Dạy vợ hay vợ dạy?
Thời nay, chuyện đàn ông dạy vợ luôn là vấn đề nhạy cảm, bị lên án. Đàn bà dạy chồng, có vẻ như dễ được chấp nhận hơn.
Mới đem mồi “bén” từ quê vào, tôi mời anh Hồng tới nhà nhậu. Lúc ngà ngà hơi men, anh ấy hỏi vợ tôi: “Mai à, hồi mới về chung sống, thằng Phước (là tôi) chắc dạy dỗ em nhiều điều lắm hả?”. Vợ tôi nghe giọng điệu này, tôi biết cô ấy rất dị ứng.
Ảnh minh họa.
Để xóa bầu không khí có phần dễ sinh nội chiến, tôi đánh trống lảng sang chuyện khác, vợ tôi thì cố nở nụ cười, rồi lấy cớ dạy con học bài. Còn lại hai anh em, anh Hồng hết lời khen ngợi vợ tôi, rằng cô ấy tính tình dễ thương, hiền lành, khéo nói. Anh Hồng nhận xét về vợ tôi không sai. Còn tôi thì đặc biệt thích vợ ở điểm: cô ấy chưa bao giờ làm tôi mất mặt trước người khác.
Quay lại câu hỏi của anh Hồng, chuyện chồng dạy vợ từ thuở “bơ vơ mới về”, tôi bảo với anh là mang chuyện này ra hỏi cả… thế giới đàn bà, xem có câu trả lời nào làm vừa lòng anh không?
Thời trước, lúc mới về sống chung, thậm chí trong suốt quá trình chung sống, đàn ông “dạy vợ” là có thật. Nhưng từ “dạy” có vẻ không còn hợp với thời nay nữa rồi. Thời nay phụ nữ học thức cao, được xã hội bảo vệ, được quyền bình đẳng, có chính kiến, có khả năng độc lập về kinh tế, thì liệu có nghe lời dạy dỗ từ chồng mình nữa không?
Với các cô, chồng có thể góp ý, thể hiện sự mong muốn một cách tế nhị. Phụ nữ vì thương chồng mà đáp ứng những tha thiết ấy, chớ còn lâu mới chấp nhận để chồng dạy dỗ.
Video đang HOT
Sát vách nhà tôi có người đàn ông… phát xít. Anh ta luôn cho mình đúng. Bốn mươi lăm tuổi, cô vợ vẫn còn “được” chồng dạy dỗ. Kiểu như, khi chồng nói điều gì không vừa ý, vợ không được phép cãi lại, bởi “đàn bà biết gì mà nói”. Từ chuyện tài chính tới chuyện con cái, bếp núc, họ hàng, đối nhân xử thế, vợ đều phải nghe theo chồng.
Bị chồng áp đặt suy nghĩ, cô ấy không còn tự tin khi làm bất cứ điều gì. Đối với cô ấy, chuyện bày tỏ chính kiến là điều quá to tát. Trách cô ấy hay trách người chồng đây?
Thời nay, chuyện đàn ông dạy vợ luôn là vấn đề nhạy cảm, bị lên án. Đàn bà dạy chồng, có vẻ như dễ được chấp nhận hơn. Không ít đàn ông huênh hoang cho rằng ta đây sợ vợ, rằng vợ ta ta sợ, nói như cậu bạn tôi: “Từ ngày lấy vợ, thấy mình nên người”. Đúc kết của bản thân tôi là, vợ mà dạy, thì… cấm có sai, có chăng chỉ là có một chút ích kỷ, với mong muốn thu vén cho gia đình, không muốn chồng lầm đường lạc lối.
Chỉ tiếc là, “giáo án” đôi khi còn mang tính chủ quan, chưa phù hợp với… sĩ diện đàn ông, nên chồng cứ mắc lỗi dài dài. Kiểu dạy của những bà vợ giống như một sự ngăn ngừa, ngừa chừng nào hay chừng đó, nhưng dù sao cũng dạy bằng tình cảm, chứ không phải bằng uy quyền, bằng bạo lực, kiểu của mấy gã đàn ông gia trưởng.
Lê Phước
Theo Báo Phụ nữ
Độc đáo hiện tượng "lạ" thực vật mang thai rồi "đẻ con"
Các hạt giống sẽ phá vỡ vỏ hạt và phát triển như được vun trồng ngay trong khi chúng vẫn ở trong quả mẹ.
Chúng hút các chất dinh dưỡng trong quả mẹ để phát triển, vì vậy, về cơ bản, đây không khác gì quá trình mang thai của thực vật.
Nếu bạn cho rằng chỉ động vật mới biết mang thai rồi sinh đẻ, bạn đã nhầm. Thực vật đôi khi có thể làm điều đó, đây là hiện tượng kỳ lạ được gọi là vivipary.
Vivipary là một từ trong tiếng Latin có nghĩa là sinh sống trực tiếp. Hiện tượng vivipary là hiện tượng các hạt giống bắt đầu phát triển và nảy mầm, bén rễ ngay khi chúng vẫn còn đang ở bên trong quả mẹ của mình.
Cụ thể, các hạt giống này sẽ phá vỡ vỏ hạt và phát triển như được vun trồng ngay trong khi chúng vẫn ở trong quả mẹ.
Chúng hút các chất dinh dưỡng trong quả mẹ để phát triển, vì vậy, về cơ bản, đây không khác gì quá trình mang thai của thực vật.
Chỉ có điều, hiện tượng này không diễn ra phổ biến và có thể khiến cho ngoại hình của quả mẹ có những biến đổi vô cùng đáng sợ, thậm chí còn khiến nhiều người ghê rợn.
Theo tìm hiểu, hiện tượng này có thể bắt gặp ở ngô, cà chua, ớt, lê, một số trái cây, cây mọc trong môi trường ngập mặn.
Trái cây có chứa một loại hormone ngăn ngừa hạt nảy mầm. Khi quả thối hoặc hạt bị khoét ra, hạt không còn tiếp xúc với các hóa chất này và có thể nảy mầm tự do.
Những hormone này rất cần thiết giúp trái cây chín và rơi xuống đất, nơi điều kiện thuận lợi hơn cho cây non tồn tại. Nhưng đôi khi hormone đó hết, và hạt bắt đầu nảy mầm.
Điều này cũng có thể xảy ra khi môi trường quá ấm áp và ẩm ướt, đánh lừa hạt giống tin rằng chúng ở đang trong đất ẩm.
Các nhà khoa học cho biết, mặc dù trông đáng sợ nhưng hiện tượng này hoàn toàn vô hại và không thực sự ảnh hưởng đến chất lượng của trái cây.
Theo kienthuc.net.vn
Thời Lê sơ, tử hình là mức án cao nhất đối với tội tham nhũng Đa phần những vụ án tham ô, nhũng lạm được xét xử thời Lê sơ đều ứng với pháp luật đã quy định, cho thấy được tính công bằng của luật pháp trong xét xử đối với tội tham nhũng. Trong lịch sử dân tộc hầu hết các triều đại, nạn tham nhũng đều hiện diện. Nhà Lê sơ (1428-1527) là triều đại...