ĐB Dương Trung Quốc tranh luận về rượu, Bộ trưởng Y tế trả lời sao?
Sáng nay (16.11), tại phiên thảo luận của Quốc hội về dự án Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia, đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) đã giơ biển tranh luận. Ông nói đã có nhiều cơ hội phát biểu về vấn đề liên quan tới rượu, bia và tại diễn đàn Quốc hội, ông gửi tới cơ quan soạn thảo dự án Luật 3 câu hỏi.
Đại biểu Dương Trung Quốc (ảnh quochoi.vn).
Đại biểu Dương Trung Quốc nói: Trên thế giới có bao nhiêu nước đặt tên Luật phòng, chống tại hại của rượu, bia như chúng ta?; Chúng ta xếp thứ 3 Châu Á và lượng tiêu thụ rượu, bia là điều đáng lo, vậy Nhật Bản là quốc gia xếp thứ 2 về tiêu thụ rượu, bia, vậy họ có là quốc giá phát triển không cả về kinh tế và văn hóa?;
“Câu hỏi thứ 3 tôi hỏi Bộ trưởng Bộ Y tế, ngay sau khi Luật này được thông qua, Bộ Y tế có hạn chế việc sản xuất những loại rượu bổ không, rượu bổ có tác dụng nhất định”, đại biểu Quốc nêu.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến (ảnh Lê Hiếu).
Trả lời vấn đề đại biểu Dương Trung Quốc nêu ra, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Tên của tiếng Anh để dịch vừa sát, vừa dễ hiểu là khó, nếu dịch ra tên gọi đồ uống có cồn thì nhân dân cũng để ý. Từ kiểm soát là gốc của tiếng Anh, ở các nước bao giờ cũng là từ đó nhưng khi sang Việt Nam đều dịch ra thành từ phòng, chống. Nước ngoài họ không nói phòng chống dịch mà dùng từ kiểm soát. Còn chúng ta dùng từ kiểm soát dịch, nếu dùng từ kiểm soát dịch người dân khó hiểu. Chính vì thế ngôn ngữ dịch làm sao cho dễ hiểu nhất.
Bộ trưởng Bộ Y tế trả lời tiếp, ở Nhật Bản họ uống rượu, bia, quốc gia này có những loại rượu nổi tiếng nhưng luật của họ rất nghiêm, tuổi thọ người Nhật rất cao. Họ có luật dinh dưỡng được xây dựng từ năm 1926 và an toàn thực phẩm của họ rất nghiêm ngặt, văn hóa rượu của họ rất văn minh.
Về câu hỏi thứ ba của đại biểu Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết: Lúc đầu khi dự thảo Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia được xây dựng, những loại rượu thuốc có bổ nọ bổ kia được đưa vào quy định bị cấm. “Nhưng sau rất nhiều hội thảo, lắng nghe nhiều, chúng tôi đã bỏ nội dung trên. Nhưng không có nghĩa Luật này ban hành là đồng nghĩa với cấm rượu bia, trong luật không có từ nào cấm uống rượu, uống bia”, Bộ trưởng Bộ Y tế nói.
Về tên gọi của dự án Luật, theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến qua phân tích, Ban soạn thảo mong muốn được giữ tên Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia. Cách gọi này vừa dễ hiểu, vừa đơn giản, phạm vi là phòng, chống tác hại của rượu bia chứ không đả động tới văn hóa của rượu bia hiện nay. Chống tác hại trong tất cả các quá trình tiêu thụ, sản xuất, cách uống….
Theo Danviet
Đề nghị bổ sung hành vi "ép người khác uống rượu, bia" vào điều khoản cấm của luật!
Các đại biểu Quốc hội đồng ý ban hành Luật phòng, chống tác hại của rượu bia, nhưng bày tỏ sự băn khoăn về tính khả thi của dự luật.
Theo dự kiến của Tổ chức Thương mại thế giới, năm 2025, trung bình mỗi người dân Việt Nam sẽ tiêu thụ 8,6 lít cồn/năm.
Tỷ lệ sử dụng rượu bia ngày càng tăng báo động. Năm 2017, sản lượng bia chạm mốc 4 tỷ lít, tăng 10,4% so với năm 2016 và bình quân mỗi người dân tiêu thụ 42 lít bia/năm. Sản lượng rượu thủ công năm 2016 đạt 188 triệu lít trong đó sản lượng rượu thủ công sản xuất nhằm mục đích kinh doanh được cấp phép năm 2016 là 32 triệu lít.
Chi phí cho tiêu thụ bia của Việt Nam khoảng 3,4 tỉ USD/ năm, gần 3% số thu ngân sách của cả nước, bình quân khoảng hơn 300 USD người/năm, trong khi chi tiêu cho y tế cùng thời kỳ chỉ bình quân 113 USD/người.
Dự tính, vào năm 2025, Việt Nam tăng mức độ tiêu thụ số cồn khoảng 7 lít cồn/năm. Tuy nhiên, con số này theo dự kiến của Tổ chức Thương mại thế giới có thể còn cao hơn nữa, ở mức 8,6 lít cồn/năm. Đây là con số quá cao so với dự kiến, báo động về thực trạng sử dụng rượu bia tại Việt Nam.
Thảo luận dự án luật này tại phiên họp tổ chiều 12-11.
"Lạm dụng rượu, bia để lại rất nhiều hệ lụy, từ tai nạn giao thông, nạo lực gia đình đến suy giảm sức khỏe... Trong khi đó, việc quản lý sản xuất, kinh doanh rượu bia đang rất lỏng lẻo. Rất dễ tiếp cận rượu bia, bất cứ nơi đâu, bất cứ thời gian nào, mua bán đều không gặp khó khăn gì" Đại biểu Bùi Ngọc Chương (Cà Mau) - ủy viên thường trực Ủy ban các vấn đề xã hội, người trực tiếp tham gia thẩm tra dự án luật nói với báo Tuổi Trẻ.
Chính vì vậy, có một dự luật với mục đích giảm tác hại, giảm mức độ lạm dụng rượu bia là cần thiết.
Đại biểu Lâm Đình Thắng (TP.HCM) đề nghị quy định "cấm ép uống rượu bia " - Ảnh: Quochoi.vn
Đại biểu Lâm Đình Thắng (TP.HCM) thì kiến nghị bổ sung vào dự luật "quyền được tự quyết định có sử dụng rượu bia hay không", và quy định cấm ép uống rượu bia đối với mọi lứa tuổi.
"Phạm vi dự thảo luật hiện nay chỉ quy định cấm ép người dưới 18 tuổi, cần mở rộng ra bởi thực tế có nhiều trường hợp người trên 18 tuổi bị ép uống, rơi vào tình thế buộc phải uống dù không thực sự muốn. Ví dụ sinh viên mới ra trường, đi làm bị anh chị trong cơ quan ép, không uống thì bị cho là không nhiệt tình. Cán bộ Đoàn thanh niên đi tiếp khách cũng bị các bậc cha chú bắt uống", ông Thắng nói.
Theo songlamplus
Thủ tướng Pháp dự khai trương Trung tâm Y tế Pháp tại TP.HCM Một phòng khám thuộc Trung tâm y tế Pháp đã giúp phẫu thuật tim miễn phí cho 4600 trẻ em Việt Nam. Ngày 4-11, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe đã dự buổi khai trương Trung tâm Y tế Pháp tại số 30 Phạm Ngọc Thạch, Quận 3, TP.HCM, nơi tập hợp Phòng khám đa khoa quốc...