ĐB Đỗ Văn Đương: Đây là tiếng nói của dân, không phải truy cứu trách nhiệm
Đại biểu Đỗ Văn Đương tiếp tục bảo lưu quan điểm đã phát biểu trước Quốc hội là “Luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho người có tiền” và cho rằng Liên đoàn Luật sư đã nhầm lẫn về vai trò khi kiến nghị xem xét tư cách đại biểu của ông…
Đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Đương.
Trước kiến nghị gửi Chủ tịch Quốc hội xem xét tư cách Đại biểu Quốc hội với ông Đỗ Văn Đương (đoàn ĐBQH TPHCM) sau khi đại biểu này nói trước Quốc hội “Luật sư ở Việt Nam chỉ bào chữa cho người có tiền”, hôm nay, 1/11, trao đổi bên hành lang phiên thảo luận về đề án tái cơ cấu kinh tế, ông Đương điềm tĩnh đáp: “Kiến nghị của Liên đoàn Luật sư là chuyện quá bình thường!”.
Ông Đương cho biết, bản thân đã đọc toàn bộ văn bản kiến nghị Liên đoàn luật sư gửi đến lãnh đạo Quốc hội.
Video đang HOT
“Đó là chuyện của người ta. Không có việc tôi phải giải trình gì cả. Chúng ta nên nhớ Hiến pháp đã quy định đại biểu Quốc hội khi phát ngôn được quyền miễn trừ trách nhiệm” – ông Đương nói.
Đại biểu Quốc hội TPHCM nhận xét văn bản mang nội dung áp đặt rõ ràng. Việc ông phát biểu trước Quốc hội là thể hiện tiếng nói của cử tri, xuất phát từ thực tế. Ông Đương nhấn mạnh: “Tôi chưa nói chuyện đúng sai, nhưng đây là dân biểu nói tiếng nói của dân và không phải truy cứu trách nhiệm gì cả”.
Cách phản ứng của Liên đoàn Luật sư, theo ông Đương, tạo tiền lệ, không khí không tốt cho hoạt động tranh luận, phản biện. Ông Đương đặt câu hỏi, nếu phản ứng thế thì nói đụng đến ai họ (lãnh đạo Liên đoàn Luật sư) cũng lại kiến nghị xử lý?
Đại biểu Đỗ Văn Đương phân tích thêm, ông là đại biểu dân cử. Liên đoàn Luật sư đã có sự nhầm lẫn về vai trò của ông khi phát ngôn. Phía Liên đoàn cũng không liên hệ gì với ông sau khi ông phát biểu trước Quốc hội ít ngày trước.
“Đây là vấn đề nhận thức và tranh luận. Ông sai thì ông bảo thế nọ thế kia. Dư luận họ nói như vậy thì tôi phải phản ánh chứ” – ông Đương giải thích.
Đại biểu TPHCM cũng một lần nữa khẳng định “bảo lưu” quan điểm đã nêu, không thay đổi, “đính chính” vì điều ông nói đơn giản là nói tiếng nói của cử tri, nhân dân.
P.Thảo
Theo Dantri
Đã có phương án đối phó với giàn khoan Nam Hải 9
Tối qua 19.6, thiếu tướng Nguyễn Quang Đạm, Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam, cho hay theo thông tin mà Cục Hải sự Trung Quốc công bố thì giàn khoan mới mà nước này đang kéo ra biển Đông sẽ hạ đặt tại thềm lục địa của Trung Quốc. Tọa độ dự kiến hạ đặt giàn khoan này là 17 độ 14,1 vĩ bắc, 109 độ 31 kinh đông trên biển Đông thuộc vùng biển đảo Nam Du Lâm trong thềm lục địa Trung Quốc khoảng 50 - 60 hải lý.
Ảnh minh họa
Vị trí này cách các đảo của Việt Nam là đảo Cồn Cỏ chừng 130 hải lý, đảo Lý Sơn khoảng 140 hải lý. "Đây là khu vực mà cách đây 5 năm, Trung Quốc đã đặt một vài giàn khoan vẫn hoạt động đến bây giờ. Hiện chúng tôi vẫn theo dõi sát sao tình hình và đã có những phương án dự liệu luôn sẵn sàng các kịch bản đối phó với nhiều tình huống có thể xảy ra", thiếu tướng Đạm cho hay.
Lãnh đạo Cảnh sát biển cũng cho biết thêm, giàn khoan Nam Hải 9 là loại giàn nửa chìm nửa nổi thuộc Tổng công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC). Giàn khoan này bắt đầu di chuyển từ tọa độ 17 độ 38 vĩ bắc, 110 độ 12,3 kinh đông đến vị trí mới từ ngày 18.6. Dự kiến, hôm nay 20.6 giàn khoan Nam Hải 9 sẽ đến vị trí dự kiến hạ đặt.
Theo TNO
GS Carl Thayer: Cần đưa vấn đề giàn khoan ra Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc Căng thẳng leo thang xoay quanh giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou-981) hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam cần được đưa ra bàn luận ở cấp Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc (LHQ) và từ đó cộng đồng quốc tế có thể yêu cầu Bắc Kinh rút giàn khoan, theo Giáo sư Carl Thayer. Giáo sư Carl Thayer (phải)...