản ứng như vậy.
Về từ ngữ tôi dẫn câu của Khổng Tử, ngày xưa ông Khổng Tử ông nói đại ngu; ngu ở đây được hiểu là cái sai nghiêm trọng thôi. Cho nên phải hiểu đây là những cái sai nghiêm trọng trong năm qua của ông Quốc. Lưu ý là tôi đã mở ngoặc Tứ Đại ngu và dẫn lời của ông Khổng Tử. Tuy nhiên với chữ Hán Việt, bây giờ người Việt Nam mình rất nhạy cảm, nghe thấy chữ “ngu” là dựng đứng lên rồi.
Phản ứng của đoàn ĐBQH TP.HCM như thế nào khi một thành viên đoàn lên mạng công kích một ĐBQH khác, thưa ông?
Sáng 18/2, thường trực đoàn ĐBQH TP.HCM cũng có gặp tôi tìm hiểu xem vì sao mình viết cái đó, có những bức xúc gì. Tôi cũng đã trả lời thẳng thắn như vừa trình bày với các bạn. Đó là với những cái thói quen viết một cách rất là trực ngôn.
Tôi suy nghĩ blog là một nhật ký mở, mình nói trong lúc nhà nước đang có quá nhiều cái để đương đầu, vậy mà ông Dương Trung Quốc liên tục nói về mại dâm, biểu tình, văn hóa từ chức… hãy để tập trung vào cái lớn.
Trong tình hình đất nước hiện nay, những kẻ xấu, các thế lực không thân thiện đang nhìn vào đất nước thì cái chuyện mình có trực ngôn, mình nêu lên, cũng như là cung cấp cho họ một cơ hội bằng vàng để họ có thể xúc xiểm QH, đại biểu QH Việt Nam. Rồi họ suy diễn tư cách của đại biểu như thế nào, môi trường QH như thế nào mà các đại biểu lại có những bức xúc không dám tranh luận ở trong nghị trường mà viết blog như thế.
Như vậy là mình tạo thời cơ cho những kẻ không có thiện cảm với Nhà nước mình. Họ có cái cớ tấn công cá nhân mình, tấn công tập thể mình đang sinh hoạt.
Còn về mặt chính kiến, tôi và ông Quốc vẫn bất đồng, và sẽ còn tranh luận nhưng phương pháp tranh luận sẽ phải khác đi.
Tôi thừa nhận là phương pháp tranh luận của mình sai khi đưa lên blog. Chính vì phương pháp sai này tôi có lời xin lỗi cá nhân ông Dương Trung Quốc.
Lẽ ra với những chỉ trích như vậy, tôi có thể viết một bức thư gửi Thường vụ QH, hay viết bài không ghi tên ông mà chỉ nêu quan điểm, theo dạng blog thì chắc là không có chuyện gì.
Tôi cũng xin khẳng định điều tôi viết là do tính bộc trực, không có ai giật dây gì cả.
Ông có lường được phản ứng dữ dội của cộng đồng mạng không?
Thực sự tôi không lường được như vậy. Hồi nãy tôi nói đó, viết rất vô tư… Kỳ này tôi lại nêu tên và cái đó là cái sai. Bởi vì, mình là đại biểu QH, ông Quốc cũng là đại biểu, trên mình còn có tập thể QH. Do vậy những căng thẳng hay bất đồng có thể trình bày trước QH thay vì blog hay diễn đàn. Đây là điều tôi phải rút kinh nghiệm.
Tôi sẽ trao đổi thẳng thắn, tranh luận trước diễn đàn QH chứ không viết blog như vừa rồi. Không chỉ trên diễn đàn QH mà ngay khi viết blog thì cũng phải để ý lời ăn tiếng nói.
Tôi xin lỗi
Nhiều cử tri TP.HCM đã tỏ ra bất bình. Họ tỏ thái độ thất vọng, thậm chí mất niềm tin vào người mà họ bỏ lá phiếu lại có những ứng xử như thế. Ông có thể nói gì với họ?
Tôi tin những điều giãi bày hôm nay, cử tri đọc sẽ hiểu thêm về tôi trước khi tôi có dịp tiếp cận để nói chuyện với cử tri. Thông qua báo VietNamNet, cử tri sẽ hiểu về tôi.
Lời bộc bạch của tôi hôm nay dứt khoát phải đi kèm theo những việc làm cụ thể trong thời gian tới. Chỉ còn hơn 2 năm làm đại biểu QH nữa thôi, mình phải làm những việc cụ thể để xứng đáng với niềm tin của cử tri.
Ông có muốn nói điều gì với ông Dương Trung Quốc không?
Thông qua VietNamNet, tôi gửi lời xin lỗi ông Dương Trung Quốc vì tôi đã sai khi sử dụng phương pháp trình bày các ý kiến qua blog. Lẽ ra tôi chỉ nên gửi thư trực tiếp, gửi thư cho lãnh đạo nơi ông Quốc và tôi cùng sinh hoạt.
Theo 24h
Sách ảnh về Trường Sa, Hoàng Sa dành cho thiếu nhi
"Tổ quốc nơi đầu sóng", cuốn sách ảnh về Trường Sa, Hoàng Sa và là cuốn sách thứ 6 trong Tủ sách Biển đảo của NXB Kim Đồng đã chính thức ra mắt độc giả.
Được sắp xếp như một bộ phim thú vị về Trường Sa và Hoàng Sa, độc giả có thể đi "du lịch khám phá" vòng quanh hai quần đảo: nhìn toàn cảnh từ trên cao xuống, được đến thăm các địa danh, viếng các ngôi chùa, vào các gia đình cư dân trên đảo, được ngắm những rặng san hô tuyệt đẹp với những chú cá hề, sao biển, đồi mồi, cá heo, đàn chim di cư... Cuốn sách dày 50 trang với hơn 200 hình ảnh được chọn lựa trong số hàng nghìn bức ảnh từ những tư liệu lịch sử khẳng định chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đến cuộc sống của người dân, hình ảnh người chiến sĩ đang ngày đêm ở nơi đầu sóng ngọn gió. Các tác giả thực hiện cuốn sách này từng có những triển lãm, sáng tác về Trường Sa, Hoàng Sa như nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên, kiến trúc sư Đoàn Bắc, nhà báo Đình Quân... Sách có giá 30.000 đồng.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết: Có thể nói "Tổ quốc nơi đầu sóng" là cuốn sách ảnh đầu tiên thể hiện tương đối toàn diện các mặt về Trường Sa, Hoàng Sa thông qua ngôn ngữ ảnh - hình thức phù hợp để giúp các em thiếu nhi có cái nhìn trực quan, sinh động về biển, đảo Tổ quốc; góp phần giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống vẻ vang của đất nước. Sách cũng rất thích hợp cho người lớn tham khảo và tìm hiểu thêm kiến thức về Trường Sa, Hoàng Sa.
Theo ANTD
Giao lưu "Ký ức Hà Nội 12 ngày đêm" Chương trình có sự góp mặt của các khách mời: Trung tướng - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Phạm Tuân nhà sử học Dương Trung Quốc, Giáo sư Đỗ Doãn Đại Đại tá - nhà báo Nguyễn Xuân Mai cùng đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Cục Di sản văn hóa, Hội Khoa học...