Đẩy trách nhiệm tránh thai cho vợ – chồng sai hay đúng?
Đầu năm 2020, thông tin ca sĩ Hoàng Bách quyết định triệt sản để vợ đỡ khổ trong chuyện sinh nở nếu chẳng may mang thai ngoài ý muốn đã trở thành đề tài gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội.
Bởi lâu nay đẩy hết trách nhiệm tránh thai cho vợ là cách làm của phần lớn quý ông Việt Nam.
Ảnh minh họa.
“Trách nhiệm mặc định” của người vợ (!)
Quyết định chia sẻ vấn đề tránh thai với vợ đến với nam ca sĩ sau khi anh trực tiếp vào phòng sinh, chứng kiến vợ sinh con lần thứ ba vất vả, đau đớn. Trước đó hai vợ chồng ca sĩ khi biết tin mang bầu con thứ ba đều ngỡ ngàng, áp lực đè nặng bản thân một thời gian dài vì nhận thức việc sinh một đứa trẻ ra đời đồng nghĩa với việc phải nuôi dạy, lo cho con một cuộc sống tốt nhất trong khả năng có thể.
Ban đầu vợ ca sĩ Hoàng Bách có ý định sẽ triệt sản sau khi sinh con thứ ba, nhưng sau khi nam ca sĩ vào phòng sinh vượt cạn cùng vợ về, anh quyết định sẽ làm việc này thay vợ. “Có nhiều điều chúng ta coi là rất bình thường, là đương nhiên, như việc sinh sản của phụ nữ. Nhưng nếu đã một lần ở trong phòng sinh cùng vợ, chỉ một lần thôi, chứng kiến giây phút đau đớn đến tận cùng, nguy hiểm đến tận cùng ấy của người phụ nữ để ban tặng cho ta một đứa con… bạn sẽ thấy những điều tôi làm là quá nhỏ bé” – nam ca sĩ chia sẻ.
Hành động của ca sĩ Hoàng Bách được tất cả phụ nữ ủng hộ và đánh giá cao, nhưng ngược lại không phải người đàn ông nào cũng đồng tình. Xưa nay, trong mối quan hệ vợ chồng ở các gia đình Việt, nhiệm vụ này gần như được mặc định là trách nhiệm của người vợ. Câu chuyện xảy ra ở một trạm y tế xã tại Quảng Ninh đã minh chứng cho điều này.
Sau khi sinh con được 3 tháng, chị Hạnh đề nghị chồng sử dụng bao cao su để tránh thai nhưng anh không nghe và cho rằng việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình là của phụ nữ. Thấy chồng nói vậy, chị Hạnh biết là không thể thay đổi được suy nghĩ của chồng.
Bản thân chị đang cho con bú nên không muốn dùng thuốc tránh thai, đặt vòng thì cơ thể chị không thích ứng buộc phải tháo ra. Thế nên khi con được gần tuổi thì chị Hạnh lại có thai. Biết vợ có thai, chồng chị muốn vợ đi phá, nhưng chị thương con nên không muốn. Hai vợ chồng dùng dằng mãi, khi chị Hạnh đến trạm y tế gặp bác sĩ thì thai đã lớn. Vừa khóc, chị Hạnh vừa kể lại câu chuyện chồng muốn phá thai…
Từ chối tránh thai là hình thức bạo lực gia đình
Hàng năm có tới 1/3 trong số các trường hợp mang thai trên thế giới là mang thai ngoài ý muốn Đây là con số được đưa ra tại lễ kỷ niệm lần thứ 13 Ngày Tránh thai Thế giới (26/9) vừa được Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ), Bộ Y tế tổ chức với thông điệp “Chủ động tránh thai, chủ động tương lai”.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, theo ông Nguyễn Doãn Tú – Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ thì việc vợ chồng hiểu được tránh thai là quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cặp vợ chồng sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống gia đình. Vì phòng tránh thai giúp hạn chế số con, không sinh quá nhiều để có điều kiện để chăm sóc, giáo dục con cái tốt hơn, qua đó nâng cao được đời sống, kinh tế của mỗi gia đình.
Video đang HOT
Tránh thai là quyền lợi và trách nhiệm của cả vợ và chồng không phải là thông điệp của riêng ngành Y tế mà điều này cũng đã được luật hóa trong nhiều đạo luật liên quan đến hôn nhân gia đình và bình đẳng giới hiện hành. Một trong 9 mục tiêu cụ thể của Dự thảo Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021 – 2030 là bình đẳng giới trong gia đình.
Luật Bình đẳng giới có quy định bình đẳng giới trong gia đình là vợ chồng bình đẳng với nhau trong việc bàn bạc, quyết định lựa chọn và sử dụng biện pháp kế hoạch hóa gia đình phù hợp… Tương tự, Luật Hôn nhân – Gia đình cũng nhấn mạnh việc vợ và chồng phải có nghĩa vụ thực hiện kế hoạch hóa gia đình thông qua điều luật về những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân, gia đình.
Từ góc nhìn của pháp luật về phòng chống bạo lực gia đình thì một trong những hình thức bạo hành tinh thần trong gia đình là từ chối không sử dụng biện pháp tránh thai hoặc bao cao su khi quan hệ tình dục…
Luật định đã rõ ràng như thế, nhưng trong thực tế, đẩy hết trách nhiệm tránh thai cho vợ đã và đang là cách làm của phần lớn quý ông Việt Nam. Nhiều ông chồng khi thấy vợ đi phá thai trách móc vợ là không biết tính toán, tránh thai là việc của đàn bà chứ có phải là việc của đàn ông. Về phần mình hầu hết chị em phụ nữ lại có suy nghĩ là các ông chồng không để ý chuyện tránh thai cũng chả sao, chứ mình thì phải để ý, vì có tội vạ gì cũng chỉ đàn bà phải chịu.
Do đó, cách đây hơn chục năm, điều tra của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong việc áp dụng các biện pháp hiện có tỷ lệ tham gia của nam giới chỉ chiếm hơn 10% và tin rằng hiện tại con số cũng không tăng thêm nhiều là mấy. Hệ quả của sinh nhiều con hoặc phá thai là tai biến, thậm chí tử vong, viêm nhiễm đường sinh dục… đều chỉ phụ nữ phải chịu đựng.
Từ góc độ của nhà tâm lý học, trao đổi với truyền thông, nhà nghiên cứu tâm lý học Nguyễn An Chất – Giám đốc Công ty tư vấn An Việt Sơn, bày tỏ quan điểm của mình rằng, nhiều phụ nữ Việt vẫn có tâm lý cam chịu và chiều chồng. Bởi vậy, chúng ta thường bắt gặp người phụ nữ đảm đang lo lắng cho chồng từ miếng ăn, giấc ngủ, chiếc quần, chiếc áo.
Với họ, chuyện phòng the cũng không phải ngoại lệ, khi bản thân phải gánh vác trách nhiệm lo lắng vấn đề tránh thai. Theo ông Nguyên An Chất, quan hệ tình dục giữa hai vợ chồng cần có sự giao thoa, hòa hợp giữa hai người. Với đàn ông, chuyện thụ hưởng trong quan hệ tình dục vợ chồng luôn dễ dàng hơn phái nữ bởi chị em còn bị tác động rất lớn bởi yếu tố tâm lý, trong đó có cả câu chuyện tránh thai.
“Do đó, tôi nghĩ đàn ông nên là đối tượng chủ yếu sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn để phụ nữ có cơ hội để hưởng thụ. Quan trọng hơn, đó còn là sự sẻ chia – yếu tố giúp mối quan hệ của các cặp đôi bền vững lâu dài. Đàn ông nên đóng vai trò là người đưa một nửa của mình “lên đỉnh núi” thay vì đứng trên núi nhìn xuống như lâu nay” – nhà nghiên cứu tâm lý học Nguyễn An Chất nhấn mạnh.
“Cám ơn chồng vì quyết định mạnh mẽ, dứt khoát của anh!”
Quay lại với câu chuyện của nam ca sĩ Hoàng Bách, anh không đơn độc trong quyết định chia sẻ vấn đề tránh thai với vợ. Thanh Thảo – vợ ca sĩ Hoàng Bách cho biết hai vợ chồng đã cùng nhau từ khâu tham khảo ý kiến, bàn bạc cho tới khâu quyết định và thực hiện.
“Hạnh phúc gia đình không bị ảnh hưởng sau quyết định này. Cám ơn chồng vì quyết định mạnh mẽ, dứt khoát của anh!”, Thanh Thảo nói. Còn với câu chuyện của người phụ nữ tên Hạnh ở Quảng Ninh, khi thấy chị khóc vì lo lắng thai quá to không phá được, các bác sĩ động viên chị cứ yên tâm và khuyên chị ngày mai cùng chồng đến gặp họ.
Sau khi nghe bác sĩ phân tích tác hại của việc phá thai to, chồng chị đã thay đổi ý định và đồng ý không để vợ phá thai. Nhân tiện các bác sĩ nói để hai vợ chồng chị hiểu rằng việc kế hoạch hóa gia đình là trách nhiệm của cả hai vợ chồng chứ không riêng gì của người vợ…
Trách nhiệm của cả vợ và chồng trong vấn đề kế hoạch hóa gia đình cũng được đề cập tới trong Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình do Bộ VH-TT&DL ban hành. Theo Bộ tiêu chí, 4 tiêu chí ứng xử trong gia đình là Tôn trọng – Bình đẳng – Yêu thương – Chia sẻ và không phải ngẫu nhiên mà Luật Hôn nhân và Gia đình đề cập đến vấn đề bình đẳng đầu tiên, bởi bình đẳng chính là điều kiện quan trọng nhất để hai cá nhân quyết định cùng chung sống và xây dựng một gia đình.
Bảo vệ quyền bình đẳng của vợ chồng trong mọi mặt đời sống đòi hỏi cả hai cá nhân cần nỗ lực để thực hiện mọi quyền lợi, nghĩa vụ của mình. Việc thực hiện bình đẳng được thể hiện trong mọi khía cạnh của đời sống hôn nhân như cùng chia sẻ công việc gia đình, chăm sóc con cái; được thỏa mãn những nhu cầu cá nhân như giải trí, học tập, tham gia hoạt động xã hội, cộng đồng; được bàn bạc, trao đổi, tham gia vào quá trình ra quyết định trong gia đình cũng như bình đẳng, tôn trọng trong đời sống tình dục hay kế hoạch hóa gia đình.
Mẹ chồng quỳ sụp xuống cảm ơn khi tôi ký vào đơn ly hôn, nhưng ngày gặp lại tôi mới bàng hoàng nhận ra sự thật
Mẹ chồng thậm chí còn quỳ xuống cầu xin để tôi ký vào đơn ly hôn. Bà bảo như thế là tốt hơn cho tôi, cho cả Bảo.
Mẹ chồng tôi là một người hiền lành, tốt bụng. Bà góa chồng từ sớm, một mình vò võ nuôi Bảo khôn lớn trưởng thành. Dù một mẹ một con nhưng không vì thế mà mẹ chồng tôi bao bọc, giữ con quá đà. Ngược lại, bà rất tâm lý và thương tôi. Bà vẫn hay bảo: "Dại gì mà đi gây sự với con dâu, mai này già thì nương nhờ vào ai? Rồi mình làm thế còn là hại con mình, nó bạc đầu suy nghĩ mất thôi!"
Cũng chính vì cách mẹ chồng quan tâm mà tôi hạ quyết định lấy Hưng ngay khi vừa ra trường, dù bản thân vẫn còn rất ham chơi.
Về chung một nhà, tôi sống chung với mẹ chồng. Tuy nhiên, hai mẹ con cũng không có nhiều vấn đề. Hễ tôi làm sai điều gì, bà nhắc nhở rất nhẹ nhàng. Cũng có khi tôi thấy buồn bực vì bị cấm đoán, cảm thấy bà quá kỹ tính nhưng mẹ chồng cũng nhận ra rồi lại động viên.
Đặc biệt, tôi thích nhất là sự tâm lý của mẹ chồng, bà luôn tạo cho chúng tôi không gian riêng tư. Tuần nào bà cũng giục Bảo đưa tôi ra ngoài ăn để hâm nóng tình cảm. Rồi buổi tối, khi hai vợ chồng đã về phòng riêng bà rất ít gọi cửa hoặc kêu chúng tôi ra ngoài... Bà luôn nửa đùa nửa thật nói rằng mong mau mau có cháu bế.
Thế mà điều ước của mẹ chồng mãi chẳng thành hiện thực. 1 năm 7 tháng kể từ ngày đám cưới, tôi và Bảo vẫn sinh hoạt vợ chồng bình thường nhưng tuyệt nhiên chẳng có dấu hiệu gì sẽ bầu bí. Tôi buồn và lo ghê gớm, những lúc đó may có Bảo ở bên động viên. Mẹ chồng cũng không trách cứ tôi, chưa bao giờ bà buông lời cay nghiệt, nhưng nghe tiếng thở dài của bà, tôi hiểu bà thất vọng tới nhường nào.
Tôi đi khám, bác sĩ nói vẫn bình thường. Tôi ngỏ ý muốn Bảo đi khám, nhưng anh không chịu đi. Tôi hoang mang, liệu có khi nào tại chồng? Nhưng tôi cũng không dám nói ra sợ anh lại tự ái...
Cho tới một buổi tối nọ, mẹ chồng bỗng gõ cửa, gọi hai đứa ra nói chuyện. Tôi rất hoang mang, nhưng Bảo thì không. Dường như anh đã biết trước chuyện này...
Rồi mẹ chồng ầng ậng nước mắt, cầm tay tôi và nói:
- Ly ơi, mẹ thương con như con đẻ. Nhưng mẹ lại càng thương thằng Bảo hơn. Mẹ xin lỗi. Con hãy hiểu cho mẹ, mẹ cần có cháu để bế, nhà này cần có con trai để nối dõi. Mẹ chỉ có mình nó, mẹ không muốn đâu nhưng không làm khác được...
Rồi bà đưa ra tờ đơn ly hôn, bên dưới Bảo đã ký. Tôi hốt hoảng vô cùng. Hóa ra, hai người họ ngoài mặt nói thương tôi, nhưng sau lưng lại âm thầm tìm cách loại tôi ra khỏi ngôi nhà này. Họ đổ mọi trách nhiệm lên đầu tôi, dù trước đó nào cũng ngọt ngào động viên cứ từ từ.
Tôi không chịu, cũng khóc lóc rồi bù lu bù loa lên từ chối. Nhưng mẹ chồng còn quỳ xuống chân tôi xin tôi hãy ký vào. Bà nói:
- Thằng Bảo đi khám rồi, nó hoàn toàn bình thường. Con cũng bình thường cớ sao lại không có? Còn giờ mà mẹ cho nó ra ngoài sinh con, mẹ sợ con sẽ buồn. Như thế, cũng thiệt thòi cho con lắm. Nhà mình lại không giàu để có thể thụ tinh nhân tạo này kia, chưa kể rất có khả năng phải làm nhiều lần mới thành nữa! Mẹ làm điều này cũng vì con, vì thằng Bảo, tốt cho cả 2 đứa thôi!
Cuộc nói chuyện hôm ấy kết thúc trong nước mắt. Tôi không ký, Bảo lặng thinh, chỉ có mẹ chồng cầu xin, ép buộc tôi làm. Nhưng những ngày sau, thái độ của Bảo rất lạnh lùng. Tôi hỏi anh có muốn điều đó (ly hôn) không, anh chỉ đáp nhẹ:
- Anh đã ký rồi đó. Anh xin lỗi, nhưng anh cũng không làm khác được!
Nghe được điều đó từ chồng, tôi đau đớn lắm. Nhưng tôi hiểu, đã tới lúc mình cần rời đi rồi.
Sau ly hôn, chỉ vài tháng sau Bảo cưới vợ mới. Cô ta hơi xấu nhưng giàu có. Đã thế, cưới về cái lại bầu ngay khiến tôi càng sợ hãi, như vậy chẳng lẽ lý do là từ phía tôi?
Bảo thi thoảng vẫn nhắn tin nói nhớ tôi, nhưng anh là con một nên việc không làm khác được. Dần dần, tôi cũng bớt hận họ hơn.
Bẵng đi đã 2 năm, tôi cũng đã quen người mới. Hạnh phúc làm sao tôi lại còn có bầu. Hôm ấy, tôi đi khám ở phòng khám tư, vô tình thấy mẹ chồng ở quầy thuốc. Bà đang nói chuyện với người bán thuốc rất rôm rả. Nhưng tôi nghe rõ như in, không thể nhầm được:
- Con dâu bà ngừng thuốc tránh thai cái là đẻ sòn sòn ngay 2 đứa nhỉ!
Mẹ chồng tôi cười lớn, bảo:
- Do thuốc của bà nhạy đó.
- Ha ha, cũng ngót 2 năm rồi ấy nhỉ. 2 năm trước thì cứ bán thuốc tránh thai cho bà đều đều. 2 năm sau thì toàn thuốc bổ, vitamin thế này...
Tôi nghe tới đây là đủ hiểu. Người uống thuốc tránh thai 2 năm trước chính là tôi chứ đâu phải nàng dâu bây giờ. Tôi lao ra gặp bà, hỏi thẳng mặt. Lúc này mẹ chồng mới bối rối. Sau một hồi chối quanh, bà lại khóc, lại là xin lỗi tôi. Lý do bà đưa ra lại là vì tốt cho tôi và cho Bảo.
Mẹ chồng cũ lý giải khi đó có con gái của đối tác của Bảo tấn công ác liệt, nhà cô ta lại giàu. Còn tôi, sau khi về làm dâu bà mới thấy tôi đã làm ra ít tiền lại còn tiêu hoang. Nhưng vì muốn giữ hòa khí nên bà không nói gì. Cuối cùng, bà đành cho tôi uống thuốc tránh thai để có gì dễ bề ly hôn và rước cô gái giàu có kia về.
Tôi giận lắm mọi người ạ, nhưng lại càng hận người chồng nhu nhược, vì tiền mà đã lừa dối vợ. Tôi dù cũng đã tìm được hạnh phúc mới, nhưng biết sự thật này chỉ muốn trả thù. Những gì tôi phải trải qua trong 2 năm qua thật sự rất khó khăn!
Đang mong con nhưng lại thấy hộp thuốc tránh thai trong túi vợ, tôi gặng hỏi và choáng váng khi biết hộp thuốc đó không phải của vợ Tôi cứ nghĩ vợ chưa muốn sinh đứa thứ hai nên cố tình uống thuốc. Không ngờ chủ nhân vỉ thuốc đó không phải cô ấy. Tôi không biết mình phải làm thế nào trong trường hợp này. Bởi đứng ở góc nhìn một người con, tôi luôn mong muốn mẹ mình có được hạnh phúc. Có điều, đó là niềm hạnh phúc...