ĐB Dương Trung Quốc nói về cụ bà hiến 5.000 lượng vàng
Theo Nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, việc tôn vinh cụ Hoàng Thị Minh Hồ – người vừa qua đời là tôn vinh cả một thế hệ. Đặt tên đường phố nên đặt tên là ông bà Trịnh Văn Bô bởi người ta vẫn quen cách đọc ngày xưa là nói tên chồng.
Cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ vừa qua đời đêm 5.11, hưởng thọ 104 tuổi. Ảnh I.T.
Sáng 8.11, trao đổi với Dân Việt bên hàng lang Quốc hội về trường hợp cụ bà Hoàng Thị Minh Hồ, người đóng góp hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng, Nhà sử học, đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc cho rằng: Việc đóng góp hơn 5.000 lượng vàng của gia đình cụ Trịnh Văn Bô là điển hình của thời kỳ lịch sử mà ở đó Nhà nước và người dân tạo được lòng tin với nhau. Lòng tin này không phải ở một chiều, điều quan trọng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói là phải có tín tâm.
Theo nhà sử học, câu này bắt đầu từ khi Hồ Chủ tịch đi giám sát công tác chuẩn bị chiến đấu của Hà Nội chống thực dân Pháp vào năm 1946. Bác hỏi mọi người chúng ta có thể giữ được Hà Nội không? Mọi người đều thể hiện quyết tâm nhưng Cụ Hồ nói quyết tâm không chưa đủ mà phải tín tâm.
Video đang HOT
Quay trở lại câu chuyện lịch sử, năm 1945, Cụ Hồ lần đầu tiên từ chiến khu về Hà Nội đã chọn nhà giàu nhất, ở phố giàu nhất để làm căn cứ, lấy chỗ làm việc. Một thời gian sau đó mới chuyển đi nơi khác. Điều đó cho thấy Cụ Hồ có lòng tin vào người dân cho dù người dân đó là tư sản. Vấn đề này, Cụ Hồ rất tế nhị không gọi là tư sản mà gọi là nhà công thương, tức là những người hoạt động trên lĩnh vực kinh tế nào đó.
Trong những ngày đầu Cách mạng thành công, lực lượng xã hội mà Cụ Hồ tiếp xúc đầu tiên là đồng bào thiểu số, một số chức sắc tôn giáo và các nhà công thương. Điều đó cho thấy, Người có niềm tin với lòng yêu nước của họ và họ đáp lại bằng niềm tin sẵn sàng đóng góp cho đất nước. Vì thế, khi cụ Hồ thành lập Quỹ Độc lập mời các nhà công thương, ngay sau đó là tuần lễ vàng diễn ra.
“Trường hợp đóng góp cho cách mạng của gia đình cụ Trịnh Văn Bô là điển hình. Không phải chỉ vì số lượng của cải gia đình cụ đóng góp (hơn 5.000 lượng) mà họ còn cưu mang những người cách mạng. Cụ đã dành nhà ở của mình cho cách mạng, điều này rất đáng ghi nhận. Khi biểu dương cụ Hoàng Thị Minh Hồ, chúng ta cần biểu dương các nhà công thương có đóng góp lúc đó”, ông Dương Trung Quốc cho biết.
Theo ông, trường hợp vợ chồng cụ Trịnh Văn Bô là người đi đến cùng trong cuộc cách mạng, mặc dù sau này chúng ta có các chính sách chưa thực sự đúng với họ… nhưng họ vẫn giữ được niềm tin, tư cách, không bất mãn, không gì cả. Việc tôn vinh cụ là tôn vinh cả một thế hệ. Đặt tên đường phố nên đặt tên là ông bà Trịnh Văn Bô. Cụ bà tên là Hoàng Thị Minh Hồ nhưng người ta vẫn quen cách đọc ngày xưa là nói tên chồng.
Nhà sử học Dương Trung Quốc cho biết, ông là người gần gũi cụ Hoàng Thị Minh Hồ vì gia đình ông với gia đình cụ Minh Hồ cùng trên tuyến phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường. Trước đây cùng tuyến phố ai cũng đều biết nhau. Mẹ ông Quốc kém cụ Minh Hồ khoảng 10 tuổi, cách đây 2 năm, ông đưa mẹ đến thăm cụ Minh Hồ. Các cụ vẫn giữ được nếp sống ngày xưa là cổ điển nhưng chân thành, đặc biệt là giữ chữ tín, phẩm chất tốt đẹp nhất của nhà công thương.
Theo Danviet
Hà Nội: Phố mới đặt theo tên người hiến hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng
Nhà tư sản Trịnh Văn Bô - người hiến tặng hơn 5.000 lượng vàng cho cách mạng trong Tuần lễ Vàng năm 1945 dự kiến được đặt tên cho đoạn đường dài 1,2 km, trên địa bàn quận Cầu Giấy, TP Hà Nội.
UBND TP Hà Nội vừa trình HĐND về việc việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số tuyến đường, phố trên địa bàn TP Hà Nội năm 2017. Cụ thể, vào kỳ họp diễn ra đầu tháng 12/2017, HĐND TP Hà Nội sẽ xem xét đặt tên 20 tuyến đường, phố mới và điều chỉnh độ dài 5 tuyến phố.
Nhà tư sản Trịnh Văn Bô - người hiến tặng cách mạng hơn năm 5.000 lượng vàng vào năm 1945 và vợ là bà Hoàng Thị Minh Hồ
Trong 20 tuyến đường, phố mới có tên phố Trịnh Văn Bô (SN 1914-1988) nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy. Phố Trịnh Văn Bô có chiều dài 1,2 km, rộng 7,5 có điểm giao cắt phố Nguyễn Đình Hoàn tại cầu T11, đến ngã ba giao cắt đường Phùng Chí Kiên tại cổng sau Học viện Quốc phòng.
Cụ Trịnh Văn Bô là một thương nhân theo chủ nghĩa dân tộc, nổi tiếng giữa thế kỷ 20. Trong Tuần lễ Vàng năm 1945, ông ủng hộ Chính phủ Cách mạng lâm thời Việt Nam 5.147 lượng vàng. Số vàng này gấp đôi ngân khố Chính phủ thời bấy giờ.
Gia đình cụ Trịnh Văn Bô sở hữu ngôi nhà tại 48 Hàng Ngang. Đến Cách mạng Tháng Tám 1945, vợ chồng cụ dành ngôi nhà 48 Hàng Ngang để cán bộ cách mạng làm việc.
Ngôi nhà 48 Hàng Ngang là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh soạn thảo Tuyên ngôn độc lập, khai sinh Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 2/9/1945. Sau đó gia đình cụ cũng hiến căn nhà này cho Nhà nước để làm di tích cách mạng.
Nhà tư sản Trịnh Văn Bô có vợ là cụ Hoàng Thị Minh Hồ - người vừa qua đời đêm 5/11 vừa qua tại nhà riêng ở số 34 Hoàng Diệu.
Quang Phong
Theo Danviet
Con trai người hiến 5.000 lượng vàng: "Mẹ tôi luôn sống giản dị" Người con trai của cụ Minh Hồ chia sẻ, cụ là người có lối sống giản dị, hiền hậu, tiết kiệm, không khoe khoang. Dù sinh trưởng trong gia đình thương gia lớn bậc nhất Hà thành nhưng cụ luôn quý trọng từng đồng tiền làm ra từ sức lao động của chính mình. Trưa 7/11, chúng tôi tìm đến căn nhà số...