ĐB Dương Trung Quốc: Vụ Đồng Tâm hết ngôn ngữ sao mà phải gọi dân đầu thú?
“Cần nhìn nhận vụ việc Đồng Tâm như một sự khủng hoảng niềm tin chứ không nên nhìn thuần túy là vụ án hình sự”, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đã phát biểu như vậy tại phiên thảo luận về kinh tế – xã hội của Quốc hội sáng 2.11.
ĐBQH Dương Trung Quốc. (Ảnh: Đàm Duy)
Mở đầu phát biểu, ĐB Dương Trung Quốc cho rằng, trong 13 chỉ tiêu mà báo cáo của Chính phủ nêu, giá như có thêm chỉ tiêu về lòng tin chắc chắn làm sự phát triển bền vững hơn. “Trên cơ sở đó, tôi muốn quay lại câu chuyện xảy ra ở xã Đồng Tâm (Mỹ Đức, Hà Nội). Cần nhìn nhận vụ việc như một sự khủng hoảng niềm tin chứ không nên nhìn thuần túy là vụ án hình sự”, ĐB Quốc nói.
Vẫn theo ĐB Quốc, tất cả những gì diễn ở Đồng Tâm có một yếu tố cần Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có trách nhiệm quan tâm. Đó là những đề đạt ý kiến, khiếu nại của người dân không được quan tâm, xem xét kịp thời, từ đó tích tụ lại thành “tức nước vỡ bờ”.
“Cho đến thời điểm này cả Chính phủ và TP.Hà Nội đã chỉ đạo sát sao trong việc giải quyết vụ Đồng Tâm, nhưng đã hơn 2 tháng rưỡi nay, người dân Đồng Tâm có kiến nghị đến kết luận của Thanh tra Hà Nội nhưng chưa được cơ quan nào trả lời. Ngay vào cuối tháng 6 vừa qua, tôi đã viết bức thư gửi cho các đồng chí lãnh đạo của T.Ư và Hà Nội, nhưng duy nhất chỉ có Thủ tướng trả lời”, ĐB Dương Trung Quốc cho biết.
Theo ông Quốc, trong bức thư đó ông có nêu một vấn đề mà cử tri nhờ ông đặt ra, tại sao một lực lượng công an tinh nhuệ, được đào tạo, huấn luyện bài bản lại bị bắt, bị giữ như cách nói của cơ quan có trách nhiệm? “Câu trả lời duy nhất là vì họ vẫn giữ được phẩm chất của Công an nhân dân, không coi nhân dân là kẻ thù nên chấp nhận để người dân giữ”, ĐB Quốc bày tỏ.
ĐB Quốc cho rằng, khi giải quyết vụ việc Đồng Tâm, ông tán thành việc thượng tôn pháp luật, phải xử lý đến cùng. “Chúng ta đã khởi tố vụ án để điều tra những người dân vi phạm, nhưng đến nay những cán bộ công an đánh dân, bắt dân một cách vi phạm vẫn chưa bị xử lý, điều đó gây bức xúc cho nhân dân”, ĐB Quốc nói.
Vị ĐB tỉnh Đồng Nai này nhấn mạnh thêm: Gần đây, các cơ quan tố tụng lại kêu gọi những người liên quan đến vụ bắt giữ người ở Đồng Tâm ra đầu thú. “Tôi nghĩ dùng chữ đầu thú không ổn, chúng ta mất hết ngôn ngữ đối thoại với dân rồi sao? Ai cũng có thể hình dung được để bắt và giữ một lực lượng công an mấy chục người như vậy thì chắc chắn không phải chỉ một vài người dân kích động, không phải chỉ là số ít mà là hàng trăm, hàng nghìn người trong đó có phụ nữ, người già”, ĐB Quốc cho hay.
Ông Quốc đặt vấn đề, có nên coi là những người dân như phải đầu thú không, tại sao chúng ta không xuống với dân, nghe dân, thu thập thông tin để có hướng xử lý. “Ngay cả việc thượng tôn pháp luật suy cho cùng không phải chỉ là việc bắt giữ mà là để củng cố lòng tin. Cần phải rút ra bài học sâu sắc để Đồng Tâm không phải là bài học tiêu cực. Tôi rất mong cơ quan có trách nhiệm trả lời cho người dân khi họ còn thắc mắc trước kết quả thanh tra của TP.Hà Nội”, ĐB Quốc nhấn mạnh.
Theo Danviet
Video đang HOT
Nóng 24h qua: Tiền hậu bất nhất trong văn bản "trói chân" ông Đoàn Ngọc Hải
Quyết định mới của UBND quận 1 về công tác lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè; thư kêu gọi người bắt giữ cán bộ ở Đồng Tâm đầu thú và vụ trẻ sơ sinh nặng kỷ lục 7,1kg,... là những tin tức nổi bật trong ngày.
Muốn đi "dẹp loạn" vỉa hè, ông Đoàn Ngọc Hải phải được "sếp" gật đầu
Ngày 13/10, ông Trần Thế Thuận - Chủ tịch UBND Q.1 (TP.HCM) đã ký quyết định thành lập tổ kiểm tra liên ngành về trật tự đô thị, an toàn giao thông trên địa bàn quận. Theo quyết định này, tổ trưởng sẽ là lãnh đạo quận, tổ phó là lãnh đạo đội trật tự đô thị, còn thành viên tổ kiểm tra liên ngành là người đứng đầu Phòng quản lý đô thị, lực luượng công an, dân phòng,...
Ông Đoàn Ngọc Hải dẫn đầu đoàn liên ngành Q.1 đi "dẹp loạn" vỉa hè trong thời gian vừa qua.
Quyết định này nhấn mạnh, tổ kiểm tra liên ngành chỉ được ra quân khi có đề xuất của UBND 10 phường thuộc Q.1 và khi có phản ánh của người dân, cơ quan báo chí về tình trạng mất trật tự đô thị, lòng lề đường. Phương án, kế hoạch kiểm tra phải trình Chủ tịch UBND quận phê duyệt.
Với quyết định trên, ông Đoàn Ngọc Hải - Phó Chủ tịch UBND Q.1 muốn xuống đường "dẹp loạn" vỉa hè phải có đề xuất của UBND các phường hoặc phản ánh của người dân và cơ quan báo chí. Kể cả khi đã đủ các điều kiện kể trên, ông Hải còn phải lên kế hoạch và được sự đồng ý của ông Trần Thế Thuận thì mới được lập tổ liên ngành đi xử lý.
Một số ý kiến cho rằng, văn bản tiền hậu bất nhất khi quy định lãnh đạo đội trật tự đô thị làm tổ phó tổ kiểm tra liên ngành nhưng lãnh đạo phòng quản lý đô thị lại chỉ là thành viên. Về mặt chính quyền, đội trật tự đô thị thuộc quản lý của phòng quản lý đô thị, nên văn bản này đưa ra chẳng khác nào cho phép cấp dưới chỉ đạo cấp trên.
Công an Hà Nội gửi thư kêu gọi người bắt giữ cán bộ ở Đồng Tâm tự thú
Liên quan đến vụ việc cán bộ công an TP.Hà Nội bị giữ ở xã Đồng Tâm (huyện Mỹ Đức, Hà Nội) hồi tháng 4 vừa qua, Công an TP.Hà Nội và Viện kiểm sát Nhân dân (VKSND) TP.Hà Nội đã có thư kêu gọi các cá nhân liên quan vụ hủy hoại tài sản, bắt giữ người trái pháp luật ra đầu thú.
Cán bộ, chiến sĩ công an bị giữ tại nhà văn hóa thôn Hoành đã được thả sau buổi đối thoại giữa Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung và người dân xã Đồng Tâm.
Công an TP.Hà Nội và VKSND TP.Hà Nội đề nghị cấp chính quyền, gia đình, thân nhân của những người đã có hành vi vi pháp luật nêu trên động viên công dân, người thân của mình có thái độ tích cực trước thư kêu gọi này và phối hợp với cơ quan điều tra và VKSND TP.Hà Nội bảo đảm tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người tự thú, đầu thú. Mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn cũng được kêu gọi để động viên những người vi phạm ra tự thú, đầu thú, cung cấp những thông tin, tài liệu có liên quan cho cơ quan chức năng.
Cũng theo nội dung thư kêu gọi, cơ quan điều tra và VKSND TP.Hà Nội sẽ không bắt, giam giữ người tự thú, đầu thú và bảo đảm tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của người tự thú, đầu thú theo quy định của pháp luật. Người che giấu, cản trở người có hành vi vi phạm pháp luật tự thú, đầu thú sẽ bị xử lý nghiêm khắc theo quy định của pháp luật.
Chưa từng có ở Việt Nam: Be trai vưa chao đơi đa năng 7,1kg
Ngay 14/10, dân mang đã râm rô chia se bưc anh be trai sơ sinh co cân năng "ky luc" 7,1kg, được sinh tai Bệnh viện Đa khoa huyên Vinh Tương (tỉnh Vinh Phuc) băng phương phap mô.
Bé trai vừa chào đời đã nặng 7,1kg ở Vĩnh Phúc.
"Hiên hai me con vân đang năm ơ phong cach ly, tôi chưa găp đươc. Khi mang thai hai vơ chông tôi cung đa đươc thông bao la thai lơn. Sinh xong, bac si bao con năng 7,1 kg khiên ca gia đinh đêu bât ngơ", anh Quân (cha của đứa bé) noi. Đươc biêt, be trai la con thư 2 cua vơ chông anh Quân.
Trước đó, trương hơp tre em mơi sinh co cân năng "khung" nhât tưng đươc ghi nhân la be gai con chị Hà Thị Nga (nguj xã Ia Ly, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai). Bé gái này được sinh vào năm 2008 với cân nặng 7kg.
Tài xế taxi tung "liên hoàn cước" vào khách nước ngoài vì không trả thêm tiền
Trên mạng xã hội đang lan truyền một đoạn clip ghi lại hình ảnh tài xế taxi Vinasun liên tục dùng chân đạp vào người một vị khách nước ngoài. Sau khi được đăng tải, clip đã nhận được hàng ngàn bình luận, chia sẻ. Đa số ý kiến cho rằng hành động của tài xế dù bất cứ lý do gì cũng không thể chấp nhận được, rất phản cảm.
Tài xế taxi Vinasu tung cước vào mặt vị khách nước ngoài.
Theo tìm hiểu của PV, sự xảy ra vào khuya 13/10 tại một khách sạn trên đường Thi Sách (phường Bến Nghé, Q.1, TP.HCM). Nguyên nhân dẫn đến việc này là do đồng hồ xe taxi hiển thị 12.000 đồng và vị khách nước ngoài đã trả 20.000 đồng; tuy nhiên, tài xế taxi không chịu mà đòi 50.000 đồng nên xảy ra mâu thuẫn.
Ông Tạ Long Hỷ - Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Ánh Dương kiêm Giám đốc hãng taxi Vinasun cho biết chưa nắm được sự việc. "Chúng tôi sẽ rà soát lại hệ thống, lấy thông tin của tài xế rồi làm việc và sẽ cung cấp cho báo chí khi có thông tin cụ thể", ông Hỷ nói.
"Tôi không sai khi nói "vỡ đê theo kế hoạch""
Liên quan tới phát ngôn "vỡ đê theo kế hoạch", ông Đỗ Đức Thịnh - Chi cục trưởng (Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão TP.Hà Nội) khẳng định, ông nói không sai. Đối với đê hữu Bùi khi mực nước vượt quá 6,5m thì nước sẽ tự động tràn qua toàn bộ tuyến đê hữu Bùi. Đây là khu vực chứa lũ theo quy hoạch, có nghĩa là khu vực được đưa nước vào để phân lũ trong tình huống lũ khẩn cấp, nguy hiểm.
Ông Đỗ Đức Thịnh - Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão TP.Hà Nội.
Ở đây, tình huống lũ nguy hiểm, khẩn cấp là khi mực nước sông Bùi vượt quá 6,5m. Tuyến đê này có nhiệm vụ bảo vệ cho đê tả Bùi ở bờ bên kia sông Bùi. Đê tả Bùi là đê về phía Tây Nam Hà Nội, khu vực tập trung đông dân cư, cơ sở hạ tầng thiết yếu của huyện Chương Mỹ. Còn khu vực hữu Bùi có khoảng 25.000 hộ dân.
Trước đây quy định là khu vực hạn chế dân cư, phải hi sinh để làm khu chứa lũ khi có lũ nguy hiểm. Diện tích nó vào khoảng hơn 10.000 ha, thuộc địa phận 10 xã và 1 thị trấn Xuân Mai của huyện Chương Mỹ.
"Nói tóm lại, đê hữu Bùi là đê phân lũ, gọi là đê bối, nằm ở khu vực có quy hoạch phân lũ, nó phải chịu thiệt thòi phân lũ về đó khi có tình huống lũ nguy hiểm, bất khả kháng ở sông Bùi", ông Thịnh khẳng định.
Theo Danviet
Dành cho ai chưa hiểu về việc "khởi tố vụ án" ở Đồng Tâm Ngày 13/6 vừa qua, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự để điều tra về 2 tội danh: Bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật (theo điều 123 BLHS) và Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (theo điều 143 BLHS). Do dư luận cũng...